- Địa chỉ: 145 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

- Giờ mở cửa: 7:30 – 19:00 (đóng cửa sớm vào 17:30 vào mỗi thứ 6, 7)

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn nằm kín đáo trên tầng 2 của ngôi nhà được xây dựng từ năm 1963. Ngôi nhà này trước đây vốn dĩ là một cơ sở hoạt động bí mật dưới thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nơi đây được quản lý bởi ông Trần Văn Lai, hay còn gọi là Năm Lai – một người lính Biệt động can trường.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 2

Tòa nhà tại 145 Trần Quang Khải nhìn từ bên ngoài. Ảnh: VnExpress

Với diện tích hơn 100 mét vuông, bảo tàng trưng bày hơn 100 hiện vật lịch sử, từ các đồ vật quen thuộc như bàn ghế, tủ kệ cho đến những tài liệu quý giá về lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 3

Một góc bên trong bảo tàng Biệt động Sài Gòn, nơi các hiện vật từ thời kháng chiến như bàn ghế, tủ gỗ và các tài liệu quan trọng được bài trí. Ảnh: VnExpress

Anh Trần Vũ Bình, con trai của ông Năm Lai và hiện tại là người trực tiếp quản lý bảo tàng, chia sẻ rằng bảo tàng không chỉ là một di tích mà còn mang theo cả tình cảm và niềm tự hào của gia đình anh với những người lính Biệt động.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 4

Anh Trần Vũ Bình, con trai của ông Năm Lai. Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Anh chia sẻ rằng gia đình anh sưu tầm từng hiện vật để làm di tích lịch sử kết hợp làm quán cà phê cho mọi người đến tham quan, mong muốn nơi đây trở thành điểm đến không chỉ của người dân TP.HCM mà còn của những ai yêu thích lịch sử Việt Nam.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 5

Gia đình ông Năm Lai muốn tạo nên một nơi để những ai yêu thích lịch sử Việt Nam có thể đến và tìm hiểu. Ảnh: Phạm Thành Nam

Chính vì vậy, bảo tàng Biệt động Sài Gòn còn được xem là “trái tim” lưu giữ ký ức về những cuộc đấu tranh khốc liệt, là nơi kể lại câu chuyện của lòng kiên cường và sự hy sinh của một thế hệ vàng son của nước ta. Đây là một điểm đến quý giá giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, cảm nhận sâu sắc về tinh thần yêu nước của các chiến sĩ năm xưa.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 6

Hình ảnh tượng niệm các anh hùng Biệt động của Sài Gòn một thời. Ảnh: Báo Công an Nhân dân

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Sài Gòn với 24 địa điểm nổi tiếng

Ngôi nhà tại số 145 Trần Quang Khải được xây dựng vào năm 1963, giữa thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn cam go. Từ đó, nơi đây không chỉ là một căn nhà ba tầng thông thường mà còn là điểm hội họp, trao đổi thông tin và triển khai các nhiệm vụ bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Ngôi nhà nằm trong hệ thống các cơ sở ngầm của lực lượng Biệt động, có vai trò hỗ trợ nhiều chiến dịch lớn, cung cấp tài liệu, tiền bạc, và nhu yếu phẩm để duy trì sức mạnh của quân đội tại chiến khu.

Dưới sự chỉ huy của ông Trần Văn Lai ngôi nhà trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những người lính Biệt động – những người âm thầm chiến đấu vì tự do và độc lập của dân tộc. Sau năm 1975, ngôi nhà trải qua nhiều biến động: nó được chia thành ba phần và bán lại cho nhiều người khác nhau. Tuy nhiên, gia đình ông Năm Lai đã nỗ lực để mua lại phần trệt và hai tầng còn lại nhằm giữ nguyên giá trị lịch sử của ngôi nhà.

Anh Trần Vũ Bình con trai ông Năm Lai, đã đóng vai trò chủ chốt trong hành trình khôi phục ngôi nhà, biến nơi đây thành bảo tàng nhằm giữ gìn và truyền tải lại những ký ức về lực lượng Biệt động. Từ năm 2019, anh Bình cùng gia đình đã bắt tay vào việc thu thập hiện vật, phục dựng căn nhà nhằm tái hiện không gian và hình ảnh của một thời kỳ kháng chiến khốc liệt.

