1Thời điểm đẹp nhất để du lịch đến Lạng Sơn
Mỗi mùa trong năm, Lạng Sơn đều mang một vẻ đẹp riêng với những trải nghiệm đặc biệt. Tuy nhiên khi du lịch Lạng Sơn bạn cần chú ý hạn chế đi vào tháng 5 đến tháng 7 vì là mùa mưa bão ở đây. Ngoài thời điểm đó thì bạn có thể chọn đi du lịch Lạng Sơn vào thời điểm sau:
- Tháng Giêng âm lịch: Đây là mùa lễ hội ở Lạng Sơn, mang đậm nét văn hóa bản địa và nét đẹp truyền thống. Đến đây bạn sẽ được hòa mình vào không khí của những lễ hội đặc sắc như lễ hội chùa Tam Thanh, lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa...
- Cuối tháng 7 đến cuối tháng 11: Mùa lúa vàng ở Bắc Sơn nhuộm cả một vùng đất mênh mông. Hoa mận, hoa đào phủ sắc núi rừng. Còn đỉnh Mẫu Sơn thì mờ ảo trong làn mây. Đây là thời điểm nhiều bạn trẻ đến săn ảnh và check-in, tận hưởng hương hoa và hương lúa chín ngào ngạt khắp nơi.
- Cuối tháng 8 đầu tháng 9 sẽ có đặc sản “na đu dây” Chi Lăng. Đây là một loại na được trồng trên núi đá, quả to, nhiều thịt và rất ngọt.
- Mùa đông: Thời điểm bạn sẽ được ngắm tuyết rơi trên đỉnh Mẫu Sơn.
2Phương tiện di chuyển
2.1 Cách di chuyển đến Lạng Sơn
Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 180 km và được kết nối với nhau bằng con đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn nên việc di chuyển khá thuận lợi. Do đó bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Lạng Sơn theo 3 phương tiện sau:
Xe khách:
Bạn đến bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên để mua vé đi Lạng Sơn. Mức giá tham khảo khoảng 100.000 - 170.000 đồng/người/chiều với thời gian di chuyển từ 4 - 5 tiếng.
Tàu hỏa:
Bạn có thể lựa chọn đi Lạng Sơn từ Hà Nội trên chuyến tàu số hiệu DD5, quãng đường dài 149km đường sắt với khoảng thời gian 4 giờ 13 phút. Bạn có thể chọn mua vé theo tùy vào từng loại ghế và toa với giá dao động khoảng 134.000 đồng/vé.
Phương tiện cá nhân
Nếu đi bằng xe máy, bạn sẽ đi theo lộ trình từ Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn hoặc theo QL5 rồi vào đường 1A. Còn nếu đi bằng ô tô, bạn có thể đến Lạng Sơn khá dễ dàng qua cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.
2.2 Phương tiện di chuyển ở Lạng Sơn
Taxi
Taxi luôn là phương tiện di chuyển phổ biến với khách du lịch ở Lạng Sơn. Bạn có thể dễ dàng bắt taxi ở mọi nơi, đặc biệt là tại các địa điểm du lịch.
Thuê xe máy
Phương tiện này phù hợp với những bạn muốn chủ động về thời gian, muốn tiết kiệm chi phí và có thể tận hưởng vẻ đẹp Lạng Sơn một cách trọn vẹn nhất. Bạn có thể hỏi nhân viên ở nơi lưu trú để biết được những địa điểm thuê xe máy rẻ, giá cả hợp lý nhất.
3Top 11 địa điểm du lịch Lạng Sơn bạn nên đi ít nhất một lần
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."
Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng khá quen thuộc với câu ca dao này từ thời đi học, qua đây cũng nói lên những địa danh gắn liền với mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
3.1 Đền Mẫu Đồng Đăng
Khi bước vào Đền Mẫu Đồng Đăng, bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tựa một kiệt tác kiến trúc với 5 gian thờ độc lập. Phần bên trong được thể hiện bởi Tam bảo, nơi tôn vinh Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm. Phần ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, và tiếp theo là gian thờ Sơn trang. Gian trung tâm, một điện lớn, tôn vinh Chúa Liễu, và hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục. Một gian bên trái thờ tượng Chầu đệ tứ Khâm sai.
Tại đây, vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, lễ hội Lồng Tồng diễn ra, mang đến một không gian sống động với các hoạt động thú vị như múa sư tử và các trò chơi võ dân tộc.
3.2 Phố Kỳ Lừa
Phố Kỳ Lừa (hay còn được gọi là chợ Kỳ Lừa) tọa lạc tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trước đây phố Kỳ Lừa là một khu chợ được Hán quận công Thân Công Tài mở ra từ thế kỷ XVII với mục đích cho người dân hai nước Việt - Trung ở vùng biên giới giao lưu buôn bán. Dần dần, chợ Kỳ Lừa đã trở thành một trong những trung tâm mua sắm sầm uất nhất và phồn thịnh nhất Lạng Sơn từ đó cho đến nay.
