Đỉnh Tà Chì Nhù thuộc khối núi Pú Luông, Hoàng Liên Sơn và cao khoảng 2979m so với mực nước biển. Núi có địa hình khá phức tạp với độ dốc cao, nhiều đoạn gần như dựng đứng. Trên núi khí hậu cũng khá khắc nghiệt, thường có gió mạnh nên chúng ta khá khó khăn nếu muốn chinh phục đỉnh núi. Dù có nhiều khó khăn, nguy hiểm đến thế nhưng nơi đây vẫn là một trong những điểm đến được các phượt thủ yêu thích.

Chẳng còn lo trekking khó khăn nhờ Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù chi tiết 2

Mùa hoa tím trên đỉnh Tà Chì Nhù

Xem thêm: Kinh nghiệm phượt Mù Cang Chải cho người đi lần đầu, bạn đã biết chưa?

Tà Chì Nhù cũng mang kiểu khí hậu của miền Bắc với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 – tháng 8, mùa đông lạnh nhưng khá khô. Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù khuyên bạn nên đến đây khoảng từ tháng 11 – tháng 3, nhất là vào những ngày nắng đông hoặc đầu xuân. Nguyên nhân là bởi thời điểm này thời tiết khá khô ráo, có lạnh nhưng ít mưa và cũng dễ săn mây hơn.

Bên cạnh đó nếu bạn thích đi săn mùa hoa đỗ quyên nở thì có thể cân nhắc đến vào khoảng giữa xuân, tức trong khoảng 2 tháng đầu năm. Hè thì theo Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù trời đây nắng khá gắt và nóng, leo núi mất sức. Thời điểm này trời cũng hay có mưa, càng lên cao càng nhiều sương mù hơn nên không lý tưởng mấy.

Chẳng còn lo trekking khó khăn nhờ Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù chi tiết 3

Tháng 11 - tháng 3 là thời điểm dễ săn mây hơn. Ảnh: Facebook Tuấn Mạnh 

Về cơ bản thì muốn đến Tà Chì Nhù chỉ có một con đường độc đạo duy nhất, không có quá nhiều ngã rẽ nên cũng khó mà đi lạc được. Nếu trong đoàn đã có người từng leo thì các bạn có thể tự đi luôn mà không cần dân địa phương hỗ trợ. Trường hợp leo lần đầu thì hãy thuê người hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.

Từ Hà Nội chúng ta có thể đi xe ô tô hoặc xe máy cá nhân tới Trạm Tấu theo cung đường đại lộ Thăng Long hoặc tuyến đường 32 (Nhổn). Sau khi đến khu vực Sơn Tây thì bạn rẽ theo hướng tới cầu Trung Hà rồi chạy thẳng qua Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây của Yên Bái.

Sau Nghĩa Lộ bạn chạy thêm hơn 30km nữa là vào Trạm Tấu, đường này khá nhỏ và cũng nhiều khúc cua dốc nên nếu đi phải lưu ý cẩn thận. Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù mách bạn tới cầu đầu tiên ngay trước khi tới thị trấn Trạm Tấu thì rẽ phải, đi tiếp sẽ có bản hướng dẫn hoặc hỏi đường người dân đi tới khu Mỏ Chì – điểm bắt đầu leo.

Quãng đường đi từ Trạm Tấu tới Mỏ Chì thì khá xấu, xe muốn đi phải là loại có gầm cao. Ngày xưa ở đây mọi người có thể giữ xe nhưng hiện tại mỏ không mở cửa, cũng không nhận trông xe nên bạn phải gửi ngoài nhà dân cách cổng tầm 2km. Từ Mỏ Chì lên lán nghỉ dài khoảng 2400m, ngày xưa mỏ có cho phép đi nhờ cổng nhưng nay thì bạn phải nhờ các anh porter dắt đi theo hướng đường mòn kế bên.

Chẳng còn lo trekking khó khăn nhờ Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù chi tiết 4

Khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ đỉnh núi xuống. Ảnh: Facebook Tuấn Mạnh

Điểm bắt đầu leo của chúng ta có độ cao khoảng tầm 1200m. Đoạn đầu tiên đón đợi bạn ngay cuối Mỏ Chì. Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù lưu ý chúng ta là đoạn này dốc rất cao, hãy lưu ý phân bổ sức cho đều đừng đi hăng quá. Nếu không ở đoạn sau những bạn lâu rồi không tập luyện sẽ có nguy cơ tụt huyết áp.

Sau khi đi qua 2 con dốc, qua đỉnh núi Chung Dê Hô (hay đỉnh Đá Mài) chúng ta sẽ đi ngang qua các khu rừng nguyên sinh kỳ bí. Tiếp theo sau khu rừng già là rừng trúc lùn dày đặc như trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc. Sau rừng nguyên sinh và rừng trúc là tới đường dốc thẳng đứng hay được dân bản địa gọi là dốc 3 cây. Tới được đoạn này là đi được nửa đường rồi, đoạn này cao khoảng 1800m.

Từ dốc 3 cây chúng ta sẽ tiếp tục vượt qua một đoạn rất dài, đi dọc theo sườn núi với gió vô cùng mạnh, có những đoạn nếu không vững chân sẽ bị gió thổi ngã ngay. Thường nếu bạn leo từ trưa thì đến lán 2400m cũng khoảng chiều tối, lúc này chúng ta phải soi đường để đi tiếp.

