Ẩm thực Bắc Bộ nổi tiếng với loạt gia vị độc đáo tạo nên những món ngon ấn tượng. Một trong những loại gia vị đặc biệt tại vùng đất này chính là món mắm rươi. Vậy mắm rươi có nguồn gốc từ đâu và có dấu ấn gì đặc biệt trong ẩm thực Bắc Bộ, hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn tìm hiểu bạn nhé!

Mắm rươi là cái tên không quá quen thuộc với các tín đồ ẩm thực ở miền Nam. Loại mắm đặc trưng này thường chỉ xuất hiện ở các vùng ven biển phía Bắc hay trung tâm thủ đô. Mắm rươi có tiếng ở nhiều địa phương tại Quang Ninh, Hải Dương hay Hải Phòng. Nhưng nổi bật trong số đó phải kể đến mắm rươi ở Hưng Nguyên (Nghệ An).

Rươi vốn là loại động vật không xương sống và thân khá mềm. Loài rươi sinh sống nhiều ở khu vực nước lợ như cửa sông hay cửa biển. Với đặc trưng về địa điểm sinh sống, con rươi có chứa khá nhiều đạm cùng các loại muối khoáng như canxi, photpho, sắt và kẽm.

Mùa thu hoạch rươi thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Lúc này, người dân thường vây lưới quanh các khoảnh ruộng ven sông để bắt con rươi. Rươi thường được bán lại cho thương lái hoặc các cơ sở làm mắm, chả với giá trong khoảng 400.000 - 500.000 VND/kg. Từ đó tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương vào dịp này.

Trước đây, khi rươi xuất hiện nhiều, người dân xã Châu Nhân đi đồng đã bắt được hàng chục ký rươi mang về làm thực phẩm. Người dân địa phương ăn không hết được sản lượng thu hoạch này nhưng cũng không có đủ tủ lạnh để bảo quản rươi. Vì lẽ đó, người dân nơi đây đã nghĩ đến cách làm mắm rươi để dùng dần.

Với hương vị thơm ngon ấn tượng, mắm rươi đã dần trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây và được nhiều tín đồ ẩm thực ưa chuộng lựa chọn. Từ đó, nghề làm mắm rươi tại xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên cũng ra đời.

Thông thường, người dân xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên thường muối được 10 kg rươi thành 10 lít mắm trong một buổi. Mỗi vụ rươi sẽ kéo dài khoảng 3 tháng và tạo ra khoảng 400 lít mắm (tương đương với muối 400 kg rươi). Tuy nhiên, trong thời điểm rươi bị khan hiếm như ngày nay, lượng mắm rươi được tạo ra không được nhiều, chỉ khoảng 150 lít cho 150 kg rươi. Từ đó, mắm rươi cũng trở nên sốt và thu hút nhiều tín đồ ẩm thực tìm mua hơn.

Dân dã vị mắm rươi, đặc sản lạ mà quen 2

Mắm rươi đã dần trở thành một loại gia vị chấm ngon trong văn hóa ẩm thực Bắc Bộ. Ảnh: Hùng Lê

Dân dã vị mắm rươi, đặc sản lạ mà quen 3

Rươi làm mắm thường được tuyển chọn khá kỹ càng, đảm bảo tươi và chất lượng. Ảnh: Nuocmamlegia

Ngày nay, mắm rươi khá sốt vì lượng rươi thu hoạch không còn được nhiều như trước. Một số cơ sở tại Hưng Nguyên có bán mắm rươi trong các chai thủy tinh hoặc nhựa với định lượng 500 ml đến 1 lít.

Một chai mắm rươi được đậy nút chặt, bọc nylon hoặc tờ báo bên ngoài và được bán với giá từ 400.000 - 500.000 VND/500 ml. Mỗi hũ mắm 10 kg tại đây mang đến doanh thu tương ứng 8 đến 10 triệu đồng.

Vào dịp Tết, mắm rươi thường xuyên cháy hàng vì lượng rươi bắt đầu khan hiếm hơn. Để phát triển nghề làm mắm rươi này, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã bắt đầu nghiên cứu dự án nuôi rươi, bổ sung các nguồn giống tươi.

Dân dã vị mắm rươi, đặc sản lạ mà quen 4

Vì độ khan hiếm nên giá thành của mắm rươi khá cao. Ảnh: Hùng Lê

Để tạo ra mắm rươi cũng như bảo quản chúng không phải là điều dễ dàng. Vậy quy trình làm mắm rươi có những bước phức tạp nào, mời bạn cùng MIA.vn tham khảo nhé!

Một mẻ mắm rươi tươi ngon phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu ủ mắm, người chế biến cần phải tỉ mẩn và thận trọng mới tạo ra được mẻ mắm ngon. Mỗi địa phương phía Bắc sẽ có một công thức làm mắm rươi riêng biệt. Sau đây là cách làm mắm tại xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên.

Nguyên liệu cơ bản để làm rươi bao gồm gạo nếp và rươi. Ngoài ra, bạn còn cần các gia vị như vỏ quýt, ớt bột, muối, gạo nếp lứt, gừng, nghệ, hành tăm.

