Chùa Huê Nghiêm (Quận 2, TP. Hồ Chí Minh) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng lâu đời tại Sài Gòn, sở hữu diện tích rộng lớn lên đến 20.000m2, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, chiêm bái và thể hiện lòng tôn kính đối với Phật pháp. Chùa Huê Nghiêm thu hút du khách không chỉ vì kiến trúc cổ lâu đời, độc đáo mà còn bởi khuôn viên chùa rộng lớn, thoáng đãng, nhiều cây xanh. Ngôi chùa ngày nay thường xuyên đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến chiêm bái và lễ Phật.

Chùa Huê Nghiêm, chốn thanh tịnh ở trung tâm Sài Gòn 2

Chùa Huê Nghiêm có khuôn viên rộng lớn, thoáng đãng, nhiều cây xanh

Chùa Huê Nghiêm hay có tên gọi khác là chùa Huê Nghiêm 2 (tên gọi tránh nhầm lẫn với gốc tổ đình Huê Nghiêm cách đây 300 năm trước, của hệ phái Bắc Tông).  

Địa chỉ: Số 299B, Lương Định Của (P. Bình Khánh, Quận 2 cũ, TP. Hồ Chí Minh).

Do vị trí nằm gần trung tâm Sài Gòn, việc di chuyển đến chùa Huê Nghiêm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể đi xe buýt hoặc phương tiện cá nhân:

- Xe buýt: Tuyến 43, tuyến 88; Giá vé: Khoảng 5.000 đồng – 7.000 đồng/người/lượt.

- Phương tiện cá nhân: Khách hành hương có thể gửi xe ngay trước cổng chùa miễn phí, với khuôn viên 20.000m2 mang đến sự thuận tiện và an tâm cho du khách.

Chùa Huê Nghiêm, chốn thanh tịnh ở trung tâm Sài Gòn 3

Cổng chùa Huê Nghiêm to lớn, uy nghiêm

Chùa Huê Nghiêm thường chỉ mở cửa chính điện vào các dịp lễ, ngày rằm và mùng 1. Do vậy vào các thời điểm này sẽ có rất đông du khách gần xa đến tham quan và lễ Phật. Đặc biệt, trong các buổi thuyết giảng của Hòa thượng Thích Trí Quảng, luôn thu hút đông đảo tăng ni và hàng trăm Phật tử đến chùa để tham gia tu học.

Chùa Huê Nghiêm, chốn thanh tịnh ở trung tâm Sài Gòn 4

Chủ tịch nước và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng. Ảnh: Web Báo Lao Động

- Trước năm 1975: Khu vực này là phần đất dùng để sản xuất lúa gạo cho tổ đình Huê Nghiêm. (nay đã được xây chùa Huê Nghiêm)

- Năm 1975: Đất nước thống nhất, các chư Tăng tại Phật học viện Huệ Lưu đến đây để sản xuất nhằm tự cung, tự cấp thực phẩm hàng ngày theo nếp sống thiền môn thời bấy giờ. Hòa thượng Thích Trí Quảng đã cho dựng thảo am Huê Nghiêm 2 để tăng chúng và Phật tử có chỗ nghỉ ngơi, tu học.

- Năm 1998: Chùa Huê Nghiêm 2 chính thức được công nhận. 

- Ngày 27/05/2000: Thượng tọa Thích Giác Hoằng đã phát tâm hỷ cúng cho chùa 3 viên Xá lợi của đức Bổn sư và hai vị Thánh Tăng Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất (Đây là sự kiện mang điểm nhấn).

- Năm 2006: Chùa Huê Nghiêm chính thức được xây dựng. 

- Ngày 04/05/2017 (09/04 âm lịch): Thượng tọa Thích Lệ Trang là Tân trụ trì chính thức chùa Huê Nghiêm và Hòa thượng Thích Trí Quảng cũng trao y, bát đến Thượng tọa Thích Lệ Trang.

- Đến nay: Chùa Huê Nghiêm khá khang trang, kiên cố và thu hút nhiều du khách đến tham quan. 

Hàng năm: Ban Đại diện Phật giáo Quận 2 (cũ) chọn chùa Huê Nghiêm là nơi hành lễ tập trung cho hàng trăm tăng ni và Phật tử tham dự vào dịp Đại lễ Phật đản.

Chùa Huê Nghiêm, chốn thanh tịnh ở trung tâm Sài Gòn 5

Chùa Huê Nghiêm khá khang trang, kiên cố và thu hút nhiều du khách đến tham quan

Trụ trì chùa Huê Nghiêm hiện nay là Hòa thượng Thích Lệ Trang, thế danh là Lê Văn Giỏi, sinh năm 1958. 

Năm 1973: Hoà thượng Thích Lệ Trang xuất gia tại chùa Hương, Sa Đéc, Đồng Tháp. 

Ngày 04/05/2017 (09/04 âm lịch): Hòa thượng Thích Lệ Trang chính thức nhận bổ nhiệm là trụ trì và trao y bát từ ngày. 

Hiện nay thầy là Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung Ương, Trưởng ban Nghi lễ Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh và đang trú xứ tại Chùa Định Thành (quận 10), đồng thời trụ trì chùa Huê Nghiêm.

