1 Tổng quan về hồ Con Rùa
- Vị trí: Nút giao giữa ba đường Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần, Trần Cao Vân.
Hồ Con Rùa còn được gọi là Công Trường Quốc Tế, nằm tại vị trí đắc địa ngay tại nút giao giữa ba con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn đó là Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần và Trần Cao Vân. Đây là điểm hẹn hò và tham quan phổ biến của giới trẻ và du khách trong lẫn ngoài nước, tượng trưng cho sự giao thoa văn hóa và sự phồn thịnh của Sài Gòn.
Đường đi đến đây khá là dễ dàng, bạn có thể tìm kiếm từ khóa “Hồ Con Rùa” trên Google Map là sẽ có được một sự chỉ dẫn chi tiết.
Mặc dù nơi đây là điểm tham quan phổ biến và thu hút rất nhiều người đến đây mỗi ngày, nhưng hồ Con Rùa không có không gian để giữ xe. Nếu bạn để xe “chui” tại đây thì khả năng bị phạt khá là cao. Do đó, MIA.vn gợi ý bạn gửi xe tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên rồi đi bộ ngược lại để đến được hồ Con Rùa.
Đường Đi: Để tới Hồ Con Rùa, bạn có thể tìm kiếm từ khóa "Hồ Con Rùa map" trên mạng để tìm đường chi tiết. Cách gửi xe phù hợp là tại trụ sở cơ quan đối diện hồ hoặc Nhà Văn Hóa Thanh Niên.
Không gian tại hồ Con Rùa khá rộng rãi và thoáng đãng khi bao quanh là một hàng cây xanh rì rào. Nơi đây đích thị là điểm hẹn hò và tham qua lý tưởng của các cặp đôi trẻ hoặc nhóm bạn.
Đặc biệt, vào buổi tối, khi ánh đèn lung linh bắt đầu xuất hiện, không gian xung quanh hồ nước trở nên huyền ảo và thú vị hơn bao giờ hết.
2 Sự tích hồ Con Rùa
2.1 Lịch sử xây dựng hồ Con Rùa
Vào năm 1970, vị trí hồ Con Rùa chính là công thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái hay còn gọi là thành Quy. Ngôi thành được xây dựng theo lệnh của vua Gia Long. Tuy nhiên, khi cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi những năm 1833 - 1835, vua Minh Mạng ra chiếu phá hủy thành Quy và xây dựng ngôi thành mới tên là thành Phụng hay thành Gia Định.
Lúc này, vị trí cổng Khảm Khuyết hay hồ Con Rùa lúc này trở thành một điểm ngoài thành, nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành Phụng đến bến sông.
Mãi đến năm 1859, quân Pháp chiếm được Sài Gòn và phá hủy toàn bộ thành Gia Định để xây nên một tháp nước phục vụ nhu cầu cung cấp nước sạch để uống cho người dân. Tháp nước này tồn tại đến năm 1921 thì bị phá bỏ, đường hai bên được mở rộng và trở thành giao lộ giữa các tuyến đường lớn như ngày nay. Tại nút giao ấy, quân Pháp cho xây tượng đài ba binh sĩ bằng đồng nhằm ghi nhớ cuộc xâm chiếm thành công của Pháp trên bán đảo Đông Dương. Chính điều đó mà người dân có thói quen gọi nơi đây là Công trường Ba hình.
Đến năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phá hủy tượng đài, đổi tên nơi đây thành Công trường Chiến sĩ. Và cho đến khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, vị trí hồ Con Rùa lúc này trở thành vòng xoay giao thông giữa các tuyến đường lớn là Duy Tân (nay đổi thành Phạm Ngọc Thạch) và đường Trần Quý Cáp (nay được gọi là Võ Văn Tần).
Mặc dù vẫn chưa thể xác định thời điểm chính xác hồ Con Rùa được xây nên, nhưng mốc thời gian nằm đâu đó trong khoảng từ năm 1965 đến 1967 dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.
Trải qua nhiều lần trùng tu, hồ Con Rùa được chỉnh trang thêm 5 cột bê tông cao có hình dạng như bàn tay xòe ra như đóa hoa rực rỡ. Tại đây có một bia đá dựng trên lưng một con rùa bằng đồng, có lẽ vì thế mà cho đến ngày nay, người ta vẫn quen gọi nơi đây là hồ Con Rùa. Nhưng con rùa và tấm bia đã bị phá hủy do một vụ nổ vào năm 1976.
2.2 Giai thoại trấn yểm long mạch của hồ Con Rùa
Cuốn sách 'Vụ án Hồ Con Rùa' của tác giả Huỳnh Bá Thành đã đưa ra một giai thoại truyền miệng liên quan đến việc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của chế độ Việt Nam Cộng Hòa từng tồn tại tại miền Năm nước ta và việc xây dựng Hồ Con Rùa. Theo giai thoại này, vào năm 1967 khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống, ông đã mời một thầy phong thủy người Hoa để xem xét vị trí dinh Độc Lập.
Thầy phong thủy này tin rằng dinh Độc Lập được xây dựng trên long mạch và có một con rồng trú ngụ bên dưới. Đầu rồng nằm tại dinh Độc Lập (Phủ Đầu Rồng), còn đuôi rồng nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ (hay hồ Con Rùa ngày nay).
Ông thầy phong thủy cho rằng con rồng này vùng vẫy quá mạnh, làm cho cơ nghiệp của vị tổng thống này không ổn định, và ông đề xuất cúng yểm bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn yểm đuôi rồng, giữ sự ổn định và thành công cho tổng thống.
