Địa điểm: Đường Lê Duẩn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Di tích Nghinh Lương Đình là một nhà thủy tạ được dùng cho vua nghỉ ngơi hóng mát mỗi khi đến tiết hạ nóng nực. Di tích này đã được dựng năm Tự Đức thứ 5 (1852) ở bờ Bắc sông Hương, đối diện với Phu Văn Lâu.

Di tích Nghinh Lương Đình nổi bật ngay trung tâm thành phố với kiểu kiến trúc 1 gian 4 mái với phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài hòa cùng khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, thơ mộng say lòng không biết bao du khách.

Vì nằm ở ngay trung tâm thành phố nên đường đi đến di tích Nghinh Lương Đình khá dễ tìm. Sau khi di chuyển đến Huế, bạn xuất phát từ cầu Tràng Tiền, bạn chỉ cần đi thẳng theo đường Lê Duẩn tầm 500m rồi nhìn sang bên phía tay trái sẽ thấy biển Nghinh Lương Đình. Lúc này bạn chỉ cần qua đường, xuống xe và gửi xe tại điểm gửi xe có thu phí gần đó.

Xem thêm: Về cung An Định khám phá lịch sử một thời vàng son của triều Nguyễn

Di tích Nghinh Lương Đình - Kiến trúc cổ giữa lòng thành phố Huế 2

Di tích Nghinh Lương Đình nhìn từ xa trông như một căn nhà nhỏ giữa lòng thành phố rộng lớn

Di tích Nghinh Lương Đình tọa lạc ở sát bờ sông Hương nằm phía trước của Phu Văn Lâu. Theo sử sách triều Nguyễn ghi lại thì vào năm 1852 vua Tự Đức đã cho xây dựng ở mép bờ sông, trước Phu Văn Lâu một ngôi nhà được gọi là Lương Tạ, một nửa ở trên bờ một nửa ở trên mặt nước làm nơi cho vua hóng mát. Đến năm 1903, thời vua Thành Thái, triều đình tiếp tục nâng cấp kiến trúc của nhà Lương Tạ, tuy nhiên có lẽ cơn bão vào năm 1904 đã tàn phá nặng nề công trình này. Đến thời vua Khải Định, năm 1918 người ta tiếp tục xây dựng một ngôi nhà và bến thuyền liền nhau ở khu vực nhà Lương Tạ, nơi đây vẫn có chức năng cũ là nơi để nhà vua hóng mát và được đổi thành một cái tên khác là Nghinh Lương Đình.

Đến đây bạn vẫn có thể đọc được tên các công trình cũng như thời điểm xây dựng trên một bức hoành sơn son thếp vàng đang còn được treo tại đây. Ngoài ra, di tích Nghinh Lương Đình còn là nơi được chọn làm sân khấu trình diễn ca kịch cho công chúng trong các dịp lễ của thành phố Huế.

Di tích Nghinh Lương Đình - Kiến trúc cổ giữa lòng thành phố Huế 3

Di tích Nghinh Lương Đình thời còn đang được trùng tu lại

Di tích nổi tiếng này tuy không phải là một công trình kiến trúc có quy mô có lớn hay là đóng vai trò quan trọng ở trong chuỗi hệ thống các công trình kiến trúc thời Nguyễn nhưng di tích này vẫn là một công trình kiến trúc có giá trị lớn về kiến trúc và nghệ thuật bởi những đường nét kiến trúc độc đáo, riêng biệt. Di tích Nghinh Lương Đình cũng được xem là một phần không thể thiếu trong cụm kiến trúc Phu Vân Lâu, Kỳ Đài. Hình ảnh xưa cũ tại di tích vẫn là một nét văn hóa thân quen trong tâm khảm của người dân cố đô.

Di tích Nghinh Lương Đình được xây dựng trên một mảng nền hình vuông có bề rộng 17,8 mét và bề dài cao 0,8 mét. Bao quanh mảng nền là hệ thống lan can bao bọc và trỏ 2 bậc thềm rộng ở cả mặt trước và mặt sau di tích. ông trình gồm nhà chính ở giữa và hai nhà vỏ cua nối nhà chính bằng máng xối. Nhà chính Nghinh Lương Đình làm theo dạng cổ lầu gồm 2 tầng mái với 16 cột gỗ, các hàng cột được gia cường với tường chịu lực. Bốn mặt của gian giữa đều được để trống, đặc biệt những bức tường bách hai gian bên được trổ thành cửa vòm hoặc cửa sổ hình tròn có chữ Thọ cực kỳ tinh xảo. Mái ngói của di tích Nghinh Lương Đình được tạo nên từ ngói ống hoàng lưu ly, bờ nóc có chắp hình hồi long chầu mặt nhật, các bờ quyết thì trang trí hình giao.

