Đồng Tháp là vùng đất sở hữu nhiều không gian du lịch thú vị và hấp dẫn. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên trù phú, tươi đẹp, vùng đất này còn có nhiều địa điểm văn hóa, tôn giáo với giá trị sâu sắc và thu hút nhiều tín đồ du lịch ghé thăm. Một trong những địa điểm như thế chính là Chùa Bửu Hưng ở khu vực huyện Lai Vung. Vậy bạn cần biết gì khi tham quan địa điểm này, hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn tìm hiểu về Chùa Bửu Hưng bạn nhé!

Địa chỉ: xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Chùa Bửu Hưng là một địa điểm tham quan nổi tiếng tại khu vực huyện Lai Vung và cách trung tâm thành phố Sa Đéc khoảng 9 km. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại địa bàn huyện Lai Vung với giá trị nghệ thuật cao cùng nhiều câu chuyện lịch sử ấn tượng.

Chùa Bửu Hưng mang đậm sắc màu của Phật Giáo Bắc Tông và mang đậm lối kiến trúc Việt Nam. Công trình này là một trong những Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia được công nhận vào ngày 3/8/2007.

Với vị trí địa lý nhìn ra dòng rạch Ông Cả Cát, vì thế, Chùa Bửu Hưng còn được người dân địa phương gọi tên là Chùa Cả Cát. Với vẻ đẹp thanh bình cùng không gian vườn cây xanh mát, Chùa Bửu Hưng sẽ mang đến bạn những trải nghiệm thanh bình, nhẹ nhàng, giúp bạn lắng lòng lại và tìm về những giá trị bình yên tại chốn thiền môn.

Xem thêm: Chùa Kiến An Cung, ngôi chùa cổ kính của người Hoa tại Đồng Tháp

Về thăm Chùa Bửu Hưng, không gian cổ giữa xứ sở sen hồng 2

Chùa Bửu Hưng là một địa điểm tham quan nổi tiếng tại khu vực huyện Lai Vung. Ảnh: Thuydaonguyen

Về thăm Chùa Bửu Hưng, không gian cổ giữa xứ sở sen hồng 3

Chùa Bửu Hưng mang đậm sắc màu của Phật Giáo Bắc Tông và mang đậm lối kiến trúc Việt Nam. Ảnh: thamhiemmekong

Theo những ghi chép còn lưu lại tại đây, Chùa Bửu Hưng được thiền sư Nguyễn Đăng từ Kinh thành Huế vào xây dựng từ giữa thế kỷ 18, vào khoảng những năm 1777 đến 1780. Lúc bấy giờ, chùa chỉ được xây dựng bằng những vật liệu thô sơ, tạm bợ như tre, trúc, vách đắp bùn và lợp lá dừa nước.

Sau khi Thiền sư Nguyễn Đăng viên tịch, Thiền sư Tịnh Châu đã đến đây trên đường đi hoằng hóa rồi ở lại tu tập. Sau đó, am nhỏ này đã được trùng tu lớn hơn nhưng vẫn chỉ bằng những vật liệu đơn sơ.

Năm 1803, thiền sư Tiên Thiện Từ Lâm từ chùa Sắc Tứ Long Tuyền đến đây trụ trì. Trong năm này, Chùa Bửu Hưng được vua Gia Long phong là Sắc tứ Bửu Hương tự.

Tương truyền, trong một lần bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau là vua Gia Long) đã chạy vào ngôi chùa này để trú ẩn. Sau khi lên ngôi, ông trao biển sắc tứ cho chùa và phong sư Tiên Thiện Từ Lâm là Từ Dung hòa thượng. Từ đó, nhà sư đã từng bước xây dựng ngôi chùa từ đơn sơ thành một ngôi đại tự kiên cố bằng gỗ quý.

Đến đời trụ trì thứ 8 là Đại sư Như Lý Thiên Trường, Chùa Bửu Hưng lại được trùng tư lớn hơn. Chùa tiếp tục được cho sửa sang Chánh điện và chạm trổ thêm bao lam Thần vọng, biển thờ, hoành phi, câu đối. Ngoài ra, khu mộ tháp cũng được chỉnh sửa lại và cho trồng nhiều hơn cây cảnh.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa bị máy bay giặc ném bom vào ngày 3 tháng 7 năm 1947 khiến cho không gian bị hư hại rất nhiều. Năm 1950, chùa được tăng chúng góp công trùng tu lại.

Từ năm 1992 đến năm 2012, ngôi chùa đã được Thượng tọa Thích Minh Trí cho trùng tu nhiều lần và có diện mạo ấn tượng như ngày nay. Ngôi chùa rộng lớn với nhiều hạng mục được xây thêm đã tạo nên sự bề thế nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét trầm mặc, an yên.

