Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An. Chùa Cầu được xây dựng bắt ngang qua một nhánh nhỏ của con sông Thu Bồn, là cầu nối giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, những tuyến đường chính của phố cổ Hội An.

Thành phần chính của Chùa Cầu gồm 2 phần là phần chùa và phần cầu. Ngôi chùa có diện tích khoảng 60m2 và được xây dựng để thờ vị tướng Bắc Đế Trấn Võ. Phần cầu có diện tích là 75m2, dài khoảng 18m.

Có cả một truyền thuyết về Chùa Cầu lý giải tại sao lại chia thành hai phần như vậy. Vào thế kỷ 17, các thương nhân người Nhật Bản đã góp tiền lại để dựng lên một cây cầu biểu tượng cho hình ảnh của một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu (quái vật thường quẫy đuôi tạo nên những trận động đất) để có thể chế ngự nó, giữ cho cuộc sống bình yên.

Sau một thời gian, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa, nên cây cầu mới được gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cầu là “Lai Viễn Kiều”, với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.

Đặc biệt, vào năm 1990 Chùa Cầu được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia và hình ảnh của nó được khắc họa trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam. Tháng vào tháng 12/2022, Chùa Cầu được khởi công trùng tu và sau gần 2 năm, di tích Chùa Cầu Hội An chính thức được khánh thành và mở cửa vào chiều ngày 03/08/2024.

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 2

Hình ảnh chùa Cầu Hội An rêu phong cổ kính trước khi được trùng tu

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 3

Chùa Cầu Hội An năm 1986. Ảnh: VNExpress

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 4

"Chiếc áo mới" của Chùa Cầu Hội An sau khi được trùng tu. Ảnh: Vietnamnet

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 5

Sau khi được trùng tu và mở cửa, chùa Cầu lại đón dòng người "ken đặc" đến tham quan, check-in. Ảnh: VTCNews

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 6

Chùa Cầu Hội An với không khí yên bình và êm ả vào buổi sáng sớm. Ảnh: Klook

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 7

Đây là điểm tham quan được nhiều du khách yêu thích và ghé thăm

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 8

Hình ảnh Chùa Cầu Hội An xuất hiện trên mặt sau tờ tiền Việt Nam

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 9

Chùa Cầu Hội An nổi bật với ánh sáng rực rỡ vào ban đêm. Ảnh: Báo Văn Hóa

Không gian Chùa trên Cầu chiếm một phần khá nhỏ, những du khách lần đầu ghé đến có thể sẽ bất ngờ vì chúng ta vẫn hay gọi là Chùa Cầu nhưng lại không thờ bất kì một vị Phật nào. Ngôi Chùa nằm một góc nhỏ trên cầu, với phần cửa được xây dựng theo lối kiến trúc văn hóa Trung Quốc và chạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Chính giữa chùa là bức tượng thờ vị tướng Bắc Đế Trấn Võ được làm bằng gỗ, với mong muốn cầu bình an và yên bình cho cư dân xung quanh đây.

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 10

Bàn thờ vị tướng Bắc Đế Trấn Võ vẫn như mới, dù đã trải qua mấy trăm năm

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 11

Bức tượng vị Bắc Đế Trấn Võ được chạm khắc cực kì sống động. Ảnh: Trần Tuấn Việt

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 12

Giữa cầu là lối vào Chùa, bên trên lối vào gian thờ có tấm biển đề 3 chữ “Lai Viễn Kiều”. Ảnh: Vietnamnet

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 13

Ngay dưới tấm biển có hai mắt cửa - một chi tiết kiến trúc đậm nét của Hội An

Chùa Cầu Hội An được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi bạn có thể nghe người ta gọi là cầu Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng được 3 luồng văn hóa Trung Quốc - Nhật Bản - Việt Nam được hòa trộn khéo léo để tạo nên Chùa Cầu. Phần mái được lắp đặt kiểu âm dương là đặc trưng chung của những khu nhà cổ tại Hội An.

