- Địa chỉ: Số 58 Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00 hàng ngày.

- Số điện thoại: 02 438 452 917 - 02 438 235 601

- Giá vé tham khảo: 30.000 VND/ lượt. Miễn vé cho trẻ em dưới 15 tuổi và người khuyết tật.

Văn Miếu tọa lạc ở quận Đống Đa, Hà Nội. Nơi này nằm giữa 4 tuyến phố chính bao gồm: Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Nguyễn Thái Học và Tôn Đức Thắng. Đây là điểm đến chắc chắn phải ghé thăm khi có dịp khám phá Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 2

Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhìn từ trên cao. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám không đơn thuần chỉ là trường đại học đầu tiên của nước Việt mà còn là biểu tượng của truyền thống hiếu học, là một ngọn đuốc luôn rực cháy trong hành trình thắp sáng tri thức. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được những động lực to lớn từ những cái tên khắc trên bảng vàng từ thở ông cha ta. Từ đó như được tiếp thêm nguồn năng lượng trong hành trình khám phá Hà Nội để tìm kiếm tri thức của nhân loại.

82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Điều đó cho thấy Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là di sản quý giá, hồn thiêng của dân tộc ta, mà đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại.

Ngày nay, Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức các hoạt động khen tặng những học sinh ưu tú, tổ chức các hội thơ và là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách. Vào dịp tết cổ truyền, nơi đây trở thành điểm hẹn “xin chữ” của tất cả mọi người với mong ước cầu mong một năm mới an lành, đủ đầy.


- Văn Miếu được xây dựng vào những năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Nơi đây thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Vào những năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm một công trình bên cạnh mang tên Quốc Tử Giám – Trường đại học dành riêng cho con cái của vua chúa và các gia đình quan lại, quý tộc.

- Cho đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện. Nơi đây thu nhận con cái thường dân ưu tú và có sức học xuất sắc. Sang đến thời hậu Lê, vào đời vua Lê Thánh Tông thì nơi này lại bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ.

- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Văn miếu Thăng Long đổi thành Văn Miếu Hà Nội, Quốc Tử giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức, sau đó xây đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

- Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.

- Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử giám.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 3

Trong những kì thi quan trọng thì nơi đây tựa như một ngôi đền tín ngưỡng của sĩ tử

Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện tại có diện tích rộng hơn 54.300m2. Nơi này bao gồm rất nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Khuôn viên được bao bọc bởi những bức tường gạch. Trải qua rất nhiều lần tu sửa, quần thể di tích này còn lại các công trình như: Đại Trung môn, Hồ Văn, Văn Miếu môn, Khuê Văn Các, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học, giếng Thiên Quang.

Phía Đông và Tây là nhà giảng dạy với 2 dãy đều có tổng cộng 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều có tất cả ba dãy, mỗi dãy gồm 25 gian, mỗi gian chỉ chứa 2 người. Kiến trúc Văn Miếu mà bạn thấy hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc của Văn Miếu được xây dựng theo bố cục đối xứng theo từng lớp, từng khu dựa trên trục Bắc Nam.

Phía chính diện của Văn Miếu có một hồ nước lớn gọi là hồ Văn Chương. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có thêm lầu để ngắm cảnh. Cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có phần bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực được xây tường rào cao bao quanh.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 4

Nơi này còn được xem là lối kiến trúc mô phỏng theo khu Văn miếu thờ Khổng Tử, tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn rất nhiều.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 5

Ngói sen, hay còn được gọi là ngói mũi hài, ngói vảy rồng được lợp trên hầu hết các công trình kiến trúc tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính:

1. Hồ Văn

2. Vườn Giám

3. Khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bố cục Văn Miếu – Quốc Tử Giám đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử tại quê ông (Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc). Tuy nhiên, quy mô ở đây có phần đơn giản hơn, kiến trúc theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19).

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 6

Sơ đồ quần thể khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hồ Văn (hay hồ Minh Đường) tọa lạc ở phía nam, trước mặt Văn Miếu, dân gian thường gọi là hồ Giám. Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung.

