Được tổ chức trên một quả đồi thuộc địa phận bản Khâu Vai, xã Khâu Vai, thị trấn Mèo Vạc Hà Giang, Chợ tình Khâu Vai là một trong những phiên chợ lâu đời nhất tại địa phương với hơn 100 năm hình thành và phát triển. Khác với Chợ phiên Mèo Vạc thường họp vào ngày Chủ nhật mỗi tuần, Chợ tình Khâu Vai duy chỉ họp đúng một ngày trong năm mà thôi. 

Xem thêm: Vượt dòng Nho Quế, ngắm Hẻm Tu Sản - Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á

Vnh dự hơn, Chợ tình Khâu Vai còn được vinh dự công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành thỏi nam châm thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người khi đến với nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc. Hơn thế nữa, sự tồn tại của phiên chợ đặc biệt này còn góp phần giúp tô đậm sự sinh động, rộn ràng, đồng thời gìn giữ trọn vẹn nét văn hóa đặc sắc của đời sống người dân tại đây.

Thước phim ghi lại trọn vẹn khoảnh khắc nơi Chợ tình Khâu Vai. Video: TAM GIAC MACH

Chợ tình Khâu Vai được tổ chức tại bản Khâu Vai, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng chừng 200km. Thế nên, bạn sẽ tốn tương đối nhiều thời gian di chuyển để có thể tham gia phiên chợ đặc biệt này. 

Hai loại phương tiện phổ biến hơn cả là xe máy và xe hơi. Bạn có thể di chuyển theo lộ trình như sau: Thành phố Hà Giang – Tam Sơn – Yên Minh – Ngã ba Sủng Là, Phó Bảng – Ngã ba Sà Phìn – Lủng Cú – Cột cờ Lũng Cú – Phố cổ Đồng Văn – đèo Mã Pí Lèng – Mèo Vạc

Thông thường, những lễ hội nơi vùng cao Đông Bắc thường được tổ chức vào mùa xuân. Đây là lúc mà một vụ mùa đã kết thúc, người dân cũng trở nên nhàn hạ hơn. Thế nên, họ thường tổ chứ những lễ hội, chủ yếu để cầu mọi điều may mắn, mưa thuận gió hòa cho một năm mới sắp đến. Và tất nhiên, Chợ tình Khâu Vai cũng vậy. Bởi thế nên đồng bào dân tộc sinh sống quanh huyện Mèo Vạc nói riêng và cao nguyên đá Đồng Văn nói chung thường có những câu thơ rằng:

“Đợi anh hết mùa lanh

Đợi anh qua mùa đào

Vượt đỉnh Mã Pí Lèng

Ta tìm về chợ tình Khâu Vai”

Theo thông lệ, cứ vào ngày 27 tháng Ba Âm lịch hằng này là mọi người lại cùng nhau họp Chợ tình Khâu Vai. Truyền thống này đã tồn tại hơn 100 năm nay kể từ những ngày đầu chợ được tổ chức, đó là vào năm 1919. 

Vốn trước kia, chợ tình Khâu Vai chỉ được họp đúng duy nhất một ngày 27 tháng Ba âm lịch mà thôi. Thế nhưng ngày nay, vốn hướng đến việc quảng bá văn hóa địap hương nên chợ tình Khâu Vai đã được kéo dài thêm 2 ngày, tức là tổ chức trong vòng 3 ngày, thích hợp cho mọi người ghé đến tham quan, trải nghiệm trong hành trình khám phá Hà Giang.

Lãng mạn Chợ tình Khâu Vai - Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi 2

Toàn cảnh Chợ tình Khâu Vai nhìn từ trên cao

Tại những chốn non cao, vốn sẽ chẳng bao giò thiếu những câu chuyện thần thoại. Và tất nhiên, Chợ tình Khâu Vai cũng có một câu chuyện của riêng mình, đó là về huyền thoại của chàng Ba – một chàng trai người Nùng và nàng Út – cô gái người Giáy. 

Câu chuyện tình của họ cũng lắm gian truân, vất vả khi chỉ dám hò hẹn ở miền đá giăng thành, đắp lũy thuộc xã Khâu Vai mà thôi. Họ bị ngăn cấm do những quan niệm khắt khe của dòng tộc. Khi tình yêu của đôi trai gái bị phát hiện, cả hai đã vấp phải sự phản đối quyết liệt. 

Chẳng còn cách nào hơn, chàng Ba đành phải dắt nàng Út lên sườn núi Khâu Vai để kiên quyết bảo vệ mối tình này. Điều đó vô tình càng tô đậm hơn sự mâu thuẫn gay gắt giữa hai gia đình. Đôi trai gái không đành lòng nhìn cảnh tang thương xảy đến với những người thân yêu, nên đành gạt nước mắt chia tay nhau. Lúc ấy, cả hai đã hẹn nhau hằng năm, cứ đúng ngày chia tay sẽ lại đến tìm nhau nơi núi Khâu Vai. Ngày đôi trai thanh nữ tú năm nào chia tay là ngày 27 tháng Ba âm lịch.