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 14

Những mái ngói âm dương đã được thay thế bằng những viên ngói mới. Ảnh: VTV

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 15

Các họa tiết trên mái Chùa Cầu được sơn lại thành màu xanh nổi bật sau khi trùng tu. Ảnh:

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 16

Cận cảnh mái Chùa Cầu đậm nét Á Đông với chi tiết trang trí tinh xảo trên bờ nóc, bờ chảy cùng những đồ gốm men lam được khảm trên mái. Ảnh: VNExpress

Vừa bước vào Chùa Cầu Hội An, bạn sẽ ấn tượng ngay với 2 bức tượng linh thú là tượng khỉ và tượng chó với ý nghĩ đứng chắn và ngăn cản những quái thú tấn công và xâm nhập Chùa Cầu. Những bức tượng này được làm từ gỗ mít với những đường điêu khắc tinh xảo và cực kỳ sống động, trước mỗi con là một bát lư hương.

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 17

Văn bia và miếu thờ linh thú bên trong chùa đã được quét sơn lại sau đợt trùng tu. Ảnh: Vietnamnet

Phần trụ và cột bên trong cầu được chạm khắc cực kì chi tiết và tinh xảo, thể hiện rõ thẩm mỹ và tín ngưỡng tôn thờ của người dân phố cổ khi xưa. Nhờ vậy đến đây bạn có thể cảm nhận được sự sầm uất, nhộn nhịp ngày xưa cũng như sự tôn thờ những tín ngưỡng các vị thần, niềm tin mãnh liệt về sức mạnh của những vị thần có thể bảo bọc và che chở những họ vượt qua được khó khăn hoặc tà ma.

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 18

Trên một số vì kèo, hoành mái có chạm nổi chữ Hán rất tinh xảo

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 19

Những hệ khung gỗ biến điệu theo hình dáng cong của cầu

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 20

Thiết kế bên trong của Chùa Cầu Hội An với hệ thống cột chèo chắc chắc và vững chãi

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 21

Kiến trúc Chùa Cầu là sự hòa quyện của 3 luồng văn hóa Trung Quốc - Nhật Bản - Việt Nam

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 22

Mặt sau chùa cầu được sơn màu son mới

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 23

Cổng vào Chùa Cầu phía đường Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Vietnamnet

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 24

Chùa Cầu Hội An như được "khoát lên" một chiếc áo mới vào tháng 08/2024

Chùa Cầu Hội An nằm trong khu trung tâm của phố cổ, để tham quan điểm du lịch này thì bạn chỉ có thể đi bộ. Vì vậy để đến Chùa Cầu, trước tiên bạn cần vào phố cổ, sau đó gửi xe bên ngoài và đi bộ vào để tham quan nhé. Nếu đang phân vân chưa biết làm sao di chuyển đến chùa Cầu Hội An, bạn có thể tham khảo một số phương tiện sau đây:

+ Xe máy: bạn có thể di chuyển dọc theo tuyến đường Võ Nguyên Giáp - Trường Sa Lạc Long Quân. Sau đó, khi gặp đường Hai Bà Trưng, rẽ vào bên phải và chạy thẳng gặp đường Nguyễn Công Trứ, rẽ trái. Tiếp đến rẽ phải qua Lý Trường Tộ, chạy đến cuối đường là gặp được bảo tàng.

+ Xe buýt: là phương tiện rất được nhiều người lựa chọn nhờ sự tiện lợi và chi phí khá rẻ so với những hình thức còn lại, chỉ 30.000VNĐ/ chuyến/ 1 chiều từ Đà Nẵng đến Hội An hoặc ngược lại.

+ Taxi: loại phương tiện này có mức giá khá cao, hường sẽ dao động trong khoảng 350.000 - 430.000 VNĐ/ 1 chiều đến 750.000 – 950.000 VNĐ/ khứ hồi.

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 25

Một góc Chùa Cầu vào buổi chiều tà, chuẩn bị lên đèn nổi bật với vẻ đẹp lung linh

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 26

Sông Hoài mang nét đẹp hoài cổ êm đềm chảy dưới Chùa Cầu

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 27

Hình ảnh Chùa Cầu vào những ngày xưa cũ, vẫn mang màu sắc cổ kính

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 28

Chùa Cầu sau trùng tu nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 29

Lễ khánh thành tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) vào chiều 03/08/2024. Ảnh: Báo Dân Trí

Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội sau trùng tu 30

Chùa Cầu là điểm tham quan cực kì ấn tượng mà du khách nên ghé nếu đến Hội An. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết

Chùa Cầu Hội An là địa điểm bạn không thể bỏ qua nếu đến Hội An. Đây là tòa kiến trúc được mệnh danh là biểu tượng của Hội An, thể hiện một cách sống động và chân thực đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân phố cổ những ngày xưa.