Nhắc đến vùng đất An Giang nơi miền Tây sông nước, chắc hẳn bất cứ ai cũng sẽ nhớ ngay đến Thất Sơn - Bảy Núi gắn liền với biết bao truyền thuyết ly kỳ, rừng tràm Trà Sư bạt ngàn, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc linh thiêng hay hồ Tà Pạ, núi Cấm cùng vô vàn lễ hội đặc sắc và ấn tượng. Song song với đó, có một điểm đến tâm linh nức tiếng gần xa mà không thể không nhắc tới chính là Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) - Ngôi chùa độc nhất vô nhị giữa Thất Sơn hùng vĩ.  

Chùa Bánh Xèo còn được biết đến với tên gọi là Thiền viện Đông Lai hay Chùa Phật Nằm. Ngôi cổ tự này tọa lạc tại địa phận khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và nằm trong khu vực Bảy Núi hay còn được gọi là dãy Thất Sơn. Có thể nói Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) là một điểm dừng chân quen thuộc của các tín đồ đam mê du lịch mỗi khi đặt chân đến An Giang. Bởi vì nơi đây vừa là chốn linh thiêng, tôn kính vừa sở hữu không gian yên bình cùng truyền thống làm bánh xèo đãi khách phương xa vô cùng đặc biệt.

Sở dĩ cái tên Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) trở nên nổi tiếng là vì mỗi ngày tại đây đều phục vụ cho mọi người đến thăm chùa hàng nghìn chiếc bánh xèo chay miễn phí. Khởi nguồn của truyền thống độc đáo này là vào năm 1999, khi trông thấy các Phật tử từ khắp mọi nơi về đây cúng dường, các sư thầy ở trong chùa đã nghĩ đến việc làm bánh xèo chay để thết đãi. Khoảng thời gian đầu chỉ làm số lượng ít và nhỏ lẻ để các Phật tử có thể thưởng thức cho chắc bụng. Dần dần, ngày càng nhiều người từ phương xa đến Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) để thưởng thức món ăn thú vị này. Chính vì thế, từ vài chiếc chảo nhỏ thì ngày nay chùa đã có đến 40 chảo lớn đổ bánh liên tục tất cả các ngày trong tuần.

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), ngôi chùa độc đáo giữa thất núi An Giang 2

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) tọa lạc giữa dãy Thất Sơn hùng vĩ

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) nằm ngay dưới chân Núi Cậu và cũng ở chính nơi này, vị trụ trì đầu tiên của chùa đã từ Long An tìm đến với vùng Thất Sơn - Bảy Núi để tu tập trong một hang đá. Vào năm 1959, được người dân trong vùng hiến đất xây chùa, Hòa thượng Thích Thiện Đạo là người đứng ra thay mặt bà con Phật tử địa phương bắt đầu khai sơn tạo tự. Thuở ban đầu, Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) chỉ bao gồm chánh điện và một nhà tổ được xây dựng khá đơn sơ. Cho đến ba năm sau, trụ trì mới cho xây thêm bức tượng Phật niết bàn và tên gọi Chùa Phật Nằm cũng xuất hiện dựa trên công trình đặc thù này.

Ở giai đoạn chống Mỹ, Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) là nơi tiếp tế lương thực, thực phẩm và còn là địa điểm để dân làng lui tới bốc thuốc Nam chữa bệnh cho người nghèo. Nhà tổ lúc này đã bị đốt phá nhưng khu vực chánh điện vẫn còn tương đối vững chắc. Từ những năm 1988 - 1997, Hòa thượng Thích Thiện Huệ là người phụ trách trông coi hương khói cho chùa. Đến năm 1999, Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) được trùng tu, xây dựng lại với kiến trúc cầu kỳ, trang nghiêm và do Thượng tọa Thích Thiện Chí làm trụ trì. 

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), ngôi chùa độc đáo giữa thất núi An Giang 3

Năm 1999, chùa được trùng tu và xây dựng lại với kiến trúc uy nghi, tráng lệ

Khí hậu An Giang mang đặc trưng của thời tiết Nam Bộ nên được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Vì khí hậu khá dễ chịu và không quá khắc nghiệt nên bạn có thể ghé thăm Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy vậy, để an toàn và thuận tiện nhất thì bạn nên sắp xếp lịch trình vào mùa khô. Lúc này, bạn có thể thoải mái tham quan, tận hưởng những ngày tiết trời khô ráo, nắng đẹp và ít gặp trở ngại do các cơn mưa rào gây ra.

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) luôn mở rộng cửa chào đón người hành hương vào tất cả các ngày trong tuần. Mọi người thường đổ về chùa rất đông vào dịp cuối tuần, ngày rằm và đặc biệt là ngày Tết để cầu may mắn cũng như trải nghiệm món bánh xèo chay thú vị. Vậy nên bạn có thể cân nhắc đến thăm chùa vào thời gian này để được hòa mình vào không khí tấp nập, náo nhiệt tại đây nhé!