Gạo nếp dùng làm mắm rươi thường rang cho đến khi chuyển màu cánh gián. Sau đó, gạo được xay nhỏ và rây thật mịn để làm thính. Các loại gia vị tạo mùi, tạo màu kể trên sẽ được cho vào máy xay nhuyễn. Riêng phần muối sẽ được rang lên để tạo vị đậm đà cho mắm.

Sau khi chuẩn bị gia vị, người chế biến sẽ mang rươi đi rửa và để ráo nước khoảng 2 tiếng. Rươi sau khi ráo được cho vào hũ sành rồi rắc đều gia vị lên trên. Sau đó, người làm mắm sẽ tiếp tục dùng đũa tre để đánh đều rươi với phần gia vị.

Khi gia vị và rươi đã hòa quyện, hũ sành sẽ được đậy nắp lại, phủ lên trên một tấm vải rồi dùng dây thun bọc kín lại. Hũ mắm rươi sẽ được mang phơi trong trời nắng khoảng 2 - 3 ngày rồi tiếp tục được đánh đều để ngấm gia vị và chín đều. Hũ rươi tiếp tục được ủ khoảng 1 tháng thì mắm chín, sánh đặt và chuyển sang màu cánh gián hoặc vàng như mật ong.

Rươi làm mắm ngon nhất sẽ vào tháng 10 đến tháng 11, đúng thời điểm chính vụ. Khi chế biến mắm, tuyệt đối không được để nước lạnh rơi vào sẽ hỏng cả hũ mắm. Khi phơi nắng, bạn cần chú ý mắm cẩn thận trời mưa, gió bụi cũng như các loại côn trùng.

Xem thêm: Du lịch miền Bắc: Chinh phục những địa danh tuyệt mỹ của Việt Nam

Dân dã vị mắm rươi, đặc sản lạ mà quen 5

Quy trình làm mắm rươi tại miền Bắc đòi hỏi các bước chuẩn bị công phu. Ảnh: Hùng Lê

Rươi tại vùng Ba Động, Trà Vinh thường được làm nước mắm. Công thức tạo ra nước mắm rươi của nơi đây cũng khá đơn giản khi chỉ cần rươi, muối ăn, nước sạch. Rươi sau khi được rửa và làm sạch sẽ được cho vào hũ.

Sau đó, bạn tiếp tục cho nước muối vào rồi đậy kín bằng vải xô có độ thưa nhất định. Mắm chỉ cần phơi nắng khoảng 10 đến 15 ngày là có thể ăn được. Nước mắm rươi thường có màu vàng óng của mật ong, mùi thơm dịu. Bạn chỉ cần vớt xác rươi ra là có thể dùng được.

Dân dã vị mắm rươi, đặc sản lạ mà quen 6

Tại Trà Vinh, rươi còn được dùng để làm nước mắm. Ảnh: Honvietstore

Cách ăn mắm rươi khá đơn giản, không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần vắt thêm tí chanh, ớt là có thể dùng làm nước chấm cho các loại món ngon khác. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cấp món mắm này bằng cách làm mắm sống hoặc mắm chưng.

Mắm sống khi thưởng thức sẽ được trộn thêm vỏ quýt băm nhỏ, gừng non thái chỉ, lạc rang giã dập cùng một ít tôm he xé hoặc con ruốc. Mắm sống thường được ăn cùng thịt ba chỉ luộc hoặc chân giò luộc thái mỏng và rau cần, cải cúc.

Khi thưởng thức, bạn cho thêm húng thơm, xà lách, hành hoa cắt khúc cùng rau mùi để tạo nên hương thơm cho mắm. Thịt và các loại rau lúc này sẽ được cho vào bát rồi rưới mắm rươi lên, trộn đều rồi thưởng thức. Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể dùng lá nem gói các nguyên liệu trên rồi chấm vào bát mắm rươi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mang mắm rươi đi chưng với trứng, đường và rượu trắng. Mắm rươi chưng gần đặc thì cho thêm vỏ quýt thái chỉ và lạc rang giã nhỏ vào cho dậy mùi thơm. Mắm chưng thường được ăn kèm với thịt ba chỉ và rau tương tự như mắm sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng món mắm này với tỏi tươi.

Dân dã vị mắm rươi, đặc sản lạ mà quen 7

Mắm rươi ngon nhất khi được chấm cùng thịt ba chỉ luộc. Ảnh: VN Express

Mắm rươi là một trong những món ăn ngon với hương vị ấn tượng mà bạn có thể thưởng thức tại Bắc Bộ. Món ngon này chan chứa, thấm đẫm hương vị quê hương cùng những nguyên liệu tuy lạ mà quen. Nếu có dịp về với Nghệ An hoặc các tỉnh miền Bắc, MIA.vn khuyên bạn nên thử thưởng thức món gia vị độc đáo này. Chúng mình tin rằng, mắm rươi sẽ mang đến bạn những trải nghiệm trọn vẹn văn hóa ẩm thực nơi đây.