Công cuộc xây dựng bảo tàng không hề dễ dàng. Từng món đồ, từng chi tiết trong căn nhà đều được bảo quản và phục hồi tỉ mỉ, từ chiếc bàn họp, những tài liệu cũ kỹ đến không gian nội thất mang đậm dấu ấn lịch sử. Đến nay, bảo tàng đã thu thập được khoảng 300 hiện vật quý giá, mỗi hiện vật đều gắn liền với một câu chuyện, một nhân chứng của thời khắc lịch sử.

Anh Bình và gia đình mong rằng, thông qua bảo tàng này, mỗi người khi ghé thăm đều cảm nhận được sự kiên cường và lòng yêu nước của người lính Biệt động. Đây là một hành trình dài và đầy tâm huyết của gia đình anh nhằm đưa quá khứ trở lại hiện tại, giúp mỗi du khách đến đây đều có cơ hội sống lại trong không gian lịch sử đầy chân thật và xúc động.

Bước chân vào không gian bảo tàng Biệt động Sài Gòn, bạn sẽ như được sống lại một phần lịch sử với những dấu ấn đầy tự hào của lực lượng Biệt động.


Thang máy cổ

Trước khi bước vào không gian bảo tàng, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm chiếc thang máy cổ từ những năm 1960 – một kiệt tác lưu giữ ký ức thời gian. Cánh cửa thang làm bằng sắt, chạm khắc hoa văn tinh xảo, bên trong là thùng thang bằng gỗ khắc nhiều họa tiết đẹp mắt. Đặt chân vào thang máy, mỗi chi tiết chạm trổ dường như kể lại một câu chuyện của những con người dũng cảm từng âm thầm cống hiến trong bóng tối của lịch sử.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 7

Chiếc thang máy cổ xưa được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Ảnh: VnExpress

Chiếc xe đạp Solex của “Cô Ba Biệt Động”

Trong góc trang trọng của bảo tàng, một chiếc xe đạp Solex vẫn nằm đó như thể sẵn sàng cho một chuyến đi mới. Chiếc xe này từng thuộc về nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ hay còn được gọi thân mật là “Cô Ba biệt động”. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, chiếc Solex này đã giúp “Cô Ba” vượt qua nhiều đoạn đường nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 8

Chiếc xe đạp Solex của nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ. Ảnh: VnExpress

Máy đánh chữ

Nằm ở một góc bảo tàng, chiếc máy đánh chữ cũ từng thuộc về văn phòng của ông Nguyễn Văn Thiệu giờ đây trở thành một phần quan trọng của bộ sưu tập hiện vật. Trong những năm tháng kháng chiến, chiếc máy đánh chữ này không chỉ là công cụ văn phòng thông thường mà là phương tiện để soạn thảo tài liệu mật, phục vụ cho các chiến dịch của lực lượng Biệt động. Nhìn từng phím gõ đã mòn, bạn có thể hình dung hình ảnh của những chiến sĩ đang khẩn trương ghi chép, soạn thảo từng dòng chữ đầy tính toán và thận trọng để truyền đi thông tin quan trọng.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 9

Chiếc máy đánh chữ cũ kĩ này từng được sử dụng để soạn thảo các tài liệu mật trong những năm kháng chiến. Ảnh: Hoa Trần

Chiếc xe máy Solex và mô tô nội thành trước năm 1975

Bên cạnh chiếc xe đạp Solex, bảo tàng còn sở hữu chiếc xe máy Solex như một minh chứng của lịch sử. Solex là loại xe máy phổ biến trong giới trí thức Sài Gòn thời kỳ đó và với lực lượng Biệt động, nó trở thành phương tiện nhanh chóng để vượt qua các con phố chật hẹp, đông đúc, hỗ trợ cho việc di chuyển trong thành phố mà không gây chú ý. Chiếc mô tô khác tại bảo tàng từng được các chiến sĩ Biệt động sử dụng trong nội thành Sài Gòn cũng là phương tiện giúp họ tiếp cận các địa điểm trọng yếu một cách thuận tiện.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 10