Ngày nay, phố Kỳ Lừa trăm năm tuổi này không chỉ diễn ra các hoạt động mua sắm nhộn nhịp mà còn là nơi giao lưu văn hóa, vui chơi, gặp gỡ, tâm tình của những đôi trai gái người Tày, Nùng, Dao... và cả người Kinh nữa.
3.3 Núi Tô Thị
Thiên nhiên tươi đẹp của Lạng Sơn hiện lên rực rỡ qua hình ảnh của Núi Tô Thị, còn được biết đến với tên gọi Núi Vọng Phu. Vị trí của địa điểm du lịch Lạng Sơn này nằm tại xã Tam Thanh.
Trên đỉnh Núi Tô Thị, một khối đá tự nhiên nổi bật với hình dáng tương tự phụ nữ bế con, tương truyền nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đi đánh giặc trở về.
Nằm kề bên quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, Núi Tô Thị tự hào là biểu tượng đẹp nhất của vùng đất Lạng Sơn. Đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều tác phẩm nghệ thuật qua hàng thế kỷ. Đối với bất kỳ ai bước chân vào Lạng Sơn, việc tham quan cảnh đẹp này chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ.
3.4 Chùa - Động Tam Thanh
Một điểm độc đáo và cuốn hút khi đến du lịch Lạng Sơn chính là Quần thể chùa Tam Thanh, nổi tiếng với hệ thống 3 hang động đầy bí ẩn. Trong số đó, hang động Tam Thanh nổi bật với sự hoành tráng và tuyệt đẹp. Bên trong hang, những tảng thạch nhũ với hình dáng đa dạng như cây Ngô Đồng hay Tiên Ông, cùng với vòm động cao thoáng đãng, tạo nên một không gian ấn tượng.
Điều độc đáo hơn còn đến từ hồ Âm Ty, một hồ nước trong vắt với vẻ đẹp tự nhiên tuyệt mỹ, luôn đổ đầy màu xanh quyến rũ và không bao giờ cạn. Bước vào thế giới bên trong hang Tam Thanh, bạn sẽ được đắm chìm trong những kiệt tác thiên nhiên độc đáo như cửa thông thiên và cổng trời, mang đậm sắc huyền bí và tinh tế.
3.5 Thành cổ Lạng Sơn
Thành cổ Lạng Sơn - hòn ngọc lịch sử nằm ở phường Chi Lăng. Có thể nói thành cổ Chi Lăng là một địa điểm du lịch Lạng Sơn gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc và là một trong những di sản lịch sử quý báu được quốc gia tôn vinh. Từng là trung tâm sầm uất về chính trị, kinh tế và văn hóa, nơi đây là tâm điểm của các hoạt động giao thương sôi nổi.
Thành cổ Lạng Sơn nằm ở vị trí đắc địa, với hình dáng hình chữ nhật và bốn cổng ứng với bốn hướng, được biết đến như "Tứ trấn". Đáng chú ý, hiện nay chỉ còn hai cổng cổ thành ở phía Tây và Nam vẫn còn nguyên vẹn. Công trình này được xây dựng bằng những khối đá lớn và cẩn thận khắc trổ. Khi bạn đến thăm Lạng Sơn, không thể bỏ lỡ cơ hội tận mắt thấy di sản này.
3.6 Ải Chi Lăng
Một địa điểm du lịch Lạng Sơn nổi tiếng cũng nằm ở Chi Lăng mà bạn có thể ghé thăm đó là Ải Chi Lăng. Đây từng là một địa điểm quan trọng trọng lịch sử của nước ta. Hàng trăm năm trước, Ải Chi Lăng từng là "bức tường chắn" quan trọng ngăn chặn sự xâm lược từ phía Bắc, bảo vệ thủ đô Thăng Long.
Với quy mô đặc biệt, Ải Chi Lăng có chiều dài lên tới 20km, nối liền hai địa điểm Chi Lăng và Hữu Lũng. Nơi đây cũng từng chứng kiến những trận đánh vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.
Với sự bao bọc của núi Kai Kinh phía Tây và hai đầu ải là những ngọn núi đá cao vút, Ải Chi Lăng đóng góp quan trọng vào sự thành công của các cuộc chiến chống lại quân Minh và những nỗ lực chống lại sự xâm lược của nhà Thanh.
