Địa chỉ: 242/58 Đường Nguyễn Thiện Thuật, Phường 3, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 5:30 – 13:00

Chợ Bàn Cờ là một trong những khu chợ truyền thống nổi tiếng tại TP.HCM. Chợ mang nét đặc trưng riêng với mạng lưới hẻm nhỏ đan xen như một bàn cờ, tạo nên không gian mua sắm độc đáo. Giữa nhịp sống hối hả của Sài Gòn, chợ vẫn giữ được vẻ bình dị, gần gũi, thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm.

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 2

Chợ Bàn Cờ là khu chợ lâu đời ở TPHCM. Ảnh: nhadathoangviet

Chợ Bàn Cờ nổi tiếng với những gian hàng đồ si, cung cấp nhiều sản phẩm thời trang độc lạ. Giá cả tại đây cũng rất phải chăng, thu hút những ai yêu thích săn đồ second-hand. Bên cạnh đó, chợ còn được biết đến như một thiên đường ẩm thực đường phố, nơi bày bán vô số món ăn ngon mang đậm hương vị Sài Gòn. Chính sự đa dạng về hàng hóa, không khí nhộn nhịp cùng nét văn hóa chợ truyền thống đã giúp nơi đây trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch Sài Gòn.

Sử dụng xe máy hoặc ô tô giúp bạn chủ động về thời gian và lộ trình. Nếu chưa quen đường, bạn có thể tra cứu hướng dẫn trên Google Maps để di chuyển dễ dàng hơn.

- Từ Quận 1: Đi theo đường Lê Lai tại Bến Thành → tiếp tục theo Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu đến đường Bàn Cờ, quận 3 → Rẽ phải vào Bàn Cờ, đi qua Hua Wu Lou, chợ nằm ở phía bên trái.

- Từ Quận 4: Xuất phát từ đường số 9 và Tân Vĩnh đến Hoàng Diệu (Phường 6, Quận 4) → Đi qua cầu Ông Lãnh, tiếp tục theo Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu đến đường Bàn Cờ, quận 3 → Rẽ phải vào Bàn Cờ, chợ nằm ở phía bên trái.

- Từ Thành phố Thủ Đức: Di chuyển theo Lý Tế Xuyên và Linh Đông đến Phạm Văn Đồng → Đi theo QL13, tiếp tục đến Đinh Bộ Lĩnh (Phường 24, Quận Bình Thạnh) → Tiếp tục theo Điện Biên Phủ và Nguyễn Đình Chiểu đến đường Bàn Cờ, quận 3 → Rẽ phải vào Bàn Cờ, chợ nằm ở phía bên trái.

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 3

Quy mô chợ kéo dài trong những con hẻm nhỏ, tạo thành hình thế bàn cờ đan cài vào nhau cực kỳ phức tạp. Ảnh: nld

Nếu không sử dụng phương tiện cá nhân, bạn có thể đi xe buýt, với nhiều tuyến có trạm dừng gần chợ Bàn Cờ: 03, 18, 36, 38, 93, 155,... Bạn nên tra cứu thêm trên app BusMap hoặc Google Maps để biết lộ trình chính xác và điểm xuống phù hợp.

Từ cuối những năm 1960, Bàn Cờ đã phát triển thành một khu phố lớn với đầy đủ tiện nghi, từ chợ, siêu thị mini, nhà hàng, cửa tiệm đến trường học, đền chùa, nhà thờ, bệnh viện và cả đồn cảnh sát. Đây là nơi giao thoa của nhiều tầng lớp xã hội, từ giàu đến nghèo, trí thức đến bình dân, quan chức đến dân thường. Không chỉ có người Nam, người Bắc mà còn có cộng đồng người Hoa sinh sống, tạo nên một xã hội thu nhỏ của Sài Gòn qua các thời kỳ.

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 4

Chợ gắn liền với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Ảnh: nld

Nhắc đến Bàn Cờ, điều đầu tiên hiện lên trong ký ức của nhiều người chắc chắn là trung tâm nhộn nhịp nhất của khu vực. Không giống như những khu chợ có nhà lồng như Tân Định hay Phú Nhuận, chợ Bàn Cờ lại mang nét đặc trưng riêng khi chỉ họp trong các con hẻm nhỏ. Bắt đầu từ hẻm 664 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) rồi lan tỏa ra hai bên như một bộ xương cá khổng lồ. Chợ không có sự phân khu rõ ràng, nơi đây bày bán mọi thứ từ rau, thịt, hải sản đến quần áo, giày dép, vải vóc, hàng tạp hóa. Những sạp hàng chen chúc nhau, tạo nên không gian mua sắm đông đúc nhưng vô cùng gần gũi.

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 5

Căn nhà số 51/10/14, Cao Thắng, Quận 3 từng là cơ sở hoạt động của Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ, nơi che chở và nương náu của nhiều nhà cách mạng kiên trung. Ảnh: soha

Đến tận ngày nay, chợ chồm hổm, chợ lộ thiên cùng những căn nhà dọc các con hẻm vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí ngày càng mở rộng. Hẻm 51 Cao Thắng những năm gần đây trở thành trung tâm bán giày dép, túi xách, vali "sida". Trong khi hẻm 212 Nguyễn Thiện Thuật lại là nơi chuyên bán quần áo, đồ chơi, bánh kẹo hàng thùng – tất cả đều là hàng xài rồi, xách tay, hàng tiểu ngạch, mua bán nhanh gọn, không cần trả giá.

