1Mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Vũng Tàu là gì
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng của ngành thủ công nghiệp chế tạo các đồ vật như trang sức, đồ lưu niệm, đồ vật trang trí,… được làm hoàn toàn bằng tay không sử dụng qua bất kì một dòng máy móc nào cả. Nói cách khác hàng thủ công mỹ nghệ là hàng “handmade” tự tay làm. Những người làm ngành nghề này từ chuyên nghiệp cho đến không chuyên nghiệp dư - họ đều được gọi là nghệ nhân thủ công mỹ nghệ. Tất cả những sản phẩm của mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều mang tính sáng tạo, độc đáo mang đậm nét ngành nghề truyền thống của vùng đất đó. Những sản phẩm này mang tính nghệ thuật cao, mang tính đậm nét đặc sắc của người nghệ nhân làm nghề. Và Vũng Tàu cũng như những vùng biển khác đã biết tận dụng lợi thế của mình là biển nên việc có những nguyên liệu đến từ vỏ sò, vỏ ốc cũng rất dễ dàng. Chưa kể mỗi vùng biển sẽ có những loại ốc khác nhau mang đến màu sắc khác nhau của từng vùng biển nên mặt hàng thủ công mỹ nghệ này rất phong phú đa dạng.
2Tổng quan về hàng nghề thủ công mỹ nghệ tại Vũng Tàu
Thành phố biển Vũng Tàu nổi tiếng là điểm đến có nhiều thứ nhiều địa danh để tìm hiểu và khám phá. Thành phố biển này đã phát triển du lịch từ rất lâu kèm theo đó là những ngành nghề phát triển khi kết hợp với du lịch có thể kể đến như phát triển ngành nghề xuất nhập khẩu chế biến đánh bắt thuỷ hải sản, nuôi thuỷ hải sản, đầu tư vào phát triển du lịch nhà hàng khách sạn, hay những công trình mang tầm quốc gia để rạng danh vùng Đất Đỏ thì bên cạnh đó vẫn có một số ngành nghề truyền thống cũng đã được ra đời từ rất lâu cùng thời với thành phố biển bắt đầu vào giai đoạn phát triển du lịch như là đúc đồng, khắc đá hay dệt lưới. Nhưng trong đó nổi bật nhất chính là mặt hàng nghề thủ công mỹ nghệ đầy tính sáng tạo và cần một sự kiên trì và lòng yêu nghề nhất định.
Đây là những mặt hàng lưu niệm, những món đồ trang sức đặc trưng được làm từ vỏ sò, vỏ ốc, vỏ ngọc trai, sỏi, đá,.. được du khách trong và ngoài nước hay mua những sản phẩm mặt hàng thủ công mỹ nghệ này về làm quà. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đó có thể là hoa ốc, tranh ốc, thuyền làm bằng vỏ sò, chuông gió vỏ sò, móc khóa, vòng tay, bông tai hay là nhẫn. Rất nhiều mặt hàng khác dùng để làm quà trang trí.
Hàng nghề thủ công mỹ nghệ là một nét đặc trưng tại những làng chài biển. Thời kỳ vàng son của ngành nghề này xuất phát cách đây khoảng 30 năm, lúc đó những xưởng làm nghề cho ra thành phẩm liên tục, kéo theo Vũng Tàu “lên như diều gặp gió” về phát triển du lịch và kinh tế cũng tăng hơn các tỉnh lân cận rất nhiều. Ngành nghề hàng thủ công mỹ nghệ ở Vũng Tàu được xem là một trong những nơi phát triển nhất về ngành hàng này. Vì sau này có nhiều vùng biển khác cũng bắt đầu phát triển du lịch, ở vùng biển đó họ cũng muốn phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ đã “cử” người đến Vũng Tàu để học hỏi và mài dũa kinh nghiệm đem về vùng biển của họ phát triển thêm.
Được làm từ những vỏ ốc, vỏ sò ở Vũng Tàu được thiết kế tinh tế, đầy kỹ xảo, thể hiện sự tỉ mỉ của người nghệ nhân để ghép từng vỏ ốc, vỏ sò lại với nhau. Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Vũng Tàu này có nhiều màu sắc, nhiều kích thước, đa dạng loại ốc, loại sò khác nhau với đủ hình thù đủ kiểu dáng thu hút ánh nhìn của du khách. Có những sản phẩm kết tinh từ những con ốc nhỏ đan xen với những con ốc lớn được kết dính chặt vào nhau tạo thành những bình hoa, đèn ngủ, khung ảnh, những chai lọ thủy tinh trang trí trong phòng khách.
