1 Giới thiệu về Đài thiên văn Greenwich
Địa chỉ: Đại lộ Blackheath, thủ đô London, Vương quốc Anh
Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, từ 10:00 đến 17:00
GIá vé tham khảo: 15 bảng Anh/ người (~450.000 VNĐ/ người)
Là một trong 10 địa điểm du lịch Anh nổi tiếng, Đài thiên văn Greenwich là địa điểm tham quan hoàn hảo dành cho những ai yêu thích khám phá sự huyền bí của vũ trụ. Công trình là một phần của quần thể các tòa nhà, bao gồm Bảo tàng Hàng hải Quốc gia, Học viện Hải quân Hoàng gia, tàu buồm Cutty Shark và phòng trưng bày nghệ thuật Queen’s House.
Công trình được xây dựng vào năm 1675, dưới triều đại vua Charless II, do kiến trúc sư Chrítophẻ Wren đảm nhiệm. Điều đặc biệt của Đài thiên văn Greenwich là tầm nhìn hướng thẳng ra dòng sông Thames hiền hòa, cũng như nằm trên kinh đô 0, ranh giới của Đông và Tây bán cầu.
Ngày nay, tại Đài thiên văn Greenwich, bạn có thể tìm hiểu về thiên văn học, với phòng trưng bày các cổ vật có giá trị. Có nhiều hiện vật liên quan đến thiên văn và hải lý, bao gồm cả đồng hồ John Harrison, đồng hồ Fedunn, kính viễn vọng Gruber, đồng hồ người Chăn, v.v.
2 Kinh nghiệm tham quan Đài thiên văn Greenwich
2.1 Di chuyển đến Đài thiên văn Greenwich
Tọa lạc tại khu vực trung tâm London, thế nên, mọi người có thể đến Đài thiên văn Greenwich bằng nhiều phương tiện, như tàu hỏa, DLR, thuyền, taxi, xe bus, v.v.
Trong đó, DLR là phương tiện công cộng phổ biến tại London. Đây là tuyến tàu hỏa hạng nhẹ, có nhiều trạm gần Đài thiên văn Greenwich, như trạm dừng Cutty Shark, Blackheath và Maza Hill. Nếu đi bằng DLR, bạn sẽ đón tàu tại ga Cannon Street, London Bridge đều được.
Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể đón xe tuyến số 53, 54, 202 và 380. Tuy nhiên, từ trạm xe bus, mọi người sẽ phải đi bộ thêm một đoạn dốc trước khi đến được Đài thiên văn Greenwich.
2.2 Lưu ý khi mua vé tham quan Đài thiên văn Greenwich
-
Nếu có ý định tham quan Đài thiên văn Greenwich và các công trình lân cận, mọi người nên mua vé Day Explorer để có được chi phí hợp lý nhất
-
Cung thiên văn Peter Harrison thường tổ chức các buổi biểu diễn. Nếu muốn xem, mọi người nên mua vé online trước để đảm bảo có vé
-
Là công trình nổi tiếng tại Anh, thế nên, Đài thiên văn Greenwich rất đông khách, đặc biệt vào cuối tuần hoặc những dịp lễ hội. Để tránh xếp hàng lâu, mọi người nên đến sớm
3 Lịch sử xây dựng Đài thiên văn Greenwich
Khi người châu Âu khám phá, tìm kiếm những vùng đất mới, lúc này, nhu cầu về năng lực thông tin thiên văn là điều rất cần thiết. Đây là những thông tin giúp bổ trợ việc vẽ bản đồ, điều hướng, cách đo kinh độ. Vì vậy, dưới thời vua Charles II, Vương quốc Anh đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực thiên văn học.
Ngày 4 tháng 3 năm 1675, vua Charles II thành lập tổ chức khoa học, dưới sự tài trợ của Hoàng gia Anh, và đặt ra một chức danh mới là Astronomer Royal (AR), nghĩa là ‘Nhà thiên văn Hoàn ggia Anh’. Đây là người đảm nhận vai trò tính toán chi tiết chuyển động của thiên thể, đo đạc vị trí của sao trên thiên cầu, xác định chính xác kinh tuyến. John Flamsteed là người đầu tiên được bổ nhiệm chức danh AR.
Đến mùa hè năm 1676, Đài thiên văn Greenwich chính thức hoàn thành, và được biết đến rộng rãi hơn với cái tên ‘Nhà Flamsteed’. Năm 1948, Đài thiên văn Greenwich được di dời đến Công viên Greenwich, tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ, với tầm nhìn hướng thẳng ra dòng sông Thames.
Theo dòng thời gian, Đài thiên văn Greenwich giữ vị trí quan trọng trong lịch sử thiên văn học nhân loại. Chính tại nơi đây, John Flamsteed đã thực hiện những quan sát mang tính đột phá, lập ra biểu đồ về bí ẩn của trời đêm, đặt nền móng cho lĩnh vực này. Thành tựu mà ông để lại chính là di sản của Đài thiên văn Greenwich, giúp mọi người có thể hiểu hơn về vũ trụ rộng lớn này.
