1 Tổng quan Chùa Xà tón (Chùa Xvayton)
Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) tọa lạc tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, được xây dựng cách đây hơn 300 năm. Tương truyền, từ thời Bảy Núi vẫn còn là rừng rậm, ít người ghé thăm. Khi ấy, lũ khỉ thường xuyên vào chùa, nhà dân nên chùa mới có tên gọi là Xvayton. Trong tiếng Khmer, “xvay” nghĩa là khỉ, còn “ton” nghĩa là đeo bám, níu kéo.
Có thể nói rằng, Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) là một trong 70 ngôi chùa Khmer mang giá trị tín ngưỡng, tâm linh lớn. Đây còn là nơi giữ gìn các truyền thống văn hóa vật chất và tinh thần của người Khmer.
Theo MIA.vn tìm hiểu, Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) được xây dựng từ năm 1696 bằng ván gỗ, mái tranh đơn sơ. Sau đó, nhân dân cùng với nhà chùa đã ra sức đào một cái hồ ở phía trước để lấy đất tôn nền chùa cao lên. Mãi đến năm 1896, chùa mới được xây dựng kiên cố bằng gạch ngói, cột gỗ. Năm 1933, chùa tu sửa cột trụ chánh điện. Năm 1986, Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
An Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa nước nổi An Giang thường rơi vào tháng 9 và tháng 10. Lúc này những cánh đồng ngập nước, khu rừng tràm xanh mướt mát, bông điên điển nở rộ khắp nơi tạo nên cảnh sắc cực đẹp. Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn tham quan, khám phá Rừng Tràm Trà Sư. Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích văn hóa của người dân Khmer thì cũng có thể ghé đến Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) vào các dịp Lễ hội An Giang lớn như:
- Lễ Chol Chnam Thmay: Đây là lễ chúc mừng năm mới, thường diễn ra từ 13 đến 15 tháng 4 Âm lịch.
- Lễ Pisat Bo Chia: Là lễ nhớ ơn Phật và kỷ niệm ngày ra đời của người, thường rơi vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch.
- Lễ Chol Neasa: Đây là lễ cấm túc, không cho các nhà sư ra khỏi chùa trừ trường hợp cha mẹ, thầy bị bệnh. Lễ này bắt đầu từ ngày rằm tháng 6 cho đến hết rằm tháng 9.
- Lễ Pha Chum Bênh: Đây là lễ hội tương tự như lễ thanh minh của dân tộc Kinh, thường kéo dài trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 10 Dương lịch. Trong thời gian diễn ra lễ hội, người dân sẽ mang bánh, hoa quả, cơm canh đến chùa cúng tế để vừa tỏ lòng biết ơn người quá cố vừa cầu phúc cho gia đình.
- Lễ Kà Thận: Đây là lễ sắm quần áo cho sư sãi, các vật dụng cho nhà chùa và các trường học trong làng.
Xem thêm: Về thăm Dinh Sơn Trung gắn liền với bao tháng năm lịch sử
Trong quá trình khám phá Chùa Xà tón (Chùa Xvayton), bạn cần lưu ý một số điều bên dưới đây:
- Nhớ mang theo đủ các loại giấy tờ cần thiết như CMND, hộ chiếu, giấy phép lái xe
- Bạn nên chuẩn bị mâm lễ trước khi tới chùa
- Không nên mang theo quá nhiều tiền mặt, cảnh giác với tình trạng mất cắp trước khuôn viên chùa
- Ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự và đảm bảo tôn trọng mọi người xung quanh
- Nhớ tắt chuông điện thoại, giữ trật tự trong quá trình làm lễ, dâng hoa
2Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Xà tón (Chùa Xvayton)
Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) nằm ngay trung tâm huyện, khá gần với Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn và nhà Thiếu nhi huyện. Chùa nằm trong một con hẻm nhỏ, đi tắt giữa Tỉnh lộ 948 và đường Lê Thánh Tôn.
