1 Bánh khọt mắm cà là món ăn nổi tiếng ở phố núi
Các bạn đã từng đến thành phố Pleiku vào mùa mưa bao giờ chưa? Nếu đến tham quan Pleiku vào mùa này thì chắc chắn ẩm thực ở phố núi vào ngày mưa là điều bạn không nên bỏ qua. Mùa mưa ở phố núi không chỉ có nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại các điểm tham quan như Suối đá cổ làng Vân, Thác Yon Tok, rừng thông Đắk Đoa... Những lúc Pleiku chìm trong sương mờ, còn điều gì tuyệt vời hơn khi được tận hưởng tiết trời se se lạnh và thưởng thức từng chiếc bánh khọt nóng hổi.
Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia nổi tiếng nhiều món ăn đặc sản được chế biến từ gạo. Trong đó có thể kể đến các món ăn điển hình như phở, cơm, bún, bánh xèo, bánh khọt... Đối với những người yêu thích hương vị của bột gạo từ các đặc sản trên, chắc chắn bánh khọt là món ăn không thể thiếu. Đến với vùng đất Gia Lai nắng gió, bánh khọt tuyệt nhiên trở thành một trong những món ăn nổi tiếng nhất. Trong danh sách những món ăn đặc sản Gia Lai từ gà xông khói Jơ Rai, phở khô, bánh lọc, bò nướng ống tre... thì bánh khọt mắm cà là món ăn đọng lại cho thực khách nhiều điều thú vị nhất.
Bánh khọt ở Gia Lai khác hoàn toàn so với các tỉnh thành khác. Nếu bánh khọt ở vùng miền khác được chấm với nước mắm chua thì Gia Lai lại mang đến cho mình một sắc thái khác biệt. Mắm cà Gia Lai chính là nước chấm chủ yếu mang hương vị độc đáo và đặc trưng của vùng miền này. Bánh khọt mắm cà tại Gia Lai giờ đây đã trở thành món ăn trứ danh ở khắp nơi. Theo kinh nghiệm ăn uống của nhiều bạn mà MIA.vn đã gom góp lại, càng ngày hương vị bánh khọt thơm giòn kết hợp với mắm cà đậm đà trở thành nét đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.
Xem thêm: Khám phá Làng ẩm thực Hươu Sao đậm chất Tây Nguyên
2 Bánh khọt mắm cà là món ăn góp phần tô đậm nét ẩm thực đặc sắc của Gia Lai
Theo kinh nghiệm nấu ăn lâu năm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai, bánh khọt được làm từ những hạt gạo nguyên chất từ chính mồ hôi công sức của họ. Hạt gạo sau khi ngâm mềm sẽ đem đi xay ra nước. Bột gạo sau khi được say ra có độ sánh mịn nhất định. Để làm ra những chiếc bánh khọt thơm ngon hấp dẫn, mọi người thường sẽ pha chế thêm nhiều gia vị khác để hỗn hợp này phù hợp với khẩu vị của mọi người hơn.
Sau khi tạo ra hỗn hợp, bánh khọt sẽ được chiên giòn bằng dầu nóng đổ trên khuôn đất nung. Đa phần thực khách sẽ có sự nhầm lẫn giữa bánh khọt và bánh căn. Bánh căn cũng được làm từ loại bột trên, tuy nhiên nó không được chiên với dầu mà chỉ đổ vào khuôn đất nung. Do đó, theo cảm nhận của mọi người, bánh khọt là được xem là phiên bản đặc sắc hơn. Để mang đến sự đặc sắc cho bánh khọt, người ta thường chế biến nước mắm ăn kèm cực kỳ đặc biệt. Đối với một số vùng, bánh khọt có ngon hay không đều dựa vào thứ mắm ăn kèm này.
Chính vì vậy, bánh khọt mắm cà ở phố núi Pleiku đang dần trở thành món đặc sản mà bất kỳ ai thưởng thức lần đầu cũng đều mê mẩn bởi hương vị của nó. Khi bánh khọt được đổ kèm với trứng cút sẽ giúp cho món ăn trở nên đặc sắc, có điểm nhấn và được thăng hạng lên rất nhiều.
