Ngược dòng sông nước hướng về con sông Đồng Nai hiền hòa, bạn sẽ phát hiện một vùng đất nổi yên bình. Nơi đây còn được người đời gọi tên là Cù lao Ba Xang. Ngự trên Cù lao Ba Xang có một địa điểm tôn giáo cực kỳ nổi tiếng được nhiều tín đồ du lịch tâm linh tìm đến chiêm bái. Đó chính là điểm đến Chùa Châu Đốc 3 nức tiếng linh thiêng.

Địa chỉ: Cù lao Ba Xang, phường Long Bình, thành phố Thủ Đức (Quận 9 cũ)

Giờ mở cửa: 7h30 - 10h

Chùa Châu Đốc 3 là một điểm đến văn hóa thu hút được nhiều tín đồ tôn giáo đến viếng thăm. Chùa Châu Đốc 3 còn có tên gọi là Chùa Phước Long, tọa lạc trên một cù lao giữa dòng sông Đồng Nai hiền hòa, yên bình. 

Dù vẫn thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, thế nhưng, Chùa Châu Đốc 3 sở hữu quang cảnh hoàn toàn khác biệt. Tại đây, bạn sẽ thấy một vùng đất cù lao sông nước mang cảm hứng thôn quê, trữ tình. Không còn bóng dáng của cao ốc hay những tòa nhà chọc trời, khi đến địa điểm này, tâm hồn bạn sẽ bị lay động bởi tiếng xuồng máy dân dã hay nhịp khua mái chèo yên bình. 

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 2

Chùa Châu Đốc 3 là một điểm đến văn hóa thu hút được nhiều tín đồ tôn giáo đến viếng thăm

Ít người biết rằng, xung quanh Chùa Châu Đốc 3 có một giai thoại rất huyền bí. Chính vì giai thoại này, cái tên Chùa Châu Đốc 3 mới được sử dụng nhiều hơn để thay thế cho tên Chùa Phước Long. 

Cách đây khoảng nửa thế kỷ, Chùa Phước Long chỉ là một am thờ nhỏ do sư thầy Thích Nhật Phát làm chủ trì. Những vị thương nhân người Hoa sinh sống quanh vùng này thấy am thờ còn nhiều khoảng đất trống nên đã ngỏ lời để xây dựng một miếu thờ Bà Chúa Xứ trong khuôn viên chùa. 

Trải qua nhiều lần xin phép và được sự đồng ý của nhà chùa, các thương nhân này đã cho tạc tượng bà và đi xuống Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc để xin chân đèn. Tương truyền, việc xin chân đèn mang ý nghĩa là xin lấy một phần nguyên thần của Bà Chúa Xứ mang về nhập vào tượng mới. 

Sau khi tượng Bà được an vị, Chùa vẫn được hoạt động như bao thường. Thế nhưng, vào một đêm chiêm bao, sư trụ trì được Bà báo mộng là tượng Bà đang đặt sai hướng, cần nhờ người cho xoay lại. 

Sau khi tỉnh giấc, sư trụ trì đã cho xoay lại hướng tượng Bà đúng như trong giấc mộng. Kể từ đó, nhiều điều linh ứng đã xảy ra với ngôi chùa này. Tín đồ Phật giáo thập phương đến lễ chùa cũng ngày một đông hơn. 

Các vị khách phương xa khi đến chùa thường bảo Bà rất linh thiêng, không kém gì Bà ở Châu Đốc. Vì thế, người đời tìm đến đây để nguyện cầu, chiêm bái tượng Bà ngày càng nhiều. Từ đó, chùa được gọi với cái tên thân quen là Chùa Châu Đốc 3. 

Sở dĩ gọi là Chùa Châu Đốc 3 vì trước đây cũng đã có một Chùa Châu Đốc 2 tọa lạc tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Người đời gọi theo thứ tự trước sau để tránh sự nhầm lẫn giữa hai địa điểm này. 

Nhiều người thường hay đặt một câu hỏi rằng, tại sao không trực tiếp xuống viếng bà Châu Đốc Núi Sam mà lại lập nên các Chùa Châu Đốc 2, Châu Đốc 3. Thật ra, trong thời điểm ấy, việc di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh biên giới Tây Nam như An Giang là vô cùng phức tạp bởi tình hình chiến sự. Người đi lại qua vùng biên các tỉnh phải có giấy phép thông hành và chỉ được đi cho một khung giờ nhất định. Tuy nhiên, mong muốn chiêm bái, viếng Bà Châu Đốc của người dân các địa phương khác là luôn có. Vì thế, họ mới gầy dựng nên những địa điểm là Châu Đốc 2, Châu Đốc 3 rồi thỉnh chân đèn tại Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam về. 