Không chỉ là một khu chợ sầm uất, Bàn Cờ còn nổi tiếng với những cửa tiệm ăn uống và cơ sở thương mại "số dách" của Sài Gòn một thời. Nơi đây quy tụ những quán ăn trứ danh, đặc biệt là các hàng quán gốc Hà Nội, mang đến hương vị Bắc đặc sắc giữa lòng thành phố.

Trong đó, không thể không nhắc đến phở Nghi Xuân tọa lạc ngay góc Cao Thắng – Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) và phở Tàu Thủy trên đường Nguyễn Thiện Thuật, hai tiệm phở Bắc lừng danh đã theo chân người Hà Nội di cư vào Nam. Ngoài ra, Bàn Cờ còn có những tiệm bánh mì nổi tiếng như bánh mì Hà Nội - đường Nguyễn Thiện Thuật và bánh mì Hòa Mã ở đường Cao Thắng, nơi khai sinh ra món bánh mì kẹp thịt đầu tiên của Sài Gòn.

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 6

Một cửa hàng chuyên bán đồ cổ trong chợ bàn cờ. Ảnh: soha

Nếu nhắc đến cà phê "chính hiệu Sài Gòn", không nơi nào có thể qua mặt cà phê Năm Dưỡng và cà phê Cheo Leo. Hai quán này nằm trong những con hẻm lớn gần nhau, thông ra cả đường Lý Thái Tổ lẫn đường Nguyễn Thiện Thuật. Đây đã trở thành điểm hẹn quen thuộc của những tín đồ cà phê từ xưa.

Một địa điểm không thể bỏ qua khi nhắc đến ẩm thực Bàn Cờ chính là hẻm Mỹ Hương trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Con hẻm này, cùng với hẻm đối diện thông ra chợ Bàn Cờ, được ví như một "food court" phiên bản Sài Gòn. Nơi đây tập trung hàng loạt quán ăn, chuyên phục vụ các món ăn đậm chất đường phố như cháo Tiều, mì, hủ tiếu, bánh cuốn, bánh mì kẹp thịt, bột chiên, cơm tấm...

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 7

Ẩm thực cũng là một phần tạo nên sức hút của chợ Bàn Cờ. Ảnh: soha

Bổ sung vào danh sách ẩm thực trứ danh của Bàn Cờ phải kể đến chè Hiển Khánh trên đường Phan Đình Phùng – nơi nổi tiếng với các món chè thanh mát, mang hương vị truyền thống. Đặc biệt, phía sau chùa Kỳ Viên còn có một khu nhỏ được gọi là "hẻm cocktail", một địa điểm chuyên bán các loại yaourt, trái cây dầm, sinh tố.

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 8

Một quán bánh mì truyền thống quen thuộc với người dân quận 3. Ảnh: soha

Nếu bạn là tín đồ của hàng si giá rẻ, chợ Bàn Cờ chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy quần áo từ các thương hiệu nổi tiếng như Zara, H &M, Levi’s và nhiều nhãn hàng cao cấp khác với mức giá vô cùng phải chăng. Các mặt hàng được chọn lọc kỹ, phần lớn là hàng qua sử dụng nhưng vẫn còn đẹp, chất lượng tốt. Đặc biệt, nếu yêu thích thời trang vintage, bạn sẽ tìm thấy những bộ sưu tập độc đáo, mang đến phong cách khác biệt và cá tính.

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 9

Quần áo hàng si tại đây có chất lượng tốt, đến từ nhiều thương hiệu uy tín. Ảnh: Ảnh: soha

Tuy nhiên, “săn đồ si” tại chợ Bàn Cờ cũng đòi hỏi một chút kinh nghiệm để có được những món đồ chất lượng với giá hời. Dưới đây là một số mẹo từ cẩm nang du lịch MIA.vn giúp bạn có trải nghiệm mua sắm hiệu quả:

- Không gian chợ khá nhỏ và đông đúc, nên đi bộ sẽ giúp bạn dễ dàng len lỏi giữa các quầy hàng và có nhiều thời gian lựa chọn hơn.

- Chợ mở cửa từ 5h30 sáng đến 13h30 chiều, vì vậy hãy đi sớm để có nhiều lựa chọn và săn được hàng đẹp trước khi hết.

- Chợ đông người có thể là môi trường thuận lợi cho kẻ gian, vì vậy hãy luôn giữ túi xách và điện thoại cẩn thận trong suốt quá trình mua sắm.

- Để giữ không gian mua sắm an toàn, bạn hãy tuân thủ các quy định chung, giữ gìn trật tự và vệ sinh, giúp chợ luôn là điểm đến lý tưởng cho mọi tín đồ thời trang.

Chợ Bàn Cờ, thiên đường dành cho những tín đồ mê hàng secondhand 10

Chịu khó dành thời gian bạn chắc chắn sẽ tìm được nhiều món đồ chất lượng, giá rẻ. Ảnh: soha

Với sự phong phú về mặt hàng, giá cả hợp lý và không khí mua sắm nhộn nhịp, chợ Bàn Cờ thực sự là một “thiên đường” cho những ai yêu thích săn lùng đồ si độc lạ, chất lượng với mức giá phải chăng. Hi vọng với những thông tin từ MIA.vn, bạn sẽ thật nhiều trải nghiệm thú vị khi đến khu chợ này nhé.