Đến Tây Ninh, bạn muốn đi Tháp cổ Bình Thạnh để được quay lại lịch sử hay Vườn trái cây Gò Chùa hòa mình vào thiên nhiên? Chúng mình sẽ gợi ý bạn một địa điểm có thể vừa ngắm những ngôi tháp mang kiến trúc độc đáo lại vừa tận hưởng khung cảnh thiên nhiên mát lành. Đó chính là chùa Svay Tây Ninh.

Địa chỉ: Ấp Bến Cừ, Ninh Điền, Châu Thành, Tây Ninh

Ngôi chùa Khmer này có tên đầy đủ là “Pun lư reak smay roth tăk năk uth đom”, theo tiếng Pali có nghĩa là “Hào quang ngọc cao quý”. Ngoài ra, chùa Svay Tây Ninh còn có cái tên khác là Sát Rát theo cách gọi của dân gian. Đây chính là kiểu đọc trại của từ “Banh chras” có nghĩa đi ngược hướng. Khi xưa, vị trí của chùa Svay Tây Ninh tiếp giáp với bốn hướng đường. Vì vậy, người dân khi tham dự lễ hội tại đây phải đi từ các hướng ngược nhau đến để chung vui nên mới có cái tên thú vị như vậy. Trước đây, khu vực này người Khmer sinh sống nhiều nên họ gọi là Phum Svay, có nghĩa là làng có nhiều cây xoài. Nên tên gọi Svay của hiện tại là lấy từ Phum để đặt.

Chùa Svay Tây Ninh theo trường phái Nam tông Khmer khiến bạn trầm trồ 2

Chùa Svay Tây Ninh mang đậm màu sắc Khmer từ kiến trúc, lễ hội đến trang phục trình diễn

Từ vị trí trung tâm Châu Thành, bạn đi theo cung đường 781 đến cầu Bến Sỏi. Sau đó, bạn rẽ qua đường 786 và chạy thêm khoảng 5km sẽ đến cổng ấp Bến Cừ. Từ đây, bạn men theo con đường đất đỏ khoảng 3km nữa là đến chùa Svay Tây Ninh. Nếu bạn không có phương tiện đi lại thì có thể thuê xe máy ở Tây Ninh để tiện lợi cho việc di chuyển

Chưa dừng lại ở đó, khu hậu diện chùa Svay Tây Ninh còn có miếu Ông Tà (Neakta) mang ý nghĩa như việc canh giữ chùa, hộ trì cho các vong linh an nghỉ bình yên, đuổi tà và thế lực ma quỷ. Hằng năm, nơi đây còn có các dịp như Chol Chnam Thmay, lễ cầu siêu, Sen Dolta… để những gia đình Phật tử mời sư đến tụng kinh, cúng bái cầu cho vong linh của người thân trong gia đình được siêu thoát.

Xem thêm: Rừng Chàng Riệc, vẻ đẹp hoang sơ gắn liền với chứng tích lịch sử hào hùng

Hiện nay, Tây Ninh có đến sáu ngôi chùa Nam tông Khmer: 3 ngôi tại huyện Châu Thành và số khác được phân bố tại các xã Thành Long, Hòa Thạnh và Ninh Điền. Tuy chùa có nhiều cơ sở nhưng khi nhìn góc độ cụ thể hơn thì mỗi nơi lại sở hữu nét đặc trưng riêng biệt. Nếu Tháp Chóp Mạt Tây Ninh là dấu ấn nền văn hóa Óc Eo thì những ngôi chùa ở huyện biên giới này đều được xây dựng theo lối kiến trúc đậm sắc màu truyền thống của người Khmer.

Vườn chùa Svay Tây Ninh nếu tính cả khu ao nước và tháp thì khuôn viên này có diện tích lên đến 3,3ha. Chùa Svay bắt đầu xây dựng khoảng năm 1920 nhưng do chiến tranh tàn phá nên nhiều phần bị tổn hại. Tuy nhiên hiện nay chùa đã được tân trang và sở hữu diện mạo mới trên nền đất xưa và do sư Nao Hol làm trụ trì nên được quản lý và phát triển rất tốt. Tuy đất rộng nhưng so với các khu vực xung quanh thì khá thấp nên khi vào mùa mưa sân chùa thường bị ngập nước. Để khắc phục điều đó, các Phật tử đã mua hơn chục xe đất để cúng dường cho chùa. 

Đi trong vườn chùa, bạn sẽ có cảm giác an yên đến lạ. Những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi to lớn đến nổi có thể che mát cả một vùng đất rộng. Tán cây bồ đề xoè ra như hiện thân của Phật đứng đung đưa theo từng làn gió mát lành, chan hòa với mưa. Đi tiếp bạn sẽ thấy tượng Phật Thích Ca Mâu Ni uy nghiêm, tráng lệ đang trong tư thế tọa thiền dưới gốc cây bồ đề cùng đôi mắt nội quan huyền bí và nụ cười từ bi. Khi bắt gặp cảnh tượng này bạn sẽ như được gửi một thông điệp là phải luôn luôn soi xét mọi hành vi của bản thân để tránh những điều ác. Ngoài ra, trong sân chùa còn có nhiều cụm tượng Đức Phật thí phát quy y bên cạnh Sa Nặc và con bạch mã cũng gây chao đảo biết bao người tới viếng thăm. Chưa dừng lại ở đó, chùa Svay Tây Ninh còn có cụm tượng tái hiện sự kiện Đức Phật đản được sinh ra tại nơi vườn Lâm Tỳ Ni vô cùng ấn tượng và sinh động. Với kiến trúc tuyệt vời như thế, nơi đây chắc chắn sẽ là một trong những địa điểm du lịch thú vị cần phải có trong lịch trình Tây Ninh 2N1Đ của bạn.