Nguyễn Văn Thiệu lấy ý tưởng này và cho xây dựng Hồ Con Rùa theo thiết kế hình bát giác, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm long mạch trong quan niệm dân gian. Con rùa lớn đúc bằng đồng được đặt giữa hồ để thể hiện ý nghĩa này. Một số người còn cho rằng kiến trúc tháp cao tại Hồ Con Rùa giống như một thanh gươm hoặc cây đinh lớn, được đóng xuống hồ để giữ chặt đuôi rồng và đảm bảo sự ổn định.
3 Khám phá ẩm thực tại hồ Con Rùa
Hồ Con Rùa và khu vực xung quanh thực sự là một thiên đường ẩm thực tại Sài Gòn, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến thưởng thức các món ăn vặt độc đáo và ngon lành.
Dưới đây là một số quán ăn vặt nổi tiếng tại khu vực hồ Con Rùa mà bạn có thể tham khảo:
- Bánh Tráng Trộn Chảnh: Đây là một quán bánh tráng trộn được rất nhiều người ưa thích. Bạn có thể thưởng thức những bịch bánh tráng trộn ngon và độc đáo với nhiều loại nguyên liệu như tôm khô, bò khô, bánh phồng tôm, rau sống, gia vị và nước mắm pha chế độc đáo.
- Gỏi Khô Bò A Fon: Đây là một món ăn vặt độc đáo có nguồn gốc từ người Hoa. Gỏi khô bò là sự kết hợp giữa bún tươi và thịt bò khô thơm ngon, kèm theo các loại rau sống và gia vị tạo thành một món ăn ngon mắt và thú vị.
- Các gánh bán cá viên, trà sữa, xoài lắc, hồ lô nướng: Khu vực xung quanh hồ Con Rùa cũng nổi tiếng với các quán bán cá viên giòn, trà sữa thơm ngon, xoài lắc mát lạnh và hồ lô nướng hấp dẫn. Đây là những lựa chọn tuyệt vời cho những ai thích thưởng thức ẩm thực đường phố.
Ngoài những món ăn vặt truyền thống, khu vực này cũng thường xuyên cập nhật các món ăn mới và nguyên liệu độc đáo theo xu hướng ẩm thực hiện nay. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món ngon mới và thú vị để khám phá.
4 Check-in những quán cà phê gần hồ Con Rùa
Tuy hồ Con Rùa nổi tiếng với các hàng quán ăn vặt bình dân, nhưng nhờ ở vị trí trung tâm thành phố, nên xung quanh hồ có rất nhiều địa điểm hẹn hò, gặp mặt bạn bè sang “choảnh”, đặc biệt là các quán cà phê.
Dưới đây là danh sách 3 quán cà phê xinh đẹp gần hồ Con Rùa:
4.1 Cộng Cà phê Hồ Con Rùa
- Địa chỉ: Lầu 2, 08 Bis, Công trường Quốc tế, Quận 3.
- Giờ mở cửa: T2 - CN | 7:00 - 22:00.
Cộng cafe đã khẳng định vị thế của mình khi trở thành một trong những quán cafe được yêu thích nhất tại hồ Con Rùa. Vì thế mà dù là các ngày trong tuần hay cuối tuần, Cộng Cà Phê lúc nào cũng rộn ràng tiếng nói chuyện rôm rả của đông đảo khách hàng.
Điều đặc biệt tại Cafe Cộng chính là cách bài trí đầy cuốn hút với nét đẹp vintage độc đáo, tạo nên một không gian thu hút và thú vị. Không chỉ vậy, sự đa dạng trong menu cũng là một điểm sáng với những món ngon hấp dẫn được trình bày bắt mắt.
4.2 Highlands
- Địa chỉ: 2 Bis Công trường Quốc tế, Quận 3.
- Giờ mở cửa: T2 - CN | 7:00 - 22:00.
Thương hiệu Highlands Coffee luôn thu hút một lượng lớn khách hàng đến với quán để thưởng thức nước uống, từ giới trẻ đến những người trưởng thành. Với không gian quán được thiết kế rộng rãi và bài trí tỉ mỉ, nơi này bao gồm cả tầng trệt và tầng lửng, cùng với nhiều dãy bàn ngoài trời, tạo điều kiện thuận lợi cho những ai muốn đắm mình trong khung cảnh hồ Con Rùa tươi mát cùng phố phường sôi động.
4.3 The Coffee House
- Địa chỉ: 19B Phạm Ngọc Thạch, Quận 3.
- Giờ mở cửa: T2 - CN | 7:00 - 22:30.
The Coffee House nằm cách hồ Con Rùa khoảng 900m với phần mặt tiền được bao bọc bằng lớp kính chất lượng. Không gian quán toát lên vẻ sang trọng và tinh tế khi kết hợp hài hòa hai tông màu đen - cam độc đáo.
Không gian bên trong quán rất rộng rãi, thiết kế bắt mắt với tông màu gỗ chủ đạo mang đến sự ấm cúng và thân thiện. Menu đa dạng của The Coffee House bao gồm các loại trà thơm ngon, cà phê đậm đà, đồ uống đá xay mát lạnh, nước ép tươi ngon và những ly sinh tố tươi mát.
Trên đây là những thông tin thú vị, bao gồm sự tích hồ Con Rùa cùng những cẩm nang du lịch quan trọng mà bạn cần biết trước khi đến đây tham quan. MIA.vn hy vọng bạn sẽ có những phút giây thư giãn thực sự khi đến với hồ Con Rùa nhé.