Chẳng còn lo trekking khó khăn nhờ Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù chi tiết 5

Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù khuyên bạn nên dừng chân nghỉ ngơi, cắm trại trên đoạn lán 2400m. Ảnh: nhandan.vn

Đoạn lán 2400m lên đỉnh còn khoảng 3km nữa, bên trên này phần lớn là đồi trọc và không có cây cối gì mấy nên sẽ không có chỗ trú chân dù mưa hay nắng. Do đó căn bản đoạn này cũng đỡ vất vả hơn nhờ giảm được lượng đồ do để lại lán hết, chúng ta chỉ mang nước và ít đồ ăn nhẹ theo thôi.

Theo Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù thì thường chúng ta sẽ mất khoảng từ 2 – 3 tiếng leo tùy theo sức lực. Nếu được thì bạn nên đi sớm một chút trời sẽ mát mẻ hơn, leo tới đỉnh xong rồi quay lại lán nghỉ ngơi, dọn dẹp rồi xuống núi là vừa.

Chẳng còn lo trekking khó khăn nhờ Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù chi tiết 6

Cột mốc mà phượt thủ nào cũng muốn check-in trên núi. Ảnh: nhandan.vn

- Trong lán: Ngày xưa khi chưa có lán hầu như mọi người đều phải mang theo lều và túi ngủ nếu muốn ở qua đêm. Sau này thì có lán nhỏ với chăn chiếu đầy đủ được dựng lên, với sức chứa 30 – 40 người cùng lúc. Trong lán còn có cả khu vực nấu ăn, bàn ăn ngoài trời… vô cùng tiện lợi.

- Trong lều: Nếu không thích ngủ lán hoặc hết chỗ thì các bạn có thể dựng lều ngủ. Tuy nhiên Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù khuyên bạn cần chọn những chỗ khuất gió một tý và có khoảng trống đủ rộng bởi trên này gió khá to. Hơn nữa dựng lều cũng không phù hợp vào những hôm trời mưa nữa.

Trên chỗ nghỉ 2400m có nơi để nấu nướng bằng củi nên các bạn có thể chuẩn bị đồ ăn dưới núi rồi chia nhau mang lên hoặc nhờ porter nữa. Tuy nhiên bạn phải tính toán lượng đồ ăn cẩn thận bởi nếu thiếu chúng ta sẽ không đủ sức leo lên hay xuống nữa. Trong ngày bạn cần mang theo tổng 3 bữa ăn chính sáng trưa và tối.

Porter dẫn đường ở Tà Chì Nhù thường là người bản địa, sống quanh khu vực Trạm Tấu. Các porter hay hỗ trợ đoàn mang vác đồ ăn lên núi cho 2 ngày, nhưng số lượng cũng có hạnh thôi nên các bạn cần chia nhau mang phụ. Bạn có thể liên hệ theo 2 số dưới đây để thuê nhé: Tỉnh (0858 906 900) và Thanh (0913 261 017).

Chẳng còn lo trekking khó khăn nhờ Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù chi tiết 7

Tranh thủ lưu lại vài tấm hình đẹp trước khi xuống núi. Ảnh: Facebook Tuấn Mạnh

- Vài loại thuốc cơ bản như thuốc đau bụng, hạ sốt, giảm đau, cảm…

- Quần áo thoải mái để mặc khi đi trekking, nếu có đi vào mùa mưa thì phải mang đồ nhanh khô. Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù khuyên bạn là nếu mang quần áo chống nước thì chỉ tiện khi trời mưa chứ bình thường rất gây nóng khi đeo.

- Mang giày chuyên leo núi và có độ bám tốt bởi đường đi khá trơn trượt.

- Chuẩn bị áo dài tay hoặc tấm bọc che nắng cho cánh tay.

- Chọn balo thích hợp với lượng đồ mang theo, mỗi người nên mang balo cỡ 40 lít.

- Mang 2 – 3 bộ quần áo mỏng để thay đổi, tùy theo mức độ sạch sẽ của bạn mà mang nhé.

- Nếu leo mùa hè nhớ mang áo ấm, áo phao nhẹ để mặc chiều tối, chúng cũng dễ gấp gọn. Nếu leo mùa đông thì tùy tình hình hãy cân nhắc mang theo quần áo rét thích hợp.

- Găng tay hạt nhựa để bám vào cành cây hoặc chống tay xuống đất.

- Mũ rộng vành che nắng, che gió, nếu không mang bạn có thể mua ngay trung tâm Trạm Tấu.

- Chuẩn bị pin dự phòng vì trên núi vẫn có sóng điện thoại và internet.

- Mang đèn pin theo để đề phòng trời tối sớm hoặc tối rồi còn chưa tới nơi.

Hy vọng Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù chi tiết trên đây của MIA.vn sẽ giúp các bạn sớm có được một hành trình tuyệt hảo theo ý muốn. Sau khi xuống núi bạn cũng có thể cân nhắc đi suối nước nóng Trạm Tấu lấy lại năng lượng hoặc ghé qua Bản Cu Vai chơi.