Đây là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát. Giữa hồ có một gò đất nổi, trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá xum xuê. Ý của văn bia khắc năm 1865 có nói rằng, cảnh này mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ trở thành một tấm gương soi, giúp nhân đôi cảnh trí, tạo cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 7

Khu Hồ Văn mang đến cảnh trí dịu dàng, mát mẻ. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Vườn Giám là một không gian xanh hình tứ giác nằm ở phía Tây của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, dọc theo phố Tôn Đức Thắng. Nơi đây có nhiều cây xanh, thảm cỏ, nhà Bát giác, mang đến không gian trong lành, thoáng đãng, làm đẹp thêm cho khu di tích lịch sử gần nghìn năm tuổi này.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 8

Khu Vườn Giám với nhiều cây xanh, thảm cỏ và nhà Bát giác. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tôn nghiêm, được ngăn cách với vườn Giám và không gian bên ngoài bằng tường gạch vồ. Khu này được chia làm 5 lớp không gian khác nhau, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên. Các kiến trúc chủ thể của Khu nội tự bao gồm: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ và kết thúc là khu Thái Học.


Cổng Văn Miếu được xây vào đầu thế kỷ XX, mang kiến trúc dạng tam quan hai tầng, tám mái. Cửa giữa to cao, phía trên đề ba chữ “文廟門” (Văn Miếu Môn - Cổng Văn Miếu), có hai cánh cửa bằng gỗ lim mở vào trong. Trên cổng có trang trí chạm nổi đôi rồng chầu mặt nguyệt.

Phía trước cổng, bạn sẽ thấy đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng đá thời Nguyễn. Cả hai mặt cổng có đắp nổi các câu đối chữ Hán. Hai bên cổng có hai bức phù điêu: bức “Cá chép hoá rồng” tượng trưng cho sự phấn đấu, thành đạt trong học tập của Nho sĩ và bức “Mãnh hổ hạ sơn” biểu tượng cho sức mạnh và khí phách của người trí thức xuất thân ra giúp đời.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 9

Cổng Văn Miếu với kiến trúc tam quan hai tầng, tám mái. Ảnh:Thuỷ Nguyễn

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 10

Trước cổng Văn Miếu là đôi rồng đá cách điệu thời Lê. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Từ cổng chính Văn Miếu môn, đi thẳng bạn sẽ vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo với chiếc cổng thứ hai là cổng Đại Trung hay Đại Trung môn. Hai bên cổng Đại Trung còn có hai cổng nhỏ là Thành Đức môn và Đạt Tài môn.

Cổng Đại Trung mang kiến trúc thời Hậu Lê, được thiết kế ba gian không có cửa, xây trên nền cao được lát gạch Bát Tràng, bó vỉa đá, có ba bậc lên xuống, tạo cảm giác tôn nghiêm bề thế. Phần mái cổng được lợp ngói mũi hài. Trên nóc cổng còn có đắp nổi hai con cá chép chầu vào bình móc, gợi nhớ đến điển tích “Cá chép vượt vũ môn”, biểu trưng cho tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền bỉ chinh phục tri thức để đi tới thành công của các bậc hiền tài. Hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài mang ý nghĩa đào tạo nên những con người vừa có đức, vừa có tài, giúp ích cho xã hội.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 11

Con đường lát gạch dẫn vào cổng Đại Trung. Ảnh: San Nguyen

Tiếp tục con đường thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn, bạn sẽ tới Khuê Văn Các. Đây là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, được Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Bên phải và bên trái của Khuê Văn các là Súc Văn Môn và Bi Văn Môn dẫn vào khu nhà bia Tiến sĩ.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 12

Khuê Văn Các là một lầu vuông tám mái, đặt trên 4 trụ gạch vuông. Ảnh: San Nguyen

Khuê Văn Các mang một kiểu dáng kiến trúc rất hài hòa và độc đáo. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, các mặt trụ đều có chạm trổ hoa văn rất tinh xảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng và mái lợp, bốn bên tường là 4 cửa sổ hình mặt trời đang tỏa tia sáng. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào được treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ “奎文閣” (Khuê Văn Các, có nghĩa là “gác Khuê Văn”).

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 13

Các mặt trụ đều có chạm trổ hoa văn rất tinh xảo. Ảnh: Ama Journey

Khuê Văn Các hay Gác Khuê Văn xưa được dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác tuy nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác, tạo nên khung cảnh tĩnh lặng, hữu tình, đa sắc với những giá trị tinh thần sâu đậm.