3.7 Thành nhà Mạc
Khi đi du lịch Lạng Sơn, bạn không thể nào bỏ qua địa điểm độc đáo Thành nhà Mạc. Trải qua hàng thế kỷ, Thành nhà Mạc vẫn tự hào tỏa sáng với vẻ đẹp cổ kính. Xây dựng vào thế kỷ XVI, trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, Thành nhà Mạc đã thể hiện mục đích chiến lược của mình - bảo vệ con đường độc đạo từ ải Bắc tới vùng phía Nam.
Dù thời gian đã trôi qua, chỉ còn dấu vết của ngày xưa với mảng tường dài 300m và những khối đá to lớn, nằm phủ bởi lớp rêu xanh mướt. Đứng trên cổng thành với lớp màu thăng trầm của thời gian, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của thành phố Lạng Sơn.
Khi bước qua hàng loạt bậc thang từ chân đồi lên đỉnh, một thế giới mới sẽ mở ra trước mắt. Núi non trùng điệp trải dài sẽ làm cho bạn bất ngờ khi được hòa mình vào không gian thoáng đãng, trong lành của Lạng Sơn.
3.8 Di tích Chùa Tiên
Nằm trên đỉnh núi Đại Tượng, chùa Tiên là một trong những điểm đến hấp dẫn nếu bạn đi du lịch Lạng Sơn. Người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ về đây để khám phá vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa này.
Ngôi chùa Tiên được xây dựng từ thời kỳ vua Lê Thánh Tông và đã trải qua nhiều giai đoạn tu sửa để giữ vững dáng vẻ hào nhoáng của nó. Đặc điểm độc đáo là việc chùa nằm lưng chừng núi, và để đi đến chùa, du khách phải vượt qua 65 bậc thang mỏng manh, chênh vênh trên vách núi. Trên con đường đến, những tảng đá thạch nhũ với những hình thú ấn tượng sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ.
Chùa Tiên được xem là một trong những di tích quốc gia đặc biệt, được Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch công nhận. Điều này không chỉ thể hiện sự quý báu của ngôi chùa mà còn khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa của nó.
Hàng năm, vào ngày 18/1, chùa Tiên tổ chức lễ hội độc đáo thu hút nhiều du khách tham gia. Đây là dịp để mọi người cảm nhận sự sống động của văn hóa địa phương, tham gia vào các hoạt động vui chơi và trải nghiệm những nét đẹp độc đáo của Lạng Sơn.
3.9 Đền Tả Phủ
Một địa điểm khác xứng đáng nằm trong cuốn cẩm nang du lịch Lạng Sơn của bạn đó là đền Tả Phủ. Đền Tả Phủ nằm giữa trái tim phố chợ Kỳ Lừa, được xây dựng từ năm 1693 để tưởng nhớ ông Thân Công Tài - người đã mở 7 con đường, 7 phố phường góp phần thúc đẩy giao thương với cộng đồng người Hoa tại Kỳ Lừa. Với cửa chính hướng về phía Tây, ngôi đền tỏa sự uy nghi và linh thiêng, nằm tại vùng đất có nguồn năng lượng đặc biệt.
Đền Tả Phủ được xây dựng thành hai tòa nhà hình chữ "Công", tạo nên một vẻ kiến trúc ấn tượng. Nơi này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, mà còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của cộng đồng. Hàng năm, từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng, một lễ hội quan trọng được tổ chức ngay giữa chợ Kỳ Lừa. Du khách từ khắp nơi đổ về Đền Tả Phủ để cầu tài lộc và may mắn trong kinh doanh và buôn bán.
3.10 Chùa Thành Lạng Sơn
Một địa điểm du lịch Lạng Sơn khác xứng đáng được bỏ công thăm thú đó là chùa Thành Lạng Sơn. Tọa lạc tại đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, Chùa Thành tạo nên một hình ảnh tươi đẹp bên dòng sông Kỳ Cùng. Quang cảnh đầy thơ mộng này chứa đựng lịch sử sâu sắc. Trên nền cảnh quan, một chiếc quả chuông nặng trên 2 tấn đẫy đà đọng điệu, treo ngay ngoài mái tam quan.
Độc đáo và đặc biệt, Chùa Thành sở hữu tới 53 tượng thờ bằng đồng nguyên khối, trở thành ngôi chùa có số lượng tượng thờ lớn nhất trong cả nước. Kiến trúc của ngôi chùa phản ánh sự cổ kính và thâm nghiêm, nền lát gạch Bát Tràng mang theo chất cổ xưa. Thiết kế kết hợp giữa phong cách Á Đông với lối nội công ngoại quốc tạo nên 38 gian lớn nhỏ độc đáo. Câu đối, hoành phi được chạm khắc tỉ mỉ trên hàng trăm năm tuổi, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp và sự tinh tế.
