Vào năm 1904, một trận bão lớn quét qua miền Tây Nam Bộ đã để lại thiệt hại vô cùng nặng nề khiến hàng ngàn người lâm vào cảnh nghèo đói, nhà cửa tan hoang. Sau khi hay tin và cảm thông được nỗi khổ của người dân, ông Lê Văn Mưu cùng con cháu đã ngay lập tức cho người chở gạo về cứu đói cho người dân và đưa những người không còn nhà cửa về Long Sơn làm ruộng, gầy dựng lại cuộc sống cho họ.

Từ đó, Làng bè Long Sơn trở nên nhộn nhịp và càng ngày càng nhiều người di cư xuống đây sinh sống, lập nghiệp. Sau khi ông qua đời, để tưởng nhớ công ơn của ông cùng với con cháu mà hằng năm người dân trên đảo Long sơn tổ chức hai ngày lễ lớn chính là lễ vía Ông và Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn.

Xem thêm: Lễ kỷ niệm ngày giỗ nữ anh hùng Võ Thị Sáu huyền thoại Đất Đỏ

Đến Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn khám phá nét đẹp văn hóa 2

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn được tổ chức hằng năm như một tục lệ truyền thống của người dân trên đảo Long Sơn

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của ông Lê Văn Mưu cùng con cháu trong trận bão vào năm Giáp Thìn (1904). Bên cạnh việc tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn của người dân nơi đây đối với ông, Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn còn là dịp để mọi người cầu sức khỏe, bình an, cuộc sống no ấm. Vào ngày tổ chức Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn, các dãy nhà cổ tại đây được trang trí 500 câu liễn đỏ nhằm truyền tải các thông điệp tích cực, châm ngôn về cuộc sống cho tất cả mọi người.

Đến Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn khám phá nét đẹp văn hóa 3

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn được tổ chức để tưởng nhớ ông Lê Văn Mưu và là dịp để mọi người cầu bình an, sức khỏe

Theo Cẩm nang du lịch, Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn được tổ chức vào các ngày 7,8 và 9/9 âm lịch. Hằng năm, lễ hội diễn ra tại Nhà Lớn trên đảo Long Sơn thu hút đông đảo người ghé đến tham quan và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc cổ kính này. Nếu có dịp ghé đến đây vào tháng 9 âm lịch, bạn đừng quên tham gia lễ hội đặc sắc nơi đây.

Giống với nhiều lễ hội khác tại Vũng Tàu như Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng, các nghi thức tại Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn diễn ra trong không khí nghiêm trang, cung kính. Lễ hội bắt đầu với nghi thức cúng tiên thường và chánh giỗ. Tuy không rình rang chiêng trống nhưng Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn vẫn toát lên được sự trang trọng, chu đáo và mang đậm nét đẹp bình dị của làng quê đảo Long Sơn.

Đến Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn khám phá nét đẹp văn hóa 4

Các nghi thức trong Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn diễn ra trong không khí nghiêm trang, cung kính

Phần hội của Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn diễn ra không quá rình rang mà chỉ gói gọn trong không gian của Nhà Lớn. Sau khi các nghi thức xong xuôi, bạn có thể đi tham quan Nhà Lớn và dừng lại xin chữ của các ông đồ. Đây là một trong những nét đẹp chỉ có riêng tại Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn.

Đến Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn khám phá nét đẹp văn hóa 5

Phần hội của Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn diễn ra không quá rình rang mà chỉ gói gọn trong không gian của Nhà Lớn


Toàn cảnh Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn. Video: Youtube/BRTgo

Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn không chỉ là một lễ hội thông thường mà còn là dịp để người dân tưởng nhớ tấm lòng bác ái của ông Lê Văn Mưu cùng con cháu. Cùng với nhiều lễ hội đặc sắc khác tại Vũng Tàu như Lễ kỷ niệm ngày giỗ nữ anh hùng Võ Thị Sáu, lễ hội tô điểm thêm cho bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất biển Vũng Tàu. Nếu có dịp ghé đến nơi đây, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội đặc sắc này nhé!