Thầy còn là người đầu tiên ở Việt Nam đưa kinh Nhật Tụng Thiền Môn vào thời kinh công phu chiều để hành trì tại chùa Viên Giác quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Chùa Huê Nghiêm, chốn thanh tịnh ở trung tâm Sài Gòn 6

Thầy Thích Lệ Trang có nhiều đóng góp cho nền Phật giáo nước nhà

Như vậy Chùa Huê Nghiêm hiện tại đã trải qua hai đời Trụ trì:

- Từ năm 1975 - 2006: Hòa Thượng Thích Trí Quảng.

- Từ năm 2007 - nay: Hòa thượng Thích Lệ Trang.

Với diện tích rộng khoảng 2 hecta, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã tạo dựng một khuôn viên chùa toát lên vẻ đẹp thanh nhã. Báo Giác Ngộ ngày 10/01/2001 số 50 cho biết, ở mỗi hồ sen, ao cá, góc vườn, khoảng sân… đều được trụ trì đặ,t tên theo từng vị Thánh Tăng, Bồ Tát được tôn vinh có danh hiệu trong kinh Pháp Hoa, bằng cách vinh danh mỗi khu vực bằng tên riêng này không gian thêm phần tôn nghiêm. 

Trước sân chùa Huê Nghiêm, một kiệt tác kiến trúc kinh ngạc, độc đáo thu hút nhiều du khách là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao đến 12m (tượng cao 8m, đài tượng 4m), được điêu khắc tinh tế, tỉ mỉ nặng đến 60 tấn bằng đá hoa cương nguyên khối. Pho tượng được cúng dường từ viện chủ chùa Kim Sơn (miền Bắc California, Hoa Kỳ) bởi Hòa thượng Thích Tịnh Từ vào năm 2003.

Ngoài sự độc đáo của pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, khuôn viên chùa còn mát mẻ và xanh thoáng vì có nhiều cây xanh, tạo nên khung cảnh trang nhã, sinh động. Điểm đặc biệt độc đáo ở chùa Huê Nghiêm không phải ngôi chùa nào cũng sở hữu nằm ở những bức bia lớn trải dài, được khắc họa chi tiết chính xác từng điều răn của Đức Phật.

Chùa Huê Nghiêm, chốn thanh tịnh ở trung tâm Sài Gòn 7

Khuôn viên rộng rãi và xanh bóng cây của chùa

Ngôi chánh điện gồm tượng của các tôn chí chư Phật, Bồ Tát bằng gỗ quý: Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Di Lặc. Không chỉ độc đáo ở những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, chánh điện còn đặc biệt bởi sự hòa quyện giữa thiết kế tinh tế và hiện đại, kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống của chùa Việt Nam và chùa Nhật Bản.

Ngày 27/05/2000: Thượng tọa Thích Giác Hoằng đã phát tâm hỷ cúng cho chùa 3 viên Xá lợi của đức Bổn sư và hai vị Thánh Tăng Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất.

Chùa Huê Nghiêm, chốn thanh tịnh ở trung tâm Sài Gòn 8

Bình yên bên trong chánh điện chùa Huê Nghiêm 

Sau 1975: Hòa thượng Thích Trí Quảng đã hướng các em trẻ đến chùa Ấn Quang tu học. Ban đầu, các em dâng hoa cúng dường, sau học giáo lý và tụng kinh tại tổ đình Ấn Quang, hình thành chúng Ngọc Nữ cho lứa từ mẫu giáo đến lớp một, và chúng La Hầu La cho độ tuổi lớn hơn. Ban đầu chỉ có ít hơn 40 em, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng, các em thích thú tu thực kinh Pháp hoa 7 quyển một cách trang nghiêm. Đạo tràng Pháp Hoa hình thành với nhiều lứa tuổi và thành phần khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều chúng như A Nan, Xá Lợi Phất...

Hòa thượng sáng lập đạo tràng Pháp Hoa tại nhiều nơi, bao gồm chùa Phổ Quang và Huê Nghiêm ở TP.HCM, cùng các đạo tràng ở các tỉnh khác. Tổ chức quy mô của Đạo tràng Pháp Hoa ngày càng phát triển và gắn kết hàng trăm ngàn thành viên, mang lại lợi ích to lớn cho cuộc sống.

Đặc biệt, chùa Huê Nghiêm quận 2 là nơi tập trung hàng tuần cho pháp hội lớn của Đạo Tràng Pháp Hoa TP. Hồ Chí Minh và cả hai miền Bắc và Nam.

Mỗi năm, vào Đại lễ Phật đản, chùa Huê Nghiêm được Ban Đại diện Phật giáo Quận 2 chọn là nơi tổ chức lễ tập trung cho Tăng Ni và hàng ngàn Phật tử. Hòa thượng Thích Trí Quảng thường đảm nhận việc thuyết giảng.

Hiện tại, chùa Huê Nghiêm của thầy Thích Trí Quảng có kế hoạch phát triển thành ngôi đại tự hàng đầu Việt Nam. Chùa cũng là điểm du lịch tâm linh, thường đón tiếp khách trong và ngoài nước. Các Phật tử Đạo Tràng Pháp Hoa tu tập tại đây, thông thường sẽ có khóa tu vào chủ nhật hàng tuần. 

Chùa Huê Nghiêm đã trở thành một điểm đến thu hút du khách không chỉ trong nước mà còn từ khắp nơi trên thế giới, đóng góp quan trọng vào văn hóa và lịch sử Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và ý nghĩa tâm linh sâu sắc, chùa Huê Nghiêm tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho những người tìm kiếm không gian yên bình và khám phá về tâm linh. Hãy theo dõi MIA.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về các điểm đến du lịch nhé!