3.11 Đền Kỳ Cùng
Tọa lạc tại phường Vĩnh Trại, Lạng Sơn, ngay tại đầu cầu sông Kỳ Cùng, Đền Kỳ Cùng tỏa sáng với sự tôn thờ Quan Lớn Tuần Tranh. Bên cạnh là bến đá Kỳ Cùng - một phong cảnh đẹp mê hồn từ thời thi ca thế kỷ 18.
Lễ hội Đền Kỳ Cùng là sự kiện quan trọng nhất của Lạng Sơn và diễn ra thường vào giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội này không chỉ tôn vinh công đức của những người tiền nhiệm, mà còn hấp dẫn đông đảo du khách tới tham dự. Nếu bạn có cơ hội ghé thăm Lạng Sơn vào mùa xuân, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia vào lễ hội lớn này.
4Trải nghiệm nền ẩm thực đặc sắc từ xứ Lạng
4.1 Phở chua - Đặc sản Lạng Sơn trứ danh Bắc Bộ
Với phong cách chế biến khá cầu kỳ, phở chua Lạng Sơn lưu giữ một phong vị độc lạ, hấp dẫn mà không bị hòa lẫn với bất kỳ loại phở nào. Món đặc sản Lạng Sơn này là sự kết hợp giữa sợi phở dai mềm và nước dùng thơm ngon, đậm vị. Món phở chua được ăn kèm với khoai lang, gan heo, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng, đậu phộng rang...
4.2 Khâu nhục - Món ăn giao hòa với văn hóa Trung Hoa
Khâu nhục là đặc sản Lạng Sơn được chế biến từ thịt ba chỉ ướp cùng nhiều loại gia vị thơm ngon. Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được biến tấu cho phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Bạn có thể dùng khâu nhục cùng những món ăn như cơm, xôi hoặc bánh mì.
4.3 Vịt quay lá mắc mật
Tham quan Lạng Sơn mà bỏ qua món vịt quay lá mắc mật trứ danh thì thật là một thiếu sót lớn. Vịt quay lá mắc mật có hương vị đặc trưng với loại lá được trồng nhiều tại vùng miền này. Một món vịt quay lá mắc mật chất lượng sẽ có phần da thấm đều gia vị với công thức trứ danh, thịt thơm và mang một mùi hương đặc trưng của lá mắc mật. Món ăn này sẽ ngon hơn khi ăn kèm nước tương. Bạn có thể ăn vịt quay với bánh mì, cơm hoặc ăn không.
4.4 Bánh ngải Lạng Sơn
Bánh ngải được làm từ một loại lá cùng tên có hương vị thơm ngon, ngọt ngào. Lá ngải non sau khi được ngâm cùng nước tro sẽ được rửa sạch, bỏ đi phần xơ và giã nhuyễn để làm đường nấu bánh ngải. Phần xôi nấu chín sẽ được giã nhuyễn cùng với lá ngải để tạo nên phần bột mịn để làm bánh.
4.5 Bánh áp chao
Bánh áp chao là một món ngon hấp dẫn với phần nhân cùng thịt vịt và phần vỏ ráng giòn hấp dẫn. Bánh áp chao sẽ ngon nhất khi ăn kèm nước mắm đu đủ pha giấm ướp để dậy nên hương vị độc đáo.
5Những món quà đậm chất xứ Lạng bạn nên mua về sau chuyến đi
- Na Chi Lăng - đặc sản "na đu dây" được trồng trên những ngọn núi cao, quả to, thịt chắc và rất ngọt với mùa na chín ngon nhất vào tháng 9.
- Rượu Mẫu Sơn được ủ từ gạo và nước suối trên vùng núi cao, cùng với thành phần men được tạo nên từ hơn 30 loại thảo mộc quý hiếm tạo nên hương vị đặc biệt.
- Đào Mẫu Sơn vị đậm, giòn và ngọt, mọc trên các ngọn núi cao và chỉ ra trái duy nhất từ tháng 6 đến tháng 8.
- Quýt Bắc Sơn có 2 loại là quả tròn và quả dẹt, vỏ dóc, mỏng, vị ngọt đậm, ít xơ và được bán với giá 30.000 - 35.000 đồng/kg.
- Quả mắc mật là đặc sản mà du khách khi du lịch Lạng Sơn ai cũng mua về làm quà, có thể ăn tươi hoặc dùng để nướng cùng thịt.
Thông qua bài viết này, MIA.vn đã giới thiệu đến bạn 10 địa điểm du lịch Lạng Sơn cực kỳ phù hợp dành cho các bạn yêu thích tìm hiểu về các giá trị lịch sử của dân tộc. Hy vọng các bạn sẽ có những kỉ niệm đáng nhớ khi có dịp ghé thăm Lạng Sơn nhé.