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 3

Ít người biết rằng, xung quanh Chùa Châu Đốc 3 có một giai thoại rất huyền bí

Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trên một cù lao giữa sông, vì thế, cách di chuyển đến Chùa Châu Đốc 3 cũng có sự đặc biệt hơn các địa điểm du lịch khác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn phải sử dụng nhiều phương tiện mới đến được địa điểm này để tham quan. 

Đầu tiên, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc công cộng để di chuyển đến Bến đò Hội Sơn thuộc thành phố Thủ Đức. Nếu tự túc di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo sự hướng dẫn chi tiết của Google Maps. Tuy nhiên, bạn vẫn có thế sử dụng các tuyến xe buýt mà MIA.vn gợi ý để đến được với Bến đò Hội Sơn. 

- Xe buýt 76: Bến xe Miền Đông Mới  - Long Phước 

- Xe buýt 611: Bến xe Tân Đông Hiệp - Dĩ An - Thủ Đức 

Tuy nhiên, nhược điểm của lựa chọn này là bạn phải đi bộ khá xa mới có thể đến được với Bến đò Hội Sơn. 

Sau khi đến được Bến đò Hội Sơn, bạn chỉ cần mua vé 10.000 VNĐ/2 chiều để di chuyển đến Cù lao Ba Xang hiền hòa và thơ mộng. Bồng bềnh trên con sông Đồng Nai khoảng 20 phút, bạn sẽ thấy được hình ảnh Chùa Châu Đốc 3 vô cùng nổi bật bên bờ sông Đồng Nai. 

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 4

Cách di chuyển đến Chùa Châu Đốc 3 cũng có sự đặc biệt hơn các địa điểm du lịch khác tại Thành phố Hồ Chí Minh

Kiến trúc của Chùa Châu Đốc 3 mang một sắc màu rực rỡ với nhiều hạng mục tráng lệ, ấn tượng. Khi thuyền dần dần đến với bến đò bên cù lao, bạn sẽ thấy hình ảnh một con rồng uốn lượn với dáng vẻ vĩ đại, oai phong. Tượng rồng được đặt ven sông như muốn bao bọc và bảo vệ lấy ngôi chùa. 

Ngoài ra, trong Chùa Châu Đốc 3 còn có nhiều hạng mục điêu khắc ấn tượng. Hiện trong chùa có tượng Phật nằm với chiều dài 10m vô cùng uy nghi, hùng vĩ. Ngoài ra, trong chùa còn có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay được chạm trổ gọn gàng cùng nhiều đường nét tinh xảo. Bên cạnh đó, chùa còn có nhiều công trình nghệ thuật điêu khắc đẹp mắt như tủ thờ, cối chày, bình gốm, lu… 

Không gian bên trong của Chùa Châu Đốc 3 khá rộng lớn với nhiều bộ bàn ghế bằng gỗ được bày trí một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Ngoài ra, bạn có thể thấy những cây đèn dầu được xếp cân đối nhau trên tất cả gian thờ. Điều này đã làm nên sự thu hút với các tín đồ du lịch như muốn níu chân họ ở lại đây. 

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 5

Kiến trúc của Chùa Châu Đốc 3 mang một sắc màu rực rỡ với nhiều hạng mục tráng lệ, ấn tượng

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 6

Chùa có tượng Phật nằm với chiều dài 10m vô cùng uy nghi, hùng vĩ

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 7

Không gian bên trong của Chùa Châu Đốc 3 khá rộng lớn

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 8

Chùa có tượng Phật Bà hướng ra sông Đồng Nai vô cùng uy nghiêm

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 9

Hình tượng rồng ven chùa như bảo bọc cho sự yên bình của công trình này

Chùa Châu Đốc 3, chốn thiền tịnh ngự trên Cù lao Ba Xang 10

Tượng Bà Chúa Xứ được an trí vô cùng trang nghiêm trong không gian chùa

Nhiều tín đồ văn hóa tâm linh khi đi hành hương ở hai địa điểm thờ Bà sẽ nhận thấy sự khác biệt của 2 bức tượng Bà. Tại sao lại có sự khác biệt đó? 

Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn quay trở lại với nguồn gốc của hai bức tượng Bà này. Bức tượng Bà Châu Đốc ở Núi Sam được tương truyền là do người Khmer tạc nên. Vì thế, tượng Bà ở Miếu Bà Châu Đốc sẽ ảnh hưởng mạnh bởi nền văn hóa độc đáo của người Khmer. 

Ngược lạc, tượng Bà ở Chùa Châu Đốc 3 do các thương nhân người Hoa vì lòng thành kính mà lập nên. Vì thế, tượng Bà ở đây cũng mang đậm sắc màu và văn hóa của người dân tộc Hoa. 

Chùa Châu Đốc 3 là địa điểm văn hóa tâm linh độc đáo với vị trí tọa lạc cực kỳ đặc biệt. Đây là một địa điểm mà các tín đồ du lịch văn hóa nên thêm vào cẩm nang du lịch Sài Gòn để khám phá ngay khi có dịp.