Nếu bạn tận mắt chứng kiến từng miếng bánh khọt đang ngập trong dầu nóng thì chắc chắn hình ảnh này sẽ khiến bữa ăn của bạn được ngon hơn. Khi lớp vỏ bánh khọt được chiên vàng thì chắc chắn đây chính là thời điểm bạn được phép thưởng thức nó. Cảm nhận đầu tiên khi cắn một miếng bánh khọt chấm với mắm cà khiến cho biết bao thực khách xuýt xoa. Bên ngoài bánh khọt vẫn giữ được vị giòn nhất định, bên trong đảm bảo độ mềm ngọt và thơm của gạo. Tất cả hương vị thơm ngon hòa quyện với nhau tạo nên một đĩa bánh khọt chất lượng.
Mắm cà được mọi người dùng làm nước chấm cho nhiều món ăn. MIA.vn nghĩ rằng, tất cả các món ăn đặc sản Gia Lai sẽ hấp dẫn hơn nếu có thêm nguyên liệu này. Mắm cà Gia Lai nổi tiếng là hỗn hợp pha trộn với hương vị hấp dẫn, đậm đà. Mắm cà giúp cho hương vị của bánh khọt trở nên đặc trưng hơn thay vì dùng nước mắm chua. Chính điểm mới lạ này của bánh khọt mắm cà Gia Lai đã khiến bao thực khách nhung nhớ và mong muốn được một lần thưởng thức lại. Theo kinh nghiệm ăn uống của nhiều bạn khi đến với vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, chỉ có thể đến Gia Lai, mọi người mới hoàn toàn có thể thưởng thức một cách trọn vẹn món ăn này.
Mắm cà của người Gia Lai tạo nên một sức hấp dẫn đặc trưng mà khó ai có thể kiềm lòng lại được. Chính vì thế, bánh khọt khi được ăn với mắm cà đã tạo nên một nét trưng riêng biệt. Loại mắm này là một hỗn hợp đặc biệt của các loại cà. Trong đó, cà pháo, dưa leo, thơm là những nguyên liệu nhất định phải có trong mắm cà Gia Lai. Các nguyên liệu trên được cắt thành khối hình nhỏ nhắn, có thể là hình lập phương. Sau khi nguyên liệu được thái nhỏ, bạn không thể đem đi trộn với mắm ngay liền được mà phải trải một ngày phơi nắng. Việc phơi các nguyên liệu trên qua một ngày nắng giúp chúng khô ráo. Không những vậy, mắm nêm còn có thể dễ dàng thấm vào cà pháo, dưa leo...
Sau khi các nguyên liệu trên được phơi khô theo đúng yêu cầu đặt ra, chúng sẽ được ngâm trong loại mắm thượng hạng đậm đà và thơm phức. Mắm nêm sẽ được trộn với cà pháo, dưa leo, thơm cùng với các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng, bột ngọt, đường. Chính các gia vị trên đã góp phần cải thiện độ đậm đà, thơm ngon cho món ăn.
Những ngày mưa lâm râm cộng hưởng với không khí se se lạnh của phố núi Pleiku, còn điều gì tuyệt vời khi được ngồi trên bếp than hồng lửa đỏ rực. Bạn sẽ vừa được sưởi ấm, vừa thưởng thức đĩa bánh khọt nóng hổi. Hương vị bột gạo giòn thơm, béo ngậy được chiên giòn trong chảo lửa. Mùi thơm và độ giòn giọt của chiếc bánh khọt cộng với mùi thơm béo của trứng cút. Tất cả hương vị của của bánh khọt được ăn kèm với mắm cà đậm đà, chắc chắn hương vị này sẽ để lại cho bạn một kỉ niệm khó quên.
Bánh khọt mắm cà là đặc sản nổi tiếng ở phố núi Gia Lai. Đối với những bạn đã từng đến đây, ngoài bò nướng ống tre ra, chắc chắn bánh khọt chấm với mắm cà cũng là một món ăn thú vị, nhất định bạn phải thử trong hành trình khám phá ẩm thực của mình. Hi vọng với những thông tin mà chuyên mục cẩm nang du lịch đã chia sẻ, bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời dành cho bánh khọt mắm cà Gia Lai.