Xem thêm: Chùa Koh Kas (Cổng trời Tri Tôn), điểm check-in thú vị khi đến An Giang

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), ngôi chùa độc đáo giữa thất núi An Giang 4

Người dân đến thăm chùa rất đông vào cuối tuần và các ngày rằm, dịp lễ. Ảnh: VnExpress

Để đến được Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), bạn có thể tự do lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp như xe máy hoặc xe khách TP.HCM An Giang. Xuất phát từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi dọc theo đường Quốc lộ 1A (Xa lộ Đại Hàn) tới hết cao tốc Trung Lương thì rẽ vào Quốc lộ 62. Sau đó, bạn đi theo cung đường liên tỉnh qua Phà Châu Giang để đến với thành phố Châu Đốc. Tại đây, bạn có thể tiếp tục di chuyển theo đường Quốc lộ 91C và Quốc lộ 91 để đến Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai). Nếu không nắm rõ lộ trình, bạn có thể đi theo hướng dẫn trên Google Maps hoặc hỏi thăm người dân địa phương.

Chùa Bánh Xèo được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo vùng Tây Nam Bộ kết hợp với nghệ thuật chạm khắc của phái Thiền viện Trúc Lâm, khá mới lạ so với các ngôi chùa khác trong vùng nên đây cũng là lý do thu hút đông đảo người dân đến ghé thăm. Khuôn viên Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) rất rộng rãi, thoáng mát với nhiều tiểu cảnh và cây xanh. Khi đến đây, bạn có thể dao quanh vãn cảnh chùa, hành hương, dâng lễ và chiêm ngưỡng bức tượng Phật nằm dài 6 mét trong tư thế niết bàn. Đài Quan Âm nằm phía bên trái chánh điện, ở chính giữa là tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đứng trang nghiêm trên đài sen. Ngoài ra, nơi đây còn có hòn non bộ cùng với dòng thác chảy róc rách suốt ngày đêm vừa vui tai vừa tô điểm thêm cho cảnh quan chùa.

Phía sau chánh điện là nhà ăn còn khu bếp thì nằm ở trong cùng. Riêng khu vực để đổ bánh xèo nằm phía bên phải chánh điện và cách một lối đi riêng. Cách sắp đặt này vừa giúp ngăn cách các khu vực khác nhau vừa tránh gây nóng bức cho nhà ăn.

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), ngôi chùa độc đáo giữa thất núi An Giang 5

Khuôn viên Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) trồng rất nhiều cây xanh

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), ngôi chùa độc đáo giữa thất núi An Giang 6

Chùa Bánh Xèo kết hợp giữa kiến trúc Tây Nam Bộ và nghệ thuật chạm khắc của phái Thiền viện Trúc Lâm

Bánh xèo ở Thiền viện Đông Lai là thức ăn chay, có nhân bao gồm đậu xanh nguyên hạt, giá đỗ, nấm mèo, tàu hũ và củ sắn xắt sợi. Dù đông đúc nhưng chùa rất chú trọng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau ăn kèm với bánh xèo chay chủ yếu do Phật tử và người dân trong vùng trồng trọt rồi mang đến tặng chùa hoặc hái trên núi Cậu. 

Bước chân vào khu bếp, bạn sẽ nhìn thấy ngay những người thợ đang đổ bánh xèo rất điêu luyện. Tay ai cũng thoăn thoắt, nhanh nhẹn, chảo này vừa tráng xong bột thì chảo kia cũng đã chín bánh. Bếp lò ở đây lúc nào cũng đỏ rực lửa và chảo bánh luôn luôn nóng dầu từ sáng đến chiều. Hiện tại chùa đã có hơn 10 người tình nguyện đổ bánh xèo chay. Được biết rằng, mỗi ngày tại đây thường làm ra khoảng từ 6.000 - 7.000 chiếc bánh xèo chay. Riêng dịp cuối tuần, ngày rằm, lễ thì chùa phải huy động 3 - 4 giàn chảo thì mới phục vụ đủ nhu cầu của các Phật tử và khách hành hương.  

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), ngôi chùa độc đáo giữa thất núi An Giang 7

Mọi người cầm đĩa đứng xung quanh chảo để đợi bánh chín. Ảnh: VnExpress

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), ngôi chùa độc đáo giữa thất núi An Giang 8

Hình ảnh đôi tay người đầu bếp nhanh nhẹn đổ bánh

Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), ngôi chùa độc đáo giữa thất núi An Giang 9

Mỗi ngày, chùa phục vụ khoảng 6.000 - 7.000 chiếc bánh xèo chay. Ảnh: VnExpress

Trải nghiệm bánh xèo chay nức tiếng tại Thiền viện Đông Lai

Trên đây cẩm nang du lịch MIA.vn đã giới thiệu đến bạn Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) - Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất An Giang với truyền thống đãi bánh xèo chay. Nếu có dịp đặt chân đến vùng đất Thất Sơn thì bạn đừng quên ghé đến đây để bái Phật, dâng lễ, đồng thời cảm nhận hương vị bánh xèo thơm ngon cũng như tấm lòng hiếu khách của nhà chùa và người dân địa phương nhé.