Được biết, “Khuê” là tên chòm sao sáng nhất trong 28 chòm sao, gồm các ngôi sao sắp xếp giống như hình chữ Văn (文). Người xưa quan niệm sao Khuê là sao chủ của văn chương, do đó Khuê Văn Các là biểu trưng cho nền văn hiến của Việt Nam. Năm 2012, Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 14

Khuê Văn Các được công nhận là một trong những biểu tượng của thành phố thủ đô

Cạnh Khuê Văn Các, bạn sẽ thấy một ao nước to gọi là Thiên Quang tỉnh, (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (ao Văn). Tên giếng mang ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất và tô đẹp nền nhân văn.

Giếng Thiên Quang có hình vuông lang trưng cho đất, kết hợp với cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời, mang ý nghĩa rằng tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm chốn đế đô này. Quanh giếng là con đường nhỏ lát gạch để dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên. Nơi đây đã trở thành một trong những điểm check in độc đáo của du khách khi đến thăm quan di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 15

Khuê Văn Các cùng với Thiên Quang Tỉnh tạo thành nơi giao hoà của đất, trời

Hai bên giếng về phía Đông và Tây là dãy bia Tiến sĩ nằm ở hai bên phía Đông và Tây của giếng Thiên Quang. Những tấm bia đá đầu tiên được khởi dựng năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông để biểu dương nhân tài, khuyến khích việc học tập cho đương thời và hậu thế. Mỗi tấm bia được đều được làm bằng đá, đặt trên lưng rùa đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Tiến sĩ, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp và được làm bằng đá.

Ngày nay còn lại 82 tấm bia, trên bia khắc họ tên, quê quán của 1304 vị Tiến sĩ đỗ đạt trong 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Trong số các vị Tiến sĩ được lưu danh trên bia, có rất nhiều các vị danh nhân nổi tiếng như: Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trực (1417 - 1474), Lương Thế Vinh (1441-1496), Lê Quý Đôn (1726-1784), Ngô Thì Nhậm (1746-1803)… Các vị đều có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 16

Dãy nhà bia Tiến sĩ khắc tên 1304 vị Tiến sĩ đỗ đạt trong 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Cổng Đại Thành mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê (Thế kỷ XV - XVII), có ba gian. Mái lợp ngói mũi hài. Chính giữa giáp nóc có treo một bức hoành khắc 3 chữ “大成門” (Đại thành môn). Trên cánh cổng trang trí rồng theo chủ đề “Long vân khánh hội” – thể hiện sự phồn thịnh của đất nước với đạo học nước nhà. Dưới chân cổng Đại Thành là 6 con Nghê cối cửa được tạo tác tinh tế với chất liệu bằng gỗ và đá.

Hai bên cổng Đại Thành có hai cổng nhỏ là Kim Thanh (tiếng chuông vàng) và Ngọc Chấn (tiếng khánh ngọc) dẫn vào phía sau hai dãy nhà Đông Vu và Tây Vu.

Cửa Đại Thành dẫn vào khu vực của những kiến trúc chính, nơi thờ những vị tổ đạo Nho và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 17

Cổng Đại Thành dẫn từ khu vực Thiên Quang Tỉnh vào khu điện thờ. Ảnh: Anh Vy

Bước qua cửa Đại Thành, bạn sẽ tới một sân rộng mênh mông lát gạch Bát Tràng gọi là sân Đại Bái. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân, nối giáp với 2 dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Tòa Đại Bái Đường là nơi xưa kia diễn ra lễ tế Khổng Tử, có bậc thềm đá, nền lát gạch, chia thành 9 gian, cột nhà bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, trên nóc có trang trí hình “lưỡng long chầu nhật nguyệt”.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 18

Sân Đại Bái và tòa Đại Bái Đường thâm nghiêm. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Phía sau song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện hay Điện Đại Thành, có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng, là nơi thờ Khổng tử, Tứ phối và Thập triết. Đại Bái Đường nối với Điện Đại Thành bằng một Tiểu Đình hình vuông. Điện Đại Thành có 9 gian, xây tường kín ba mặt. 7 gian chính ở giữa có cửa bức bàn đóng kín, có tượng đức Khổng Tử, hai gian đầu hồi có cửa số chấn song con tiện cố định, mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê. Hệ thống cột tại Điện Đại Thành đều được sơn son thếp vàng. Mái điện cũng được lợp ngói mũi hài và trang trí đôi rồng chầu nhật nguyệt.