4 Những công trình nổi bật tại Đài thiên văn Greenwich
4.1 Tòa nhà Flamsteed (Flamsteed House)
Tòa nhà Flamsteed là công trình đầu tiên được xây dựng trong quần thể Đài thiên văn Greenwich. Trước kia, nơi đây vốn là nhà ở của những vị AR Hoàng gia và nơi tiếp khách. Sau đó, ngôi nhà được dùng để làm nơi ở của trẻ em, bảo mẫu, người hầu.
Ngày nay, tòa nhà là một phần trong quần thể di sản Greenwich, thu hút đông đảo mọi người ghé đến tham quan. Đến đây, mọi người sẽ có cơ hội hiểu hơn về nhịp sống sinh hoạt thường ngày của vị thiên văn học tài hoa năm xưa.
4.2 Quả bóng thời gian tại Đài thiên văn Greenwich (Time Ball)
Quả bóng thời gian là một trong những điều thú vị tại Đài thiên văn Greenwich. Vào đúng 13h chiều mỗi ngày, quả bóng sẽ chuyển động lên xuống rất lạ mắt. Vào năm 1883, tín hiệu thời gian đầu tiên tại Anh được phát đi từ mái nhà Flamsteed. Lúc đó, vị thiên văn học đã sử dụng một quả bóng trong một khung giờ cố định.
Vì vậy, từ đó đến nay, vào đúng khung giờ 13h, quả bóng sẽ được treo ở giữa cột, sau đó chuyển động lên xuống từ đỉnh.
4.3 Sân Prime Meridian
Sân Prime Meridian là công trình bạn nhất định không nên bỏ qua nếu có dịp đến Đài thiên văn Greenwich. Điểm thú vị tại sân chính là, đứng tại đây, mọi người có thể đặt chân ở cả hai nửa Đông và Tây bán cầu, do nơi đây tọa lạc trên đường kinh tuyến số 0.
4.4 Kính thiên văn Xích đạo lớn
Nếu có dịp đến Đài thiên văn Greenwich, bạn sẽ nhìn thấy những trụ kính thiên văn khổng lồ, đặc biệt là khi đứng dưới mái vòm được làm từ sợi thủy tinh rất đẹp. Tại đài thiên văn thường tổ chức những buổi ngắm sao bằng kính viễn vọng, gọi là Buổi tối đặc biệt với các vì sao.
Lúc này, những giá đỡ kính thiên văn sẽ quay cùng một trục với trục Trái Đất. Đây là cơ hội để mọi người có thể ngắm nhìn dải thiên hà từ Đông sang Tây.
4.5 Cung thiên văn Peter Harrison
Cung thiên văn Peter Harrison là điểm đến hoàn hảo dành cho những ai muốn hiểu hơn về vũ trụ huyền bí. Tại đây, mọi người sẽ có cơ hội xem những buổi biểu diễn, tái hiện những thông tin thiên văn đặc sắc. Đặc biệt, những buổi biểu diễn ban đêm luôn thu hút đông đảo mọi người ghé đến.
4.6 Phòng trưng bày Thời gian
Để hiểu hơn về hành trình đo thời gian của nhân loại từ cổ chí kim, thì Phòng trưng bày Thời gian chính là điểm đến dành cho bạn. Tại đây, mọi người sẽ có cơ hội quan sát, chiêm ngưỡng những loại đồng hồ mà người xưa từng dùng để đo thời gian. Đặc biệt, tại phòng trưng bày còn có cả những chiếc đồng hồ mặt trời, cho đến đồng hồ nguyên tử tiên tiến nhất.
5 Những công trình kiến trúc gần đó
-
Thuyền buồm Cuty Sark: Đây là chiếc tàu clipper cánh buồm duy nhất còn sót lại trên thế giới, với hải trình gần như bằng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
-
Học viện Hải quân Hoàng gia cũ: Ngày nay, trong khuôn viên học viện vẫn còn Hội trường Painted, ‘đứa con tinh thần’ của Thornhill. Đây cũng từng là nơi an táng cũ của Nelsson.
-
Bảo tàng Hàng hải quốc gia: Đây là bảo tàng hàng hải có quy mô lớn nhất thế giới, với nội thất đặc sắc, chủ yếu là đồ tạo tác, bản đồ, tác phẩm nghệ thuật, biểu đồ và mọi thứ liên quan đến đại dương.
-
Nhà của Nữ hoàng (Queen’s House): Hội trường là tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, với sàn lát đá cẩm thạch cùng thiết kế hình học đơn sắc bắt mắt. Đây là công trình nằm cạnh bên Bảo tàng Hàng hải quốc gia, phù hợp cho mọi người ghé đến tham quan.
Đài thiên văn Greenwich được ví như di sản văn hóa của nhân loại, gắn liền với sự nghiệp khám phá vũ trụ của loài người. Nếu có dịp du lịch Anh, MIA.vn tin rằng đây là điểm đến nhất định phải có trong quyển Cẩm nang du lịch của bạn.