1 Đôi nét về chùa Yên Tử
Địa chỉ: Núi Yên Tử, thôn Mẫu Nam, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Thời gian mở cửa: 5:00 - 20:00 hằng ngày
Chùa Yên Tử bao gồm nhiều ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tọa lạc ở phía Tây núi Yên Tử. Nơi đây là ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều, thường có mây phủ quanh năm nên còn được biết đến tên gọi khác là Bạch Vân Sơn. Không những là một ngôi chùa nổi tiếng, chùa Yên Tử còn là nơi sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ với sự góp mặt của cây rừng, trời rộng. Có thể bạn chưa biết, chùa Yên Tử là trung tâm của Phật Giáo, nơi có núi non hùng vĩ và cả những tháp cổ, ngôi chùa lâu đời.
Chùa Yên Tử còn gây ấn tượng với mọi người bởi độ cao lên đến 1068m. Tại đây, du khách có thể tha hồ nhìn ngắm những bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên vô cùng ấn tượng, và sự bình yên của bầu không khí với tọa độ lý tưởng này. Để đến được đỉnh chùa, bạn phải vượt qua hơn 6000 bậc đá với những đoạn đầy những cây trúc, rừng thông cao ngút ngàn đầy tính thách thức.
Xem thêm: Linh thiêng đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn tại Hạ Long
Núi Yên Tử là nơi vui Trần Nhân Tông đã tu hành và lập ra giáo phái Nhật với tên gọi là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Với số lượng chùa được xây dựng khá nhiều tại đây, chùa Yên Tử được mọi người ghé thăm, hành hương để tưởng nhớ vị vua một thời của đất nước vào hằng năm. Đó cũng chính là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để tìm chốn tu hành trên non xanh, với mong ước mang lại phước lành cho đời sống của dân chúng. Do đó, mỗi dịp đến ngày lễ của chùa Yên Tử, dân chúng lại về đây khá đông để tưởng niệm về Đức Phật Thích-ca-mâu-ni.
2Hướng cách đường đi đến chùa Yên Tử
Trước khi hướng dẫn bạn đi đến chùa Yên Tử, MIA.vn sẽ gợi ý cho bạn hai hướng đi đến núi Yên Tử trước nhé. Đoạn đường di chuyển đến đây không hề khó đi, bạn có thể lựa chọn xe máy, ô tô hay xe khách đều được nha.
Di chuyển theo hướng từ Nam Định, Hải Phòng hay Thái Bình: Bạn chỉ cần đi đến địa phận Uông Bí, ngã ba QL10 và QL18. Sau đó rẽ trải để đến Trình và đi thẳng thêm khoảng chừng 10km là có thể đến nơi.
Di chuyển theo hướng Hà Nội: Bạn đi theo hướng Bắc Ninh để đến QL18, sau đó rẽ đến Trình và đi thêm 10km là có thể tới chân chùa Yên Tử.
Hiện nay, đường lên chùa Yên Tử đã được tu sửa để thuận tiện cho việc di chuyển hơn rất nhiều. Vì thế, bạn có thể lựa chọn di chuyển đến đây bằng cáp treo hay đi bộ đều được nhé.
Đối với cáp treo: Đây được xem là phương tiện “cầu cứu” những bạn có sức khỏe không đảm bảo và thời gian di chuyển cũng nhanh hơn. Với chiều dài hơn 1,2km và độ cao lên đến 450 nên bạn nhớ cân nhắc về sức khỏe, thời gian để lựa chọn phương tiện phù hợp nha.
Mức giá vé khứ hồi: 350.000 VND/người
Mức giá vé một chiều: 200.000 VND/người/tuyến
Miễn phí đối với người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 1.2m
Leo bộ: Nếu bạn có sức khỏe tốt và thời gian di chuyển thoải mái, bạn nên trải nghiệm leo bộ để có thể khám phá nhiều điều thú vị trên đoạn đường chinh phục núi Yên Tử nhé. Giờ đây, đoạn đường leo bộ cũng được gia cố thuận tiện hơn với những bậc thang, nên việc di chuyển dường như thuận tiện và không có quá nhiều khó khăn nữa.
3 Điều gì tạo nên Chùa Yên Tử độc đáo?