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 19

Cửa số chấn song con tiện cố định mang phong cách kiến trúc thời hậu. Ảnh: Lê San Nguyen

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 20

Khu Đại Thành và Khu Thái Học nhìn từ trên cao. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khu Thái Học xưa là Quốc Tử Giám, được xây vào năm 1076 phía sau của Văn Miếu. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, Quốc Tử Giám đã dần phát triển và trở thành trường quốc học lớn nhất cả nước. Từ thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497), Quốc Tử Giám được mở mang thêm và còn được gọi là Thái Học viện, gồm có các kiến trúc như: Giảng đường, nhà Minh Luân, kho chứa ván in sách. Hai bên đông tây khu Thái Học có 3 dãy nhà, mỗi dãy có 25 gian đủ chỗ cho 300 Giám sinh trọ học. Đến năm 1946 thì nơi đây bị quân Pháp phá hủy hoàn toàn.

Khu Thái Học hiện nay được xây dựng và khánh thành vào năm 2000 trên nền cũ của Quốc Tử Giám xưa, gồm những công trình mới được thiết kế theo dạng kiến trúc truyền thống: Nhà Tiền Đường và Nhà Hậu Đường, Tả vu, Hữu vu, nhà Chuông, nhà Trống, cổng phía Đông và cổng phía Tây.

- Nhà Tiền Đường là nơi tổ chức lễ kỷ niệm danh nhân, triển lãm, hội thảo khoa học,và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống.

- Nhà Hậu Đường có 2 tầng: Tầng dưới đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An - Tư nghiệp Quốc Tử Giám (Hiệu trưởng) và trưng bày "Lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chế độ học hành thi cử Việt Nam". Tầng trên nhà Hậu đường là nơi thờ 3 vị vua có công sáng lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp cho Nho học Việt Nam: Vua Lý Thánh Tông (1023-1072), Vua Lý Nhân Tông (1066-1128) và Vua Lê Thánh Tông (1442-1497).

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 21

Nhà Tiền Đường. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 22

Lầu chuông nhìn từ nhà Hậu Đường San Nguyen. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 23

Lầu trống cùng với nhà Tiền Đường - Hậu Đường. Ảnh: Yana Marudova

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 24

Các em học sinh, sinh viên đang tìm hiểu về thân thế sự nghiệp Thầy giáo Chu Văn An trong nhà Hậu Đường. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Kinh nghiệm tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2025 25

Nơi thờ 3 vị vua có công sáng lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp cho Nho học Việt Nam. Ảnh: Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Tuyệt đối chấp hành các quy định của ban quản lý di tích. Luôn tôn trọng các hiện vật, không xâm hại đến cảnh quan. Không xoa đầu rùa, ngồi lên bia Tiến sĩ, viết, vẽ, đứng lên các công trình di tích.

- Khi đến tham quan Văn Miếu nên chú ý đến trang phục. Không mặc quần quá ngắn, váy ngắn và các trang phục không lịch sự. Phải gọn gàng, sạch sẽ và chú ý tác phong. Không được hút thuốc, đi giày dép, đội mũ nón vào khu vực nhà trưng bày và điện thờ,...

- Không có hành vi nói tục, gây mất trật tự và thiếu văn hóa. Thực hiện đúng quy định nơi thờ tự: không thắp quá nhiều hương, phải dâng lễ và thắp hương đúng nơi quy định, luôn có thái độ đúng mực.

- Nghiêm cấm các hành động trục lợi từ việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tuyên truyền mê tín, dị đoan, lừa đảo, cờ bạc,...

- Luôn giữ gìn vệ sinh và cảnh quan xung quanh. Không trèo tường, giẫm lên cỏ cây, trèo cây, hái hoa, bẻ cành, câu cá, vứt rác bừa bãi và bơi lội,..

- Nghiêm cấm mang các loại vũ khí, chất dễ cháy nổ vào bên trong khu di tích.

- Dừng, đậu, đỗ xe ở đúng nơi quy định. Tự quản lý vật dụng và tư trang cá nhân tránh xảy ra mất mát vào những dịp đông người.

- Các hoạt động quay, dựng phim ở Văn Miếu chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của ban quản lý và lãnh đạo của khu di tích.

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và chứng kiến những thăng trầm của vùng đất thủ đô, một số công trình kiến trúc ở nơi đây đã bị hư hỏng và phá hủy. Tuy nhiên, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn được coi là biểu tượng văn hóa, tinh hoa giáo dục và là nét đẹp của người Việt. Hi vọng với những thông tin mà MIA.vn vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức về di tích đầy ý nghĩa này.