1Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam - Hành trình khám phá văn hóa, lịch sử đầy thú vị
Địa chỉ: Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Mở cửa: Từ Thứ 3 - Chủ nhật trong 2 khung giờ:
• Buổi sáng: 8h - 11h
• Buổi chiều:13h - 16h30
Giá vé vào cổng:
• Người lớn: 30.000 VNĐ/ lượt
• Sinh viên: 10.000 VNĐ/ lượt
• Học sinh: 5.000 VNĐ/ lượt
• Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một mảnh ghép trong Khu du lịch Đồng Mô cách thủ đô Hà Nội hơn 40km. Sở hữu diện tích hơn 1000ha, làng được chia thành 7 khu chức năng chính, bao gồm: khu làng dân tộc, trung tâm văn hóa vui chơi giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu dịch vụ tổng hợp, khu cây xanh và hồ Đồng Mô, công viên và phòng điều hành.
Làng văn hóa 54 dân tộc được ví như một Việt Nam thu nhỏ tại Hà Nội nhờ việc tái hiện chân thực nếp sống, sinh hoạt và các lễ hội truyền thống của người Việt như: Phiên chợ Tây Bắc, Lễ cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam), Lễ hội cồng chiêng dân tộc Tây Nguyên, Lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang),... Chính những hoạt động đặc sắc kể trên đã khiến nơi đây trở thành điểm hẹn cuối tuần lý tưởng cho mọi người trong chuyến du lịch Hà Nội.
2 Hướng dẫn di chuyển đến Làng văn hóa 54 dân tộc
Đường đi từ trung tâm Hà Nội đến Làng văn hóa dân tộc Việt Nam khá đơn giản, bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như: ô tô, xe máy, xe buýt.
Tự lái xe
Xuất phát từ Hà Nội, bạn lái xe thẳng theo hướng về đại lộ Thăng Long. Sau khoảng 36km di chuyển, sẽ nhìn thấy bảng chỉ dẫn vào Làng văn hóa dân tộc Việt Nam, bạn cứ đi thẳng theo hướng đó là đến nơi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển theo tuyến đường Láng Hòa Lạc. Từ Trung tâm hội nghị Quốc Gia đi khoảng 30km đến Láng Hòa Lạc. Sau đó, rẽ phải tại ngã tư Hòa Lạc tiếp tục di chuyển khoảng 4-5km sẽ tới Làng văn hóa 54 dân tộc Việt Nam.
Xe Bus
Nếu là học sinh, sinh viên thì đi xe bus là lựa chọn tối ưu nhất mà MIA.vn đề xuất cho bạn. Để di chuyển đến Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam có 4 tuyến xe bus chính:
• Xe 71: Từ Bến xe Mỹ Đình đến Bến Sơn Tây
• Xe 71B: Từ Bến xe Mỹ Đình đến Xuân Mai
• Xe 75: Từ Bến xe Yên Nghĩa đến Hương Sơn
• Xe 107: Từ Bến xe Kim Mã đến Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
3Thời điểm lý tưởng khi đến tham quan Làng văn hóa các dân tộc
Ngoài tham quan Làng văn hóa vào cuối tuần du khách có thể đến đây vào những dịp lễ, tết nếu muốn trải nghiệm không khí lễ hội sôi động. Đặc biệt là dịp đầu xuân và tháng 4, tháng 5 hàng năm.
• Dịp đầu xuân: Các chợ phiên của người dân đồng bào, lễ hội dân gian và hoạt động kỷ niệm.
• 30/4 - 01/5: Lễ kỷ niệm văn hóa các dân tộc Việt Nam
• 19/5: Kỷ niệm sinh nhất Bác Hồ Chí Minh
4Khám phá những hoạt động vui chơi tại Làng văn hóa dân tộc Việt Nam
Có cơ hội đến với Làng văn hóa dân tộc Việt Nam, ắt hẳn bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước sự "muôn màu muôn vẻ" đến từ văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước. Ngoài ra, điểm đến hấp dẫn này còn mang đến cơ hội hòa mình với thiên nhiên trong lành cũng như được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí thú vị.
4.1 Ghé thăm khu Làng Dân Tộc
Làng Dân Tộc sở hữu diện tích hơn 190 ha và được phân thành 4 cụm tương đương với các vùng miền của Việt Nam. Làng được xây dựng thành một quần thể tương tự với cấu trúc của các bản làng ứng với từng dân tộc. Đây là cách quảng bá hiệu quả, đồng thời giúp giữ gìn và phát triển những tinh hoa văn hóa của ông bà cha ông được lưu truyền qua nhiều đời. Đặc biệt vào những tháng đầu năm, các bản làng tại khu Làng Dân Tộc sẽ diễn ra nhiều lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian,... vô cùng thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ.
4.2 Tổ hợp khu vui chơi giải trí
Khu vui chơi giải trí là tổ hợp bao gồm: các trò chơi cảm giác mạnh, sân chơi thể thao, sân Golf, công viên. Trải nghiệm không chỉ đem lại những phút giây thư giãn mà còn giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời được lồng ghép thông qua các trò chơi thú vị.