Về thăm Chùa Bửu Hưng, không gian cổ giữa xứ sở sen hồng 4

Chùa Bửu Hưng đã trải qua nhiều biến động lịch sử. Ảnh: dulichphuocthanhiv

Chùa Bửu Hưng cách trung tâm Thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp khoảng 30 km. Vì thế, bạn cần khoảng hơn 45 phút để di chuyển từ trung tâm đến với địa điểm tham quan nổi tiếng này. Để di chuyển từ Thành phố Cao Lãnh đến Chùa Bửu Hưng, bạn có thể sử dụng Google Maps làm hướng dẫn hoặc đi theo gợi ý của MIA.vn như sau: Quốc lộ 30 - rẽ phải vào Võ Nguyên Giáp - rẽ phải Quốc lộ N2B - vòng qua nút giao Tân Mỹ và rẽ trái vào DT849 - rẽ trái vào Quốc lộ 80 - rẽ phải vào Cái Chanh - Chùa Bửu Hưng.

Chùa Bửu Hưng không chỉ là một trong những địa điểm tham quan văn hóa, tâm linh mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng tại tỉnh Đồng Tháp. Hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá một vài hoạt động du lịch thú vị tại địa điểm Phật giáo này bạn nhé!

Chùa Bửu Hưng hiện tại đang tọa lạc trong một khu vườn rộng lớn gợi nên không gian thoáng đãng. Phía trước đền là một con rạch nhỏ thanh bình, mát mẻ. Chùa Bửu Hưng được xây dựng theo kiểu chữ Tam với chiều ngang 15m, chiều dài 50 mét cùng kết cấu bao gồm Tiền đường, Chánh điện và Nhà Hậu tổ.

Tiền đường và Chánh điện của Chùa Bửu Hưng nối liền nhau tạo nên thế vững chắc. Trong chánh điện được chia thành 3 gian, 2 chái rộng lớn kiểu tứ trụ và có bao lam cùng Thần vọng chạm trổ tứ linh vô cùng công phu. Ở giữa chánh điện còn có tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,5 mét do triều đình nhà Nguyễn gửi vào cúng dường trong năm Minh Mạng thứ Hai.

Sau chánh điện là sân thiên tỉnh hình chữ khẩu và hành lang hai bên để nối kết với Nhà Hậu Tổ. Bên trong vườn trúc cạnh chùa còn có khu tháp cổ, vốn là nơi an trí nhục thân của các nhà sư đã từng tu tập tại Chùa Bửu Hưng.

Về thăm Chùa Bửu Hưng, không gian cổ giữa xứ sở sen hồng 5

Chùa Bửu Hưng hiện tại đang tọa lạc trong một khu vườn rộng lớn gợi nên không gian thoáng đãng. Ảnh: thamhiemmekong

Về thăm Chùa Bửu Hưng, không gian cổ giữa xứ sở sen hồng 6

Chùa Bửu Hưng được xây dựng theo kiểu chữ Tam với kết cấu rộng lớn. Ảnh: thamhiemmekong

Bên trong không gian Chùa Bửu Hưng còn có nhiều hiện vật quý đang được trưng bày. Ngoài những pho tượng Phật cổ cũng như những dấu tích kiến trúc như bao lam, hoành phi, câu đối… bên trong chùa còn hơn 100 cột gỗ to và quý, ba bộ cửa lớn có chạm khắc hình rồng và hoa lá với mức độ nghệ thuật đạt đến sự tinh xảo. Ba bộ cửa này được tạo ra vào thế kỷ 20 và được dựng ở vách sau khu vực Chánh điện vào những năm 1909 - 1911.

Về thăm Chùa Bửu Hưng, không gian cổ giữa xứ sở sen hồng 7

Bên trong không gian Chùa Bửu Hưng còn có nhiều hiện vật quý đang được trưng bày. Ảnh:

Chùa Bửu Hưng là một trong những địa điểm lịch sử, văn hóa nên bạn cần lưu ý một số điều khi tham quan cũng như đến viếng ngôi chùa này. Vậy những điều cần biết khi tham quan Chùa Bửu Hưng là gì, hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá bạn nhé!

- Khi tham quan Chùa Bửu Hưng, bạn nên lựa chọn trang phục thanh lịch, gọn gàng và kín đáo, tránh những loại trang phục quá ngắn, hở, gây phản cảm.

- Không gian chùa mang sắc màu yên tĩnh, nhẹ nhàng và thanh bình. Vì thế, bạn cần giữ vững sự tôn nghiêm, trật tự khi đến với ngôi chùa nổi tiếng này. Ngoài ra, nếu đi cùng trẻ nhỏ, hãy nhắc nhở các em giữ trật tự, không chạy nhảy trong khuôn viên sân chùa, cũng như không tự ý chạm vào các hiện vật, tượng Phật tại đây.

- Không ăn uống trong khu vực thờ cúng tại chùa. Hạn chế làm ảnh hưởng đến không gian nguyện cầu và chiêm bái của các tín đồ Phật giáo khác tại đây.

Chùa Bửu Hưng là một trong những Di tích Lịch sử Cấp Quốc gia được nhiều tín đồ du lịch tìm đến khi khám phá Đồng Tháp. Địa điểm này là một trong những nơi mà bạn có thể cảm nhận được sự tôn nghiêm, vẻ đẹp yên bình đậm chất chốn thiền môn. Nếu đang muốn khám phá các giá trị về lịch sử cũng như Phật giáo, hãy thử dành một phần lịch trình của mình để ghé qua Chùa Bửu Hưng để khám phá thêm bạn nhé!