1Tổng quan về Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An
Vị trí thông 2 mặt tiền phố:
•33 Nguyễn Thái Học, Hội An, Việt Nam
•62 Bạch Đằng, Hội An, Việt Nam
Thời gian tham quan: 7 giờ sáng – 21 giờ tối hàng ngày
Vé tham quan: 80.000 VNĐ / người (dành cho khách Việt Nam) – 150.000 VNĐ / người (dành cho khách nước ngoài)
Điện thoại: 0251 03 910 948
Lưu ý nhỏ cho bạn ngày 20 hàng tháng Bảo tàng sẽ đóng cửa định kỳ để kiểm tra chuyên môn
Nên đọc và thực hiện nghiêm túc nội quy tại Bảo tàng khi vào tham quan nhé:
-Mang theo vé tham quan
-Ăn mặc lịch sự
-Không đụng chạm vào hiện vật
-Mọi hành vi hư hại đều phải bồi thường
-Giữ gìn trật tự, vệ sinh khu vực tham quan
-Mọi yêu cầu, góp ý liên hệ với quản lý hoặc ghi vào sổ góp ý
2Khám phá Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An trưng bày 483 hiện vật bao quát 4 chủ đề chính trong không gian rộng lớn với diện tích lên tới 369 m2. Cùng MIA.vn khám phá chi tiết hơn bên trong Bảo tàng nhé.
Nghệ thuật tạo hình được thể hiện chủ yếu qua các tác phẩm chạm trỗ, điêu khắc trên gỗ, tượng trang trí, tượng thờ, phù điêu bằng sành sứ, đồng, hợp chất, đất nung, gỗ… và các loại tranh thủy mặc, bức hoành phi… thể hiện tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao của các thế hệ nghệ nhân tài hoa địa phương.
•Hát bả trạo: Là loại hình nghệ thuật có vai trò quan trọng mang giá trị tinh thần đối với ngư dân, thường được sử dụng trong các buổi lễ cầu ngư, tế cá Ông “Ngọc Lân Nam Hải” hàng năm với tuổi đời cực kỳ lớn. Lối hát cầm mái chèo, diễn tả động tác chèo thuyền, bơi ghe là một điểm nhấn của loại hình hát bả trạo này, với đội hình có thể lên tới 10 – 16 người tùy thuộc vào quy mô của đội chèo, trong đó bao gồm 3 hoặc 4 ông tổng
•Múa thiên cẩu: Lưu truyền lâu đời tại Hội An, loại hình múa vật linh ghi dấu ấn sâu đậm đối với 1 bộ phận dân địa phương và các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước ghé thăm và có cơ hội chiêm ngưỡng. Thường được thể hiện trong dịp lễ trung thu hàng năm và trở thành lối múa có bài bản, kỹ thuật riêng đặc trưng tại địa phương, với quan niệm trừ tà, cầu trăng sáng mùa màng bội thu và cầu phúc.
•Bài chòi: Trò chơi dân gian lưu hành rộng rãi tại miền Trung nói chung và Hội An nói riêng. Trò chơi thu hút khá nhiều người do nét hấp dẫn, đặc sắc, độc đáo trong cách chơi: Gồm 2 loại thẻ lớn (phát cho người chơi) và thẻ nhỏ (cho người hiệu rút, hô hát) được dán các con bài có lời hát riêng, trình diễn bài bản, vui nhộn. Hiện nay, bài chòi thường xuyên được tổ chức vào các đêm phố cổ.
Các làng nghề truyền thống Hội An đã hình thành, tồn tại và phát triển kết nối chặt chẽ cùng vùng đất và con người Hội An: May vá, nghề gốm Nam Diêu – Thanh Hà, nghề mộc Kim Bồng, đánh bắt sông nước, buôn bán, làm nông và y học cổ truyền. Đặc biệt, nghề may vá còn có dịch vụ may nhanh, may sẵn, phục vụ cho khách trong và ngoài nước.
•Trang phục truyền thống: Thể hiện đậm nét văn hóa, truyền thống qua nếp ăn, nếp ở cùng trang phục của 1 cộng đồng cư dân đa dạng, nhiều cội nguồn như ở Hội An.
•Tục lệ cưới hỏi: Vừa mang đặc điểm riêng của địa phương vừa có yếu tố chung của dân tộc. Tùy theo hoàn cảnh và nguồn gốc gia đình, các tục lệ cưới hỏi không nhất thiết phải đầy đủ hoặc được bảo lưu tục lệ riêng góp phần phong phú hình thức cưới hỏi.
3Một số hình ảnh đẹp về Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An
Đến với Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An, bạn sẽ tận mắt ngắm nhìn và hiểu biểt thêm về những giá trị lịch sử hình thành qua năm tháng và phát triển đến ngày nay như thế nào. Địa điểm không thể bỏ qua và chắc chẳn luôn ưu ái gạch đầu dòng trong dãy bucket list về Hội An của nhiều người. MIA.vn chúc bạn có chuyến tham quan vui vẻ và bổ ích tại Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An nhé.