4.3 Tham quan khu Di sản thế giới
Ngoài việc lưu trữ và bảo tồn các kiến trúc có từ lâu đời, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam còn được bố trí một khu vực để trưng bày các công trình nổi tiếng của thế giới như: Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp, Tháp Eiffel,...Đây cũng là nơi thu hút nhiều sự quan tâm của hầu hết mọi người nhờ mang đến cảm giác như được du lịch vòng quanh thế giới ngay tại thủ đô.
4.4 Tham quan Hồ Đồng Mô
Nếu muốn đổi gió và tận hưởng bầu không khí mát rượi của thiên nhiên cũng như tham gia các hoạt động sinh thái mà không gây hại đến môi trường thì Hồ Đồng Mô là địa điểm mà bạn không thể bỏ qua. Những con thuyền neo đậu hay đang lướt nhẹ trên mặt hồ phẳng lặng là khung cảnh bình yên giúp bạn quên đi mệt mỏi thường ngày.
Ngoài ra Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam còn có khu dịch vụ và khu cây xanh hồ Đồng Mô. Đây là hai khu vực được khai thác để phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng mà giữ nguyên được thảm thực vật xanh mát đồng thời cũng bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời.
4.5 Tham gia các sự kiện và lễ hội được tổ chức tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Vào những dịp đầu hoặc cuối năm, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam thường diễn ra rất nhiều lễ hội nhằm mục đích để giao lưu kết nối đồng bào trên khắp mọi miền đất nước. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn trực tiếp trải nghiệm văn hóa, tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như: vũ điệu cồng chiêng, ném còn, đi cà kheo, hát then, nhảy sạp, thổi khèn của dân tộc Tây Nguyên, Tày, H’mông, Dao, Mường,...Ngoài ra không thể thiếu những vũ điệu múa đèn tháp của dân tộc Chăm tạo nên một bức tranh đa dạng sắc màu văn hóa.
5 Trải nghiệm ẩm thực tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Thiên đường ẩm thực tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam sở hữu những món ăn đặc sắc với hương vị khó quên đến từ nhiều dân tộc. Trong đó nổi bật nhất là thịt trâu gác bếp của người Tày, bánh dày, bánh rợm, khâu nhục, xôi ngũ sắc, trứng kiến,rượu ngô,... Ngoài ra, khi có dịp đến đây bạn đừng bở lỡ cơ hội thưởng thức các món ăn từ rau rừng do người đồng bào tự canh tác và thu hoạch nhé!
Bên cạnh việc thưởng thức những món ăn thơm ngon được chế biến sẵn. Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của mình ngay giữa làng dưới sự hướng dẫn của các đầu bếp bản địa nữa đấy!
6Gợi ý những dịch vụ lưu trú tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Tham quan Làng văn hóa 54 dân tộc Việt Nam bạn có 2 lựa chọn về địa điểm lưu trú như:
Ở tại nhà sàn trong làng: Khách có thể thuê nhà sàn trong thời gian tham quan, các nhà sàn được bố trí đầy đủ tiện nghi cho quý khách thoải mái nghỉ ngơi.
Ở tại Nhà dịch vụ tại khu làng III: Đây là khu nghỉ dưỡng được bố trí đầy đủ tiện nghi dành cho khách du lịch. Phía trước Khu nhà dịch vụ là quần thể tháp Poklongarai của người Chăm, phía sau là hồ nước Đồng Mô non nước hữu tình nên rất phù hợp cho việc nghỉ dưỡng vào cuối tuần.
7Những lưu ý trong hành trình tham quan
MIA.vn mách nhỏ cho bạn một vài kinh nghiệm bổ ích khi đến tham quan và trải nghiệm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ngay dưới đây!
• Nếu bạn muốn đi bộ hít thở không khí thì hãy chuẩn bị một đôi giày êm chân và bộ đồ thật thoải mái để dễ dàng di chuyển nhé!
• Khi làng, bạn nhất định phải đến 2 địa điểm “làm mưa làm gió” trong thời gian qua đó là Tháp Chăm và Nhà Thờ Khơ Me
• Mỗi dân tộc đều có những quy tắc, kiêng kị riêng bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu chuyến đi
• Đừng quên chuẩn bị đồ cá nhân cần thiết như: khen chống nắng, mũ, áo, sạc điện thoại, pin dự phòng,...
• Trong khu du lịch lưu ý giữ gìn vệ sinh chung tránh làm ảnh hưởng đến mỹ quan của Làng
8Kết luận
Không quá hiện đại, sôi động như những khu du lịch khác và cũng chẳng có sự hối hả của thủ đô, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam với đầy sự bình yên vẫn là địa điểm du lịch thu hút đông đảo mọi người ghé đến. Nếu là một lữ khách yêu những điều giản dị cổ xưa và muốn tìm hiểu về sự đa dạng trong phong tục, tập quán của các dân tộc, bạn còn chần chừ gì mà chưa xách vali đến làng ngay thôi nào. Hi vọng những chia sẻ trong chuyên mục Cẩm nang du lịch của MIA.vn sẽ là hành trang vững chắc cho bạn một chuyến đi tuyệt vời và đáng nhớ!