1Giới thiệu về người La Chí ở Hoàng Su Phì - Hà Giang
Người La Chí ở Hà Giang được thống kê có 8 nghìn người.
Đa số cư dân tập trung ở Bản Díu, Bản Máy, Bản Phùng của Hoàng Su Phì. Một số người còn gọi người La Chí là người Thổ đen, Mán, Xá… nhưng phổ biến nhất vẫn là La Chí, đặc biệt còn có tên gọi dân tộc là Cù Tê.
Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao ở Hà Giang
Theo người La Chí: , người La Chí còn còn gọi tộc mình bằng từ địa phương như Y Pí là người La Chí ở Bản Phùng, Ỳ Mía ở Bản Máy, Cù là chỉ người, còn Tê là tên dân tộc. Người La Chí gọi người Kinh là Kon Ti, người Mông là Mì Phư, người Dao là Nhà Nhí, người Tày là U ké, người Nùng là Ka rế,...
2Văn hóa và phong tục tập quán của người La Chí ở Hoàng Su Phì - Hà Giang
Ngoài các phong tục về làm ruộng, nhà ở, cưới xin, ma chạy thì người La Chí còn có nhiều loại nhạc cụ phong phú như đàn lá, trống. Người con trai La Chí thường dùng lá mỏng ngậm vào môi để tỏ tình với người con gái mình yêu. Trống của người La Chí chỉ được làm bằng da bò, xung quanh được chèn nêm đối xứng, được chằng bằng những sợi dây da bò. Trong tang lễ, người La Chí thường đánh chiêng và trống theo hai giai thoại vây và dồn để cho linh hồn của người quá cố được yên nghỉ.
Đặc biệt, văn học dân gian của người La Chí ở Hoàng Su Phì - Hà Giang cũng rất phong phú. Người dân nơi đây có nhiều truyện cổ tích, câu chuyện về nguồn gốc mặt trời, mặt trăng, cây lúa, củ gừng và có những sự tích về các ngày lễ hội. Tuy các hình thức diễn xướng còn thô sơ nhưng những lời ru, giai điệu của đồng bào La Chí vẫn đi khắp muôn nơi. Không những vậy, vào ngày lễ Tết người dân La Chí còn có rất nhiều trò chơi giải trí như: đu dây, đu thăng bằng, ống phốc, ca hát, đàn múa.
Ngoài ra, sau khi tham gia hội bạn còn được thưởng thức các món đặc sản như: Cơm lam Bắc Mê, Thắng dền Hà Giang, Lợn cắp nách Hà Giang
Có thể nói rằng, người La Chí ở Hoàng Su Phì - Hà Giang luôn kề vai sát cánh với các dân tộc khác trong việc bảo vệ quê hương. Chính nhờ có sự phát triển của người dân nơi này mà một số phong tục, văn hóa của quê hương ta mới còn tồn tại đến ngày nay.