1 Vị trí của chùa Nôm Hưng Yên
Chùa Nôm còn được biết đến với cái tên khác là Linh Thông cổ tự, tọa lạc tại làng Nôm, xã Đại Hồng. Phía Tây chùa tiếp giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội; phía Nam giáp với địa phận tỉnh Hải Dương còn phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh nên di chuyển đến đây vô cùng thuận lợi. Bởi thuộc quần thể làng Nôm nên chùa cũng mang vẻ đẹp dân dã như làng quê Việt Nam từ bao đời nay, đặc biệt nét kiến trúc còn đậm nét Phật giáo từ thế kỷ XVIII. Hiện tại trong chùa vẫn còn lưu giữ rất nhiều pho tượng cổ nhất Việt Nam.
2 Hướng dẫn di chuyển đến tham quan chùa Nôm
Từ Hà Nội, Hải Dương hay Bắc Ninh bạn cũng có thể di chuyển đến đây dễ dàng và nhanh chóng. Từ trung tâm thủ đô chúng ta cần đi khoảng 30km là đến được chùa dâng hương, vãn cảnh. Nếu di chuyển bằng xe máy ước tính bạn cần mất khoảng 1 tiếng rưỡi.
Đường đến chùa Nôm cũng rất dễ đi, bằng phương tiện cá nhân bạn hãy đi theo QL5 đâm thẳng đến địa phận Hưng Yên, sau đó tiếp tục hỏi thăm người dân là tới. Nếu đi xe bus thì tuyến 208 hoặc 209 từ bến Bát Giáp đều đưa bạn đến được chùa.
3 Lịch sử hình thành và phát triển chùa Nôm Hưng Yên
Ngày nay cũng chẳng ai còn nhớ chùa được bắt đầu xây dựng từ bao giờ. Theo ước lệ của người dân địa phương thì chùa có tuổi đời khoảng chừng hơn 500 năm. Trên hai tấm bia lớn còn được lưu lại trong khuôn viên cho thấy chùa được xây dựng lại vào năm 1680. Đến khoảng gần cuối năm 1998 thì sư Huệ cùng chính quyền và nhân dân địa phương đã cùng nhau chung tay và góp công sức kiến tạo lại chùa.
Truyền thuyết kể lại rằng chùa được xây giữa rừng thông cổ tự nên mới có cái tên khác là Linh thông cổ tự. Dù chùa Nôm mới xây dựng lại khoảng độ 20 năm nhưng vẫn giữ lại được nguyên vẹn kiểu kiến trúc xưa đặc biệt. Tháng 2/1994 đánh dấu mốc đặc biệt trong việc chùa Nôm Hưng Yên được Bộ văn hóa thông tin chứng nhận “Di tích lịch sử văn hóa”.
4 Những nét đặc biệt của chùa Nôm lưu dấu ấn trong lòng khách tham quan
4.1 Hệ thống tượng Phật mang đậm hồn Việt
Chùa Nôm mang nét kiến trúc thuần Việt đậm chất, mang dấu ấn Thiền phái Lâm Tế, theo mẫu chữ “Đinh” với ý nghĩa kiên định. Ngoài ra trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều bức tượng cổ bằng đồng, trong đó được yêu thích nhất có thể kể đến như Phật Tổ Như Lai, tượng Cửu Long Phật Đản tinh xảo. Theo ước tính, ở chùa Nôm có khoảng 122 bức tượng cổ bằng đất nung hàng trăm năm tuổi như: A Di Đà, Phật bà, Tam thế, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán…
Hơn nữa ở chùa còn có nhiều bức tượng miêu tả quá trình trưởng thành của đức Phật, bức cao nhất cao đến 3m được chế tác vô cùng công phu và bày biện bên trong gian thờ. Tượng đặt ở hai lối hành lang là tượng La Hán, tượng Tuyết Sơn, tượng Bát Bộ Kim Cương… với đủ kiểu tư thế, hình dáng và kích thước khác nhau. Đại đức Thích Đồng Huệ, trụ trì chùa cho biết các nhà khoa học đánh giá những nếp nhăn trên áo và một số đặc trưng khác của bức tượng ở đây tiêu biểu cho nghệ thuật khắc tượng thế kỷ XVIII.
4.2 Nét kiến trúc cổ kính rêu phong
Những họa tiết xuất hiện trong khuôn viên chùa Nôm đều thể hiện được nét đẹp tinh tế và sự điêu khắc công phu của các nghệ nhân. Ẩn dưới những cây cổ thụ lớn niên đại nhiều năm là ngôi chùa cổ kính, rêu phong. Nếu muốn đến được đây đầu tiên chúng ta sẽ phải di chuyển qua cây cầu đá 9 nhịp có tuổi đời 200 năm được in bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức. Không gian bên trong một vẻ khác biệt hẳn với hương hoa thanh tịnh thơm ngát đối lập với sự uy nghiêm, trầm mặc lạ thường.
Qua khỏi cầu là cổng tam quan, được làm bằng gỗ và lợp mái ngói đỏ vảy cá trông vô cùng cổ kính và mang nét truyền thống của những ngôi chùa xưa miền Bắc. Tiếp đến là lầu chuông, lầu trống nằm hai bên đối xứng nhau. Từ chính điện bạn có thể thấy một hồ nước lớn, ngay trung tâm có kiến trúc hệt như một đóa sen chính là lầu quan âm. Bên cạnh đó, chùa Nôm còn có vườn mộ bằng đá ông, nơi hiếm hoi còn giữ được nguyên vẹn hình thái từ thưở sơ khai ban đầu. Từng cột, kèo gỗ trong chùa đều có giá trị lớn khi được làm từ những loại gỗ quý như lim, sến.
5 Một số câu hỏi thường gặp ở chùa Nôm
5.1 Chùa Nôm Hưng Yên thờ ai?
Chùa Nôm cũng như nhiều ngôi chùa khác của Việt Nam, có ban chính thờ Đức Phật. Bên cạnh đó ở trong khuôn viên chùa còn có nhiều ban thờ thần linh khác như: Đức Ông, thánh mẫu… Vào những dịp lễ lớn như lễ Phật Đản, Vu Lan… nơi đây thường tổ chức các hoạt động ý nghĩa cho Phật tử tham gia như: thả cá phóng sanh, nghe giảng pháp… Nhờ đó người dân sẽ hiểu được những giá trị, ý nghĩa cao đẹp của Phật giáo mang lại.
5.2 Đi chùa cần lưu ý những gì?
- Không gian chùa là nơi linh thiêng nên chúng ta cần lưu ý trang phục, kinh nghiệm du lịch MIA.vn khuyên bạn không nên mặc những bộ trang phục quá màu mè hoặc phản cảm làm mất đi sự tôn nghiêm ở chùa.
- Sau khi đến chùa bạn nên thành tâm cầu nguyện và tận hưởng không gian linh thiêng, đừng sa đà vào việc mải mê chụp ảnh.
- Tuyệt đối không nên đụng chạm hay lấy bất cứ vật dụng gì trong chùa nếu không được sự cho phép của các sư.
- Không dẫm đạp lên hoa cỏ cây cối, bàn ghế trong chùa, vứt rác đúng nơi quy định để không gây ô nhiễm môi trường.
- Xin phép với ban quản lý nhà chùa nếu muốn quay phim, chụp hình, nhất là sử dụng cho mục đích thương mại.
Hãy đến với chùa Nôm một lần để chiêm ngưỡng tận mắt cổ tự độc đáo này. Khuôn viên rộng lớn với các gian thờ phụ và các hồ nước bao quanh mang đến một nét cổ kính, trầm mặc mà không kém phần nên thơ.