Kiến trúc của chùa Yên Tử được xem là chuẩn mực của kiến trúc phật giáo, với những đường nét được thiết kế y hệt với những mô phỏng ban đầu. Ấn tượng đầu tiên khi du khách đến với chùa Yên Tử là cổng Tam Quan với hai tầng mái cân xứng, mang vẻ đẹp uy nghi. Sau chiếc cổng trang nghiêm đấy là sân chính của chùa Yên Tử được lát gạch đỏ, màu sắc quen thuộc của mỗi ngôi chùa. Chưa dừng lại ở đó, mái chùa được lợp bằng những tấm lớp ngói được thiết kế uốn cong, hình đầu đao hướng thẳng lên trời vô cùng độc đáo.
Từ cột cái đến cột quân trọng hệ thống của chùa đều được làm bằng gỗ lim quý, bên ngoài hàng cột hiện còn được giữ chắc bằng những cột đá to lớn. Dưới các cột đều có một phiến đá để làm đế. Việc đặt các phiến đá bên dưới cột có một ý nghĩa mà dường như chúng ta không hề hay biết, sở dĩ nó được xem như một quy chuẩn trong kiến trúc xây dựng của tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam.
Nói rõ hơn về tín ngưỡng này thì hình ảnh những cột gỗ được đặt trên một phiến đá chính là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho sinh thực khí của nam và cả nữ giới. Ngoài ra, đây còn là hình tượng linh thiêng mang đến những điều tốt đẹp cho mong ước con người phát triển, cuộc sống nhân loại an lành, no đủ.
Ghé đến không gian chính điện của chùa, bạn sẽ được tận hưởng một không gian thoáng khí nhờ vào những vật dụng được từ gỗ, phía trước còn có cửa ô chấn song để thoáng khí và nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Bất kỳ không gian nào tại đây cũng được thiết kế vô cùng tinh tế, không gian thoáng mát, mùa hè thông thoáng gió, còn mùa động thì nhiệt độ được điều hòa ấm cúng.
Một không gian lý tưởng như chùa Yên Tử là kết quả của sự tỉ mỉ, cẩn thận trong việc đặt hướng cho chùa sao cho phù hợp với vùng khí hậu của vùng đó. Ngoài ra, chính bản thân kết cấu của chùa cũng tạo nên sự thuận lợi cho việc lưu thông gió nhờ những ô chắc song con tiện được thiết kế trước, sau và cả hai phía bên trên còn có ô sát mai hình tam giác cần thông gió.
Với một không gian rộng lớn, chùa Yên Tử là nơi các thầy tu hành, học kinh pháp nhà Phật. Có thể nói, nơi đây được ví như ngôi trường học - Nơi các vị sư được dạy đọc kinh, thuyết của thiền, triết lý phật…
Truyền thuyết xa xưa nổi tiếng với câu chuyện, khi Thái thượng Hoàng quyết định xuất gia để tu hành, các cung nữ phi tần đã ra sức can ngăn nhưng không thành. Vì thế, để tỏ lòng trung, các phi tần đã di chuyển đến gần chân núi nhằm thuận tiện hơn cho việc chăm sóc và khuyên nhủ nhà vua. Tuy vậy nhưng nhà vua vẫn kiên định với quyết định của mình và đuổi các nàng về cung. Vì quá nặng tình nghĩa vua tôi, họ đã trẫm mình xuống dòng suối, và người dân nơi đây đã lập Cầu Giải oan và Chùa Giải Oan để có thể tưởng nhớ và thờ phụng tấm lòng thủy chung của các phi tần cung nữ.
Khác với chùa Cái Bầu hay chùa Lôi Âm, khi tham quan chùa Yên Tử, bạn còn có cơ hội tham quan nhiều ngôi chùa khác như chùa Một Mái, chùa tháp Huệ Quang, chùa Đồng… Tuy nhiên, chùa Đồng là ngôi chùa có tọa độ cao nhất ở Yên Tử với những bộ phận đều được đúc bằng đồng thau vô cùng độc đáo. Việc chinh phục ngôi chùa bằng cách đi bộ lên ngôi chùa chẳng khác gì một kỳ tích, nó rất linh thiêng và thường được mọi người ghé đến để mong cầu sức khỏe, tài lộc và sự thịnh vượng.
Vậy là hành trình đến với chùa Yên Tử thật thú vị khi bạn có thể thăm quan nhiều hơn cả một ngôi chùa từ nhiều tọa độ vị trí khác nhau. Cùng về đây, tận hưởng bầu không khí trong lành của một nơi thanh tịnh và không quên cầu mong những điều tốt lành nhất cho người thân, bạn bè của mình nhé.