Chiếc xe máy Solex và mô tô nội thành từng được các chiến sĩ Biệt động sử dụng để di chuyển nhanh chóng và bí mật qua các ngõ ngách Sài Gòn. Ảnh: Vietem

Những lon sữa Guigoz

Tưởng chừng chỉ là một đồ vật đơn giản nhưng những lon sữa Guigoz mang dấu ấn không nhỏ trong lịch sử sinh hoạt của người Sài Gòn. Thời kỳ kháng chiến, lon sữa không chỉ là thực phẩm phổ biến mà còn là phương tiện che giấu tài liệu khéo léo. Các chiến sĩ thường dùng lon sữa rỗng để giấu tài liệu hoặc đồ vật nhỏ, đưa qua mắt những kẻ giám sát mà không gây nghi ngờ. Những lon sữa này gợi lại một thời kỳ khó khăn nhưng đầy sáng tạo của người dân Sài Gòn, khi mỗi đồ vật bình thường đều có thể trở thành công cụ trong cuộc chiến vì tự do.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 11

Các lon sữa Guigoz từng được sử dụng để che giấu tài liệu, trở thành công cụ hỗ trợ hữu ích trong cuộc chiến. Ảnh: Doan Dan Tam

Hầm bí mật

Hầm bí mật trong bảo tàng là một trong những hiện vật đặc biệt nhất mà MIA.vn muón giới thiệu đến bạn. Nơi đây mang đến cho bạn trải nghiệm thực tế về cuộc sống và chiến đấu của những chiến sĩ Biệt động. Trong hầm tối, nơi đây từng là điểm trú ẩn của các chiến sĩ khi phải lẩn tránh sự truy lùng của đối phương, đồng thời là nơi lưu giữ vũ khí, tài liệu và chuẩn bị cho các kế hoạch tấn công. Được xây dựng chắc chắn, an toàn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 12

Lối vào hầm bí mật trong bảo tàng. Ảnh: iViVU

Bảo tàng còn khéo léo kết hợp công nghệ hiện đại để tạo trải nghiệm sống động cho khách tham quan. Bạn có thể dùng bảng điện tử chạm để tìm hiểu thông tin, xem những đoạn phim tài liệu về lực lượng Biệt động và cả lịch sử của Sài Gòn. Những thước phim chân thực, những câu chuyện cảm động hiện lên sinh động nhờ công nghệ thực tế ảo (VR), giúp bạn tiếp cận lịch sử một cách tự nhiên và hấp dẫn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 13

Hệ thống bảng điện tử và công nghệ thực tế ảo (VR) được lắp đặt trong bảo tàng giúp bạn dễ dàng tiếp cận thông tin. Ảnh: Công Luận

Các hiện vật tại đây được bài trí tinh tế, mang đến không gian đậm chất lịch sử và đầy hoài niệm. Nhiều bạn trẻ đến đây không chỉ để tìm hiểu về lịch sử mà còn để lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt qua những tấm hình check-in.

Khung cảnh căn nhà cổ với tông màu nâu trầm của bàn ghế gỗ, ánh sáng nhẹ nhàng xuyên qua cửa sổ tạo nên cảm giác vừa bí ẩn vừa cổ kính – những bức ảnh chụp tại đây không chỉ đẹp mà còn thấm đẫm ý nghĩa về quá khứ.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, hành trình tìm về lịch sử hào hùng 14

Khung cảnh mang tông màu nâu trầm của bàn ghế, ánh sáng nhẹ nhàng xuyên qua cửa sổ, tạo nên một không gian check-in vừa bí ẩn vừa hoài cổ. Ảnh: Travellive

Tham quan bảo tàng Biệt động Sài Gòn không chỉ là chuyến đi về quá khứ mà còn là hành trình khám phá và tôn vinh tinh thần bất khuất của dân tộc. Từng hiện vật ở đây mang theo câu chuyện và lòng tự hào về những con người đã hi sinh vì Tổ quốc. Nếu bạn đang tìm một nơi vừa có chiều sâu lịch sử vừa có không gian check-in ấn tượng, bảo tàng Biệt động Sài Gòn chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua. Đừng quên lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ và chia sẻ niềm tự hào dân tộc trong hành trình khám phá ý nghĩa này với Cẩm nang du lịch MIA.vn nhé.