1Tổng quan về Lăng Cá Ông Vũng Tàu
Vị trí: Toạ trên con đường Hoàng Hoa Thám, bên trong khuôn viên rộng lớn còn có đền thần Thắng Tam và miếu bà Ngư Hành.
Đến với lăng Cá Ông Vũng Tàu (Lăng Cá Ông Nam Hải), bạn không chỉ được chiêm ngưỡng, tham quan những hiện vật đầy tính tâm linh, lịch sử đã ăn sâu vào nét văn hoá của người dân vùng biển mà còn được nghe những câu chuyện truyền thuyết đầy hấp dẫn về Cá Ông.
Ngoài ra, vào mỗi dịp cố định hằng năm nơi này sẽ tổ chức nhiều lễ hội với các hình thức khác nhau, thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách khi đến Vũng Tàu.
Có nhiều ý kiến cho rằng nên đến tham quan lăng Cá Ông Vũng Tàu vào buổi sáng với không gian yên tĩnh để có thể cảm nhận hết tinh hoá văn hoá nơi đây.
Mỗi dịp giữa tháng tám âm lịch là thời điểm tốt nhất để đến lăng Cá Ông. Ngoài việc thời tiết dễ chịu, trong lành, khoảng thời gian này cũng chính là ngày giỗ của Cá Ông, sẽ có các lễ hội rất thú vị.
2Hướng dẫn di chuyển đến Lăng Cá Ông Vũng Tàu
Lấy mốc tại phường số 11, đi thằng lên hướng đông bắc trên cung đường Ba Mươi Tháng Tư. Đoạn giao với quốc lộ 51, giao tại nhà nghỉ Trúc Nguyễn, thì rẽ trái để đi vào đường Võ Nguyên Giáp. Tiếp tục đi thẳng trên đoạn đường Võ Nguyên Giáp khoảng gần 2 km, rẽ trái để đi vào công viên Trường Sa. Đi qua cầu, tiếp tục đi theo đường Trường Sa, điểm cần đến sẽ ở bên trái của bạn.
Nhiều bạn trẻ thích sử dụng xe máy để di chuyển vì tính chủ động và thoải mái về thời gian. Tuy nhiên với những chuyến đi gia đình, nhóm bạn đông thành viên thì di chuyển bằng ô tô sẽ thuận tiện hơn cả.
3 Khám phá về lăng Cá Ông Vũng Tàu nổi tiếng
Có khá nhiều biến thể của truyền thuyết về Cá Ông. Theo người Chăm, có một vị thần vì cãi lại thầy mà bị biến thành cá voi (cá Ông) xuống biển. Còn theo người người Kinh, cá voi được Phật Quan Âm Bồ Tát độ lòng từ bi đưa xuống.
Dù hiểu theo tín ngưỡng nào đi chăng nữa, cá voi đều là hiện thân của thần linh, đến trần gian để giúp đỡ, bảo vệ những người làng chài khi gặp nạn.
Chính vì lẽ đó, cá voi (cá Ông) được coi là chỗ dựa tinh thần to lớn, linh thiêng của người dân vùng biển Vũng Tàu mỗi khi gặp sóng to gió lớn, bão lũ trên biển… Đặc biệt là nét đẹp văn hoá này được lưu truyền biết bao đời và vẫn được duy trì đến thời điểm hiện tại.
Vào khoảng thế kỉ thứ 19, người dân vùng biển cho rằng cá Ông chia làm ba phần đầu, thân, đuôi trôi dạt vào lần lượt vào Vũng Tàu, Cần Giờ và Long Hải. Phần đầu cá Ông lớn quá lớn, người dân phải đợi thịt cá rữa ra hết rồi tháo từng khớp mang về thờ phụng.
Sau nhiều năm, đến năm 1911. người dân đã xây dựng lăng để làm nơi thờ phụng và trở thành một địa điểm văn hoá thiêng liêng thu hút được sự chú ý của nhiều người.
Ngày 16 tháng 8 âm lịch hằng năm được chọn làm ngày cố định làm ngày giỗ của cá Ông. Không chỉ chỉ trong ngày này, người dân luôn chú ý đến lăng để cầu mong mọi việc trên biển đều được may mắn, sự giúp đỡ, bảo vệ từ cá Ông.
Lăng cá Ông được xây dựng theo lối kiến trúc giản dị cũng giống y như con người nơi đây. Giữa lăng chính là ba bàn thờ được chạm trổ công phu. Đi vào phía sau ta sẽ thấy ba tủ lớn để đựng xương cá, trong đó chính giữa là tủ đựng xương Cá Ông được vớt lần đầu. Hai tủ bên cạnh phải trái lần lượt là được vớt lần hai và lần ba. Hai bên đông, tây còn có bàn thờ của Thần Rùa và tổ nhạc.
Sau nhiều năm xây dựng, lăng Cá Ông vẫn luôn được mọi người tu sửa và giữ gìn cẩn thận. Lăng mang vẻ đẹp cổ xưa, nét đẹp văn hoá thiêng liêng, lịch sử lâu đời cho nên có rất nhiều du khách đến tham quan.
Thời gian tổ chức: Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 08 âm lịch hàng năm
Vào mỗi dịp giỗ Cá Ông, người dân vùng biển ngoài việc làm lễ thờ phụng linh đình cầu mong điều tốt đẹp thì họ còn tổ chức lễ hội lớn như một nét đẹp văn hoá đặc sắc.
Lễ hội ở Lăng Cá Ông Vũng Tàu bao gồm hai phần chính:
- Phần lễ: Các lễ nghi cúng Ông và nghinh Ông mang vẻ linh thiêng, trang trọng thể hiện sự thành tâm, biết ơn của người dân vùng biển, đồng thời cũng là dịp để họ cầu mong những điều tốt đẹp đến cho gia đình của mình
- Phần hội: Bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh con đường Hoàng Hoa Thám nói riêng và thành phố biển Vũng Tàu nói chung khoác trên mình sự lộng lẫy, linh đình, tươi vui từ các trò chơi mang đậm bản sắc văn hoá dân gian Việt Nam như: thi đan lưới, kéo co, bơi biển, câu cá…
Lễ hội Lăng Cá Ông Vũng Tàu sẽ khiến trải nghiệm chuyến đi của bạn thêm phần thú vị và cũng là dịp để khách du lịch được tìm hiểu, biết thêm về Lăng Cá Ông ngày một nhiều hơn.
Lăng Cá Ông Vũng Tàu là nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá của người dân miền biển nói chung và thành phố Vũng Tàu nói riêng, hãy lưu ý giữ ý thức vệ sinh khi ghé thăm nơi này nhé. Đừng quên chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ của bạn khi tham quan Lăng Cá Ông Vũng Tàu với MIA.vn nhé!