Di tích Nghinh Lương Đình - Kiến trúc cổ giữa lòng thành phố Huế 4

Nét kiến trúc độc đáo của mái ngói, cột trụ và bảng hiệu tại di tích Nghinh Lương Đình

Xét về mặt mỹ thuật thì điểm tham quan tại Huế này mang dấu ấn nội thất vỏ cua với các vỉ kèo được làm bằng gỗ và chạm khắc hình ảnh nổi mảng đường nét kỷ hà, bát bửu, tù và và bầu rượu. Ở khu vực các xã dọc hai bên của nhà vỏ cua đều có hình tượng rồng trong thế “lưỡng long triều nguyệt”. Có thể nói rằng kiến trúc của di tích Nghinh Lương Đình mang hơi hướng mở, nội thất trống trải và rất thoáng đãng. 

Để hành trình khám phá Huế trở nên trọn vẹn hơn thì trước khi đến tham quan di tích này bạn nên xem trước dự báo thời tiết nhé. Ở Huế có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 với thời tiết nóng nực và oi bức. Ngược lại từ tháng 8 - tháng 1, nhiệt độ lại thấp từ 18 - 20 độ C, có khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt. Mùa xuân ở Huế  kéo dài từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2. Đây là khoảng thời gian có đẹp nhất, nắng chiếu rọi qua hàng cây, không khí mát mẻ, se lạnh của những cơn gió cuối mùa.  Bên cạnh đó từ tháng  9 - 11 ở Huế là mùa thu - mùa đẹp nhất bởi những cánh hoa bằng lăng tím và phượng đỏ rải khắp mỗi con đường thơ mộng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn đến Huế vào mùa Festival Huế để vừa được thưởng thức vẻ đẹp thơ mộng xứ Huế vừa được khám phá những nét văn hóa đặc thù mà đôi khi bạn chỉ được nghe qua sách báo.Festival là thời điểm Huế trở nên náo nhiệt với nhiều hoạt động nghệ thuật và giải trí đặc sắc của các đoàn nghệ thuật trong nước và nước ngoài. Đây là lúc di tích Nghinh Lương Đình được khoác lên mình màu sắc rực rỡ, được trang hoàng lộng lẫy nhất. 

Di tích Nghinh Lương Đình - Kiến trúc cổ giữa lòng thành phố Huế 5

Màu đỏ vô cùng ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên

Di tích Nghinh Lương Đình - Kiến trúc cổ giữa lòng thành phố Huế 6

Phần mái được đầu tư tỉ mỉ, hình ảnh sắc nét, chi tiết và quá trình tạo ra vô cùng kỳ công

- Khi đến tham quan di tích này bạn cũng cần tuân theo một vài quy định dưới đây:

- Không được hút thuốc, không được quay phim chụp ảnh ở nơi đã có bản khuyến cáo.

- Phát huy ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, cảnh quan di tích.

- Không nên dùng gạch đá, bút, sơn hay vẽ hình lên trên di tích

- Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng các vật dụng bén nhọn như dao, kéo… khắc tên lên những thân cây cổ thụ, vách đá vì như thế sẽ làm mất đi vẻ mỹ quan của khu di tích, di sản.

- Không được xả rác, khạc nhổ hoặc tiểu tiện ở những góc khuất của khu di tích, di sản. Điều đó không những gây ra tình trạng ô nhiễm vệ sinh môi trường mà đôi khi bạn sẽ gặp phải những phiền toái, nhẹ nhàng là phạt cảnh cáo bằng tiền và làm vệ sinh, nếu nặng thì có thể bị phạt giam giữ.

- Không được hái, bẻ hoa, lá chỉ vì “quá yêu thích” cái đẹp. Hãy giữ cho vẻ đẹp ấy được đến với mọi người.

- Không nên có biểu hiện thiếu tôn trọng đối với các tượng thờ thần linh, các khu vực linh thiêng.

- Cuối cùng, xin bạn luôn tự dặn mình một câu nói rất có lý: "Đừng mang gì đi, ngoài những tấm hình. Đừng để lại gì, ngoài những dấu chân".

Di tích Nghinh Lương Đình là công trình kiến trúc đặc sắc với những điểm nhấn rất riêng biệt. Mặc dù còn khiêm tốn về quy mô nhưng nơi đây vẫn là viên ngọc quý giá bên dòng sông Hương thơ mộng. Đừng bỏ qua điểm đến hấp dẫn nãy nếu bạn có dịp đến với xứ Huế mộng mơ, bạn nhé!