Chùa Svay Tây Ninh theo trường phái Nam tông Khmer khiến bạn trầm trồ 3

Bên trong thờ Phật tổ cùng với đầy đủ các món cúng bái như hoa, lễ vật, trái cây, đèn,... Tất cả tạo nên vẻ uy nghiêm, thanh tịnh bao trùm lên không khí nơi đây

Chùa Svay Tây Ninh theo trường phái Nam tông Khmer khiến bạn trầm trồ 4

Nhiều tượng Phật được phủ một lớp vàng đồng trông khá bắt mắt

Điều đặc biệt nhất mà bất kỳ ai đến đây cũng đều mong chờ chính là được chiêm ngưỡng tại tập trung khu hậu diện. Nơi đây có ao nước trong veo, gần đó là một khu vườn mộ tuyệt đẹp. Có nhiều bạn từng ghé qua nơi đây và nhận thấy rằng khi nhìn vào phản chiếu của mây trời xuống mặt hồ, trong lòng lại hoài cảm về bao nổi trôi lặn ngụp trong cõi mưu sinh và cuối cùng ai trong chúng ta cũng trở về với cát bụi. Theo kết quả điền dã, người Khmer thường xuyên thực hiện tang lễ có hai hình thức. Một là hỏa táng, đây chính là hình thức mà đa số người dân ở hai huyện Tân Châu, Tân Biên thực hiện. Khu vực này có lò thiêu, nên nếu có người mất sẽ được cho vào đây hỏa táng chứ không đem đi chôn cất. Nhưng trong trường hợp cái chết xấu do bị xe tông, tự tử, rắn cắn,... thì phải chôn trên 3 năm mới có thể lấy cốt đi thiêu. Khu vườn mộ cũng là nơi lưu giữ di cốt của các Phật tử Khmer của chùa Svay Tây Ninh.

Đi dạo thêm chút nữa ra phía sau của chùa Svay Tây Ninh bạn sẽ thấy khu vườn mộ ẩn dưới tán rừng. Nơi này có đến mười 6 ngôi nhà mồ và 4 ngôi tháp. Những ngôi nhà và tháp này đều được xây dựng bởi chính dòng họ đó. Sở hữu diện tích khoảng 2m x 3m, tường 4 bên xây cao lên khoảng 70cm, các góc có mái che nên bảo quản được tốt. Bên trong, họ đổ một lớp cát dày trên 50cm và dưới đó là các lọ cốt của người đã khuất. Các ngôi tháp được xây tương tự nhau đều có cấu trúc ba tầng, nền cao, có tượng rắn thần Naga. Với kiến trúc như thế, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp và đẹp mắt hơn hẳn so với nhà mồ.

Đến với chùa Svay và viếng thăm khu vườn mộ mới cảm nhận được sâu hơn về triết lý nhân sinh của Phật giáo Nam Tông. Vấn đề này đã tác động đến tư tưởng, tín ngưỡng cũng như phong tục lễ hội, nhất là nghi lễ của bà con nơi đây từ rất lâu đời. Đó cũng là thế giới tinh thần và bản sắc của bà con Khmer Nam bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng. Mô hình vườn mộ độc đáo này vừa đẹp lại vừa tiết kiệm được diện tích đất, bảo đảm vệ sinh môi trường, cũng rất phù hợp với văn hoá truyền thống của người Khmer và xu thế của xã hội hiện nay.

Chùa Svay Tây Ninh theo trường phái Nam tông Khmer khiến bạn trầm trồ 5

Ngôi tháp mang tông màu vàng chủ đạo thể hiện sự thanh tịnh, bình yên. Bốn góc có các linh vật như canh giữ cho nơi này

Chùa Svay Tây Ninh theo trường phái Nam tông Khmer khiến bạn trầm trồ 6

Vườn mộ có cây cối xanh tốt quanh năm phủ bóng đường đi của bạn. Tiếng gió thổi rì rào, ngọn cây đung đưa khiến bạn cảm giác như đắm chìm vào không gian tuyệt đẹp nơi đây

Chùa Svay Tây Ninh theo trường phái Nam tông Khmer khiến bạn trầm trồ 7

Chùa Svay Tây Ninh tái hiện lại cảnh tượng Đức Phật thí phát quy y bên cạnh Sa Nặc gây chao đảo biết bao người tới viếng thăm

Đây không phải nơi mang kiến trúc quá hùng vĩ nhưng cũng đủ khiến bạn kinh ngạc. Chùa Svay Tây Ninh, bạn sẽ đâu đó nhận được thông điệp về một cuộc sống giản đơn, nhẹ nhàng, thanh tịnh. Để hiểu hơn về nơi đây, bạn hãy tự mình trải nghiệm và nêu cảm nhận của bản thân. Đừng quên mang theo cẩm nang du lịch để lưu giữ những kỷ niệm tuyệt vời khi đến chùa nhé!