Sau khi hai người qua đời, người dân trong vùng đã cùng nhau lập nên ngôi miêu Ông, miếu Bà và từ năm 1919, họ đã tổ chức phiên chợ tình đặc biệt này vào đúng ngày 27 tháng Ba âm lịch, như để tiếp nối câu chuyện tình yêu vẫn còn dang dở năm nào.

Lãng mạn Chợ tình Khâu Vai - Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi 3

Khu vực miếu Ông do người dân xây dựng để thờ phượng chàng Ba

Theo thông lệ, dần dà Chợ tình Khâu Vai trở thành nơi người ta tìm đến nhau sau một năm, cũng có thể là nhiều năm, xa cách. Từ trước năm 1991, những người đến chợ chủ yếu là người gặp trắc trở về tình duyên, chẳng có cách nào đến được với nhau, có thể là do ràng buộc của lễ giáo, v.v. Giờ dây, khi mỗi người đều có duyên phận của riêng mình thì cứ đúng vào ngày này, họ lại đến đây để tâm sự, kể nhau nghe về cuộc sống riêng của mỗi người. Đây cũng là dịp để họ ôn lại những tình cảm năm nào, sự nhớ nhung do xa cách. Đến đây, họ sẽ ngồi lại kể bao câu chuyện về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, thủ thỉ cùng nhau dưới sự chứng kiến của đá núi.

Một điểm đặc biệt nơi chợ tình Khâu Vai đó chính là có nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ, tuy nhiên đến nơi, cả hai đều rẽ sang hai hướng. Vợ thì gặp người xưa, chồng thì gặp người cũ ôn chuyện. Ấy vậy mà chẳng hề có cảnh ghen tuông, trách móc gì cả. Cả hai đều dành cho nhau và cả người cũ sự tôn trọng nữa. Bởi theo họ, đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của bạn đời. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ được diễn ra trong vỏn vẹn ngày chợ mà thôi, sau hôm ấy, ‘cửa lòng’ phải khép lại, chẳng được quyền nhớ nhung, luyến tiếc gì cả.

Nếu như trước kia, người đến chợ chỉ gói gọn là người dân tộc sống quanh huyện Mèo Vạc thì từ năm 1992 trở đi, người dân xung quanh đã đến Khâu Vai nhiều hơn, thậm chí là người dân Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang cũng đến nữa. Người đến chủ yếu là những cặp tình nhân của dân tộc Tày, Nùng, Giấy từ các xã Nậm Ban, Tát Ngà, Niêm Sơn, Lũng Pù, Sơn Vĩ, Thượng Phùng hoặc các xã huyện Bảo Lạc, Cao Bằng nữa.

Lãng mạn Chợ tình Khâu Vai - Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi 4

Nếu như trước kia, Chợ tình Khâu Vai chỉ thu hút sự chú ý của những cặp đôi dang dở trong chuyện tình cảm

Lãng mạn Chợ tình Khâu Vai - Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi 5

Thì giờ đây, chợ đã thu hút đông đảo mọi người náo nức về đây tham dự

Chợ tình Khâu Vai được chia làm hai phần, gồm phần Lễ và phần Hội. Trong phần Lễ, người dân sẽ cùng nhau dâng lên miếu Ông, miếu Bà những lễ vật như nhắc nhớ về cội nguồn. Họ là những người đã khai đất khai hoang, xây dựng bản làng Khâu Vai. Trong phần lễ, già làng sẽ đảm nhận vai trò chủ lễ, dâng hương xin phép khai hội.

Trong phần Hội, người dân sẽ được tham gia các hoạt động đặc săc như chọi chim họa mi, giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật cùng những trò chơi dân gian thú vị khác nữa. Trong phần này, từng tốp nam nữ từ năm đến bảy người sẽ tụ tập nhau cùng hát, say sưa và mê đắm. Người Giáy, Nùng hát Cọi, người Tày hát Sli lượn giao duyên với những ca khúc xoay quanh chủ đề nhớ nhung, yêu đương. 

Lãng mạn Chợ tình Khâu Vai - Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi 6

Những màn trình diễn thú vị tại phần hội của Chợ tình

Lãng mạn Chợ tình Khâu Vai - Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi 7

Các cô gái, chàng trai sẽ cùng nhau biểu diễn những màn múa, hát đặc sắc

Lãng mạn Chợ tình Khâu Vai - Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi 8

Biết đâu sau những khoảnh khắc thế này, họ lại có thể thành vợ thành chồng cũng chẳng biết được

Chợ tình Khâu Vai quả là một phiên chợ đặc biệt khi ở đó, dường như việc mua bán vốn chẳng quá quan trọng. Ở đó, họ trao nhau tình cảm, gửi nhau những lời chúc phúc chân thành, đồng thời là dịp những đôi nam thanh nữ tú có cơ hội gặp gỡ, làm quen. Biết đâu khi đi lẻ bóng, khi về có đôi cũng chẳng đoán trước được. Trong hành trình khám phá Hà Giang, nếu có cơ hội nhất định phải một lần ghé đến phiên chợ đặc biệt này bạn nhé.