Phải trải qua nhiều công đoạn làm mới ra được thành phẩm như những sản phẩm mà du khách có thể thấy ở ngoài cửa hàng quà lưu niệm. Nhưng thực tế những người nghệ nhân đã trải qua một khoảng thời gian dài mới cho ra mắt sản phẩm. Vì đa phần những vỏ sò, vỏ ốc khi thu mua về đều có màu đen ngầu của bùn cát, chính vì thế họ phải làm sạch và công việc đó rất mất thời gian và rồi còn “xâu kim luồn chỉ” cho những sản phẩm kết dính lại với nhau cũng mất thêm thời gian nữa. Như vậy mới thấy được sự yêu nghề, sự đam mê, sự chịu khó học hỏi và mong muốn nhiều du khách có thể biết đến thêm về hàng thủ công mỹ nghệ làm quà mỗi sau khi đi nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu là rất cao. Họ còn muốn sống với nghề, họ vẫn còn muốn truyền nghề cho những thế hệ sau.
Để làm nên một sản phẩm trao tận tay đến khách hàng phải trải qua nhiều bước với những quy trình phức tạp rất lâu đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mì và thật sự yêu nghề của các nghệ nhân làm nghề hàng thủ công mỹ nghệ tại Vũng Tàu. Đầu tiên, sau khi thu mua lại vỏ ốc, vỏ sò thu lượm ở biển khi đem về cơ sở sản xuất làm hàng thủ công mỹ nghệ người nghệ nhân phải làm sạch ruột bên trong sau đó đưa vào xử lý hóa chất làm sạch vỏ ốc, vỏ sò vì để loại bỏ mùi hôi tanh và phải chọn lọc lại. Vì nếu bể hay nhỏ thì không được sử dụng, chỉ sử dụng những vỏ to, dày và còn nguyên vẹn. Tẩy rửa chà sạch và phơi khô, khử mùi hôi.
Trước khi cắt là khoan lỗ thì những vỏ sò, vỏ ốc sẽ được mài dũa cạnh lại cho bớt nhám, cầm êm tay và không bị sần sùi và được đánh bóng lại 2 lần. Sau đó sẽ đến quy trình cắt là khoan lỗ để luồn được dây cước hoặc dây chỉ để “dệt” lên những chiếc chuông gió hay những chiếc vòng, bình hoa sản phẩm thành phẩm nói chung.
Một điều đặc biệt là vỏ ngọc trai muốn lên được màu vàng nhạt và lấp lánh thì phải tỉ mỉ cắt đục cẩn thận hơn nữa vì nếu những nghệ nhân mạnh tay sẽ làm nứt vỏ. Nếu muốn sản phẩm có nhiều màu sắc thì những vỏ sò, vỏ ốc sẽ được nung trên lửa để khi ngả màu thì tắt bếp.
Sau khi “sơ chế nguyên liệu” thì sẽ bắt tay vào công việc làm kết dính những con ốc này lại thành sản phẩm thành phẩm. Công đoạn này cũng cần rất nhiều thời gian vì “chỉ khi sản phẩm có tính độc đáo, mới lạ có vậy thì sản phẩm mới được những vị khách lựa chọn vì thế phải có ý tưởng là điều quan trọng nhất” - một nghệ nhân trong làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ lâu đời ở Vũng Tàu cho hay.
Tùy thuộc vào sở thích, trí tưởng tượng bay bổng hay theo cảm xúc hiện tại của người nghệ nhân hay dựa vào hình mẫu của khách hàng đưa ra và làm theo yêu cầu của họ. Sau khi sản phẩm được hoàn chỉnh sẽ được phết lên một lớp sơn dầu để trông bóng bẩy trước khi đưa gửi đến các quầy bán đồ lưu niệm dọc theo các con đường biển, hay giao đơn cho khách.
Xem thêm: Trả lời đầy đủ cho câu hỏi được nhiều du khách quan tâm Đi Sapa mua quà lưu niệm gì?
Có thể thấy từ những con ốc bình dị thô sơ sau khi “qua tay” những nghệ nhân đã trở nên thành những sản phẩm tượng trưng cho “linh hồn” của biển cả, đem lại nguồn thu nhập cho người dân, có giá trị văn hóa tinh thần cho người dân. Họ yêu nghề, họ đam mê, họ muốn gìn giữ và lưu truyền ngành nghề truyền thống này vì đó là nét đặc trưng riêng của làng chài biển, gắn liền nhiều thế hệ trong gia đình. Thông qua sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ này họ thể hiện được chính khả năng hội họa được mong muốn thể hiện bản thân.
Xem thêm: Bình yên nơi làng chài Lộc An Vũng Tàu giữa nhịp sống thành thị
3Những chỗ mua sản phẩm nghề hàng thủ công mỹ nghệ tại Vũng Tàu
_ Chợ đêm bãi sau Thùy Vân, khu bãi trước.
_ Dọc theo các con đường biển tại những quầy bán đồ lưu niệm.
Hàng nghề thủ công mỹ nghệ Vũng Tàu thật sự là một nét đẹp đang muốn bạn đến khám phá tìm hiểu. Ngoài công dụng để trang trí ra thì còn một ý nghĩa lớn lao vì đó là cả một nét đẹp truyền thống từ ngành nghề xa xưa và còn vì tình yêu nghề tha thiết và muốn lan truyền nét đẹp truyền thông về nghề thủ công mỹ nghệ này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại với MIA.vn nhé!