3Khám phá vẻ đẹp Chùa Xà tón
Tương tự các ngôi chùa Khmer khác, Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) có bố cục và kiến trúc thống nhất. Chùa bao gồm cổng chùa, chính điện, nhà thiêu, các dãy nhà tăng… Tuy nhiên toàn bộ giá trị nghệ thuật của chùa vẫn tập trung ở chính điện được xây dựng ở vị trí trung tâm, nền cao hơn so với các công trình khác.
Chính điện của chùa được xây theo hướng Đông Tây với mái chính có cấu trúc tam cấp, lợp ngói xanh đỏ vàng đặc sắc. Bốn góc mái của Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) được trang trí hình tượng thần rắn Naga - linh vật thể hiện cho sự dũng mãnh và bất diệt của văn hóa Khmer. Các mặt tường của chính điện còn được phủ kín bởi các bức bích họa đầy nghệ thuật. Nội dung chủ yếu của các bức tranh này là kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Đặc biệt, trên gian thờ chính điện còn có các tượng Phật được chạm khắc tinh tế với nhiều tư thế khác nhau. Ngoài ra, xung quanh chính điện còn có những ngôi tháp nhỏ màu sắc rực rỡ, đỉnh tháp được chạm tượng thần Bayon bằng đá.
Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) sở hữu bức tranh phong cảnh hữu tình. Phía trước chùa chính là hồ nước rộng lớn, cây cối xanh mát. Không gian chùa thanh tịnh, sạch sẽ hứa hẹn sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng trong những chuyến du lịch An Giang của mình.
Bên cạnh những nét kiến trúc đặc sắc, Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) còn có nhiều pho tượng cổ hàng trăm năm tuổi. Điều này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những bức hình “sống ảo” cực chất.
Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) còn sở hữu bộ kinh lá buông, là báu vật có giá trị về mặt văn hóa truyền thống, nghệ thuật. Mỗi bộ sách được lưu giữ không chỉ để phục vụ cho việc truyền đạo mà còn góp phần nâng cao chất lượng đời sống, văn hóa, giáo dục luân thường đạo lý cho Phật tử. Không những thế, bộ sách còn giúp nhân dân ta bảo tồn chữ viết, tiếng mẹ đẻ.
4Ăn gì khi du lịch Chùa Xà tón (Chùa Xvayton)?
Du lịch An Giang là dịp để bạn tìm hiểu, thưởng thức các món ngon của địa phương này.
- Bánh canh Vĩnh Trung Tịnh Biên: Là món ngon lạ miệng được bán với giá cả phải chăng. Món ăn này mang hương vị đậm đà, khác biệt so với loại bánh canh thông thường.
- Bánh xèo Núi Cấm An Giang: Bánh xèo được chế biến với đa dạng các loại nhân như ba rọi, tép, giá. Khi ăn bánh, bạn sẽ kẹp thêm các loại rau thiên nhiên, hòa quyện cùng chén nước chấm chua chua ngọt ngọt cực bắt vị.
- Lẩu mắm An Giang: Nhắc đến món ăn này, người ta sẽ nhớ đến ngay hương vị mặn mặn của mắm, vị ngọt của cá hòa cùng độ tươi xanh của các loại rau ăn kèm.
- Gà đốt lá chúc Ô Thum: Là món ngon trứ danh có nguồn gốc từ Campuchia. Gà nướng có màu vàng đẹp mắt, thơm lừng, các nguyên liệu thấm đều vào thịt gà.
- Gỏi đu đủ đâm Tri Tôn: Món gỏi đu đủ được tạo nên từ những nguyên liệu thân thuộc như mắm ruốc, ba khía, hột vịt, thịt nướng. Khi ăn bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vị ngọt của đu đủ, vị mặn của mắm cùng nhiều hương vị khác hòa quyện vào nhau, khiến người ăn khó quên được.
5Một số hình ảnh đẹp tại Chùa Xà tón
Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, xã hội của người dân An Giang. Nơi đây không chỉ có giá trị với người dân tộc Khmer mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Khi ghé thăm địa điểm này bạn đừng quên mang theo cẩm nang du lịch của MIA.vn để có những trải nghiệm trọn vẹn nhất nhé.