1Giới thiệu Chùa Bà Thiên Hậu
Vị trí: số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Ban đầu, chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu. Mãi cho đến năm 1923, sau khi bị hư hại do hỏa hoạn thì bốn bang người Hoa tại đây mới chung sức tái tạo lại ngôi chùa ở vị trí như ngày nay.
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi lễ bái tín ngưỡng quan trọng không chỉ của đồng bào người Hoa mà còn cả cộng đồng dân cư ở đất Thủ Dầu Một.
Xem thêm: Trải nghiệm check-in Bình Dương với cây cầu gãy cực ấn tượng
2Khám phá chùa Bà Thiên Hậu - chốn linh thiêng, uy nghiêm
2.1 Kiến trúc đậm chất người Hoa
Chùa Bà Thiên Hậu có thiết kế gồm ba dãy nhà, chính điện là Thiên Hậu Cung, hai dãy bên cạnh là Đông lang và Tây lang. Ở trên cửa chính của chùa có đề 4 chữ Quốc Thái Dân An, cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà được đặt đối xứng hai bên.
Khi bước vào sân chùa Bà Thiên Hậu, bạn sẽ thấy một cái đỉnh lớn để mọi người có thể thờ cúng và thắp nhang. Đây gần như là lối bài trí đặc trưng trong hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam. Phần mái trước của chùa Bà Thiên Hậu được lợp ngói âm dương với những đường vân đắp nổi và được trang trí hình tượng cá chép hóa rồng, lưỡng long tranh châu. Hai bên viền của mái là tượng quan văn, võ, bà mặt trăng… được điêu khắc theo lối kiến trúc đậm nét người Hoa.
Vị chánh thần Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ tận phần chánh cung của chùa, bức tượng được mặc áo mão trang nghiêm và luôn được thay mới sạch sẽ. Bên phải thờ ông Bổn, tức Bổn Đầu Công, bên trái là Ngũ Hành Nương Nương.
2.2 Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Cùng với lễ hội Miếu Ông Bổn và lễ hội Kỳ Yên đình Tân An thì hội chùa Bà Thiên Hậu cũng nằm trong danh sách những lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh Bình Dương và người Hoa nói riêng. Lễ hội được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc.
Vào ngày này, chùa Bà Thiên Hậu sẽ được trang trí lộng lý với cờ và đèn lồng kéo dài từ cửa tam quan đến điện thờ.
Có một điều khác biệt tại lễ hội chùa Bà Thiên Hậu đó là không đọc sơ hoặc văn tế thần như phong tục của người Việt. Nơi đây cũng không có quy định về số lượng cũng như các vật dâng cúng mà tùy thuộc vào tấm lòng của người đi lễ. Trong ngày lễ, có lẽ hoạt động thu hút đông đảo nhiều người dân chiêm ngưỡng nhất đó là rước kiệu Bà với sự tham gia của hơn 30 đoàn lân tưng bừng và nhộn nhịp.
Tục “Thỉnh Lộc Bà” tại Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dươn g được diễn ra trước lễ một ngày, tức là vào ngày 14 ngày tháng Giêng âm lịch. Bạn có thể đến thỉnh lộc vào thời gian này, cầu mong một năm bình yên và may mắn, nhiều tài lộc.
3Một số lưu ý khi đến chùa Bà Thiên Hậu
Lưu ngay một số lưu ý sau đây vào cẩm nang du lịch để chuyến đi đến chùa Bà Thiên Hậu của bạn được trọn vẹn:
- Bạn nhớ ăn mặc kín đáo, trang nhã khi bước vào chốn cửa Phật nhé.
- Vào lễ hội chùa Bà Thiên Hậu sẽ rất đông vì vậy bạn nên giữ gìn cẩn thận đồ đạc và tìm cho mình một chỗ giữ xe phù hợp.
- Bạn có thể hòa mình vào dòng người đi lễ chùa Bà Thiên Hậu hoặc tìm một quán cà phê cao tầng để nhìn ngắm quang cảnh bên dưới.
Nếu bạn là người yêu thích du lịch, nhất là khám phá những địa điểm tâm linh thì chùa Bà Thiên Hậu là cái tên không thể bỏ qua. Đừng quên theo dõi MIA.vn để chinh phục nhiều vùng đất mới đầy hấp dẫn và thú vị trong bản đồ du lịch Việt Nam.