Vào năm Nhâm Thìn 1832, Miếu Bà Ngũ Hành được xây dựng. Miếu Bà Ngũ Hành được vua Thiệu Trị tặng cấp 4 đạo sắc Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thượng Đẳng Thần sau hơn 10 năm. Đến năm Canh Tuất (1850), lại được vua Tự Đức tặng cấp 2 đạo sắc Thiên Y A Na Thần Nữ Thượng Đẳng Thần và Thủy Long Thần Nữ Thượng Đẳng Thần.

Theo quan điểm triết học của phương Đông, vũ trụ cũng như vạn vật được tạo thành bởi 5 yếu tố âm dương ngũ hành gồm: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Và Miếu Bà Ngũ Hành thờ cúng những vị thần quyền năng có thể tác động vào quá trình vận hành của vạn vật và vũ trụ.  

Trên bức hoành phi treo ở trước cửa chính điện có tên tên “Ngũ Hành miếu”, nhưng hầu hết các vị thần được thờ cúng trong Miếu Bà Ngũ Hành đều là thần nữ nên người dân thường gọi là Miếu Bà. Tại vị trí chính điện của Miếu Bà, thờ 2 vị hộ quốc được phong Thượng Đẳng Thần là Bà Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ, đây cũng là 2 vị thần làm cho mưa thuận gió hòa, biển trời êm đẹp, tai qua nạn khỏi, mùa màng bội thu. Hai bên chính là bàn thờ 5 cô và 5 cậu. Bên trái là bàn thờ của những bậc trung nghĩa Quan Công, Quan Bình và Châu Xương. Bên phải là bàn thờ Thổ Công. Ở phía sau chính là bàn thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền và những người giàu lòng nhân ái trong cộng đồng.

Vào các ngày lễ, Tết, hay tuần rằm, người dân địa phương, nhất là những người đi biển, làm nghề chài lưới thường hay đến Miếu Bà Ngũ Hành để dâng hương cầu nguyện các vị thần phù hộ cho cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, mùa cá bội thu, tai qua nạn khỏi...

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành chỉ diễn ra 1 lần mỗi năm vào các ngày 16, 17 và 18 tháng 10 âm lịch. Trong 3 ngày lễ hội này, hàng ngàn người dân sống ở Vũng Tàu cũng như du khách trong và ngoài nước về Miếu Bà tham dự lễ hội.

Bạn cũng có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lễ giỗ Bà Phi Yến cũng độc đáo không kém khi ghé thăm Vũng Tàu đấy nhé.

Xem thêm:  Lễ hội Dinh Cô Long Hải - Lễ hội nước cực kỳ độc đáo

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành và vẻ đẹp văn hóa lịch sử lâu đời 2

Bàn thờ 5 cô tại Miếu Bà Ngũ Hành

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành thường được tổ chức trong 3 ngày 16, 17 và 18 tháng 10 âm lịch hàng năm. Vào ngày 16/10, người ta sẽ tổ chức lễ nghinh Bà trước vào lúc 6 giờ sáng từ Miếu Bà trên đảo Hòn Bà, nằm tại Bãi Sau, Thành phố Vũng Tàu. Nên nếu bạn có đi du lịch Vũng Tàu và muốn xem lễ hội này thì ghi chú lại ngay trong cẩm nang du lịch của mình nhé!

Chưa thể quên Lễ hội Đình Thần Thắng Tam thì bạn thử một lần tham gia Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành xem nhé. MIA.vn đảm bảo rất thú vị đấy!

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành và vẻ đẹp văn hóa lịch sử lâu đời 3

Hãy ghi nhớ ngày diễn ra Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành nhé!

Hàng năm, Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được tổ chức trong 3 ngày 16, 17 và 18/10 âm lịch. Ngày 16/10, vào lúc 6 giờ sáng người ta sẽ tổ chức lễ nghinh Bà trước. Nghi lễ này được diễn ra với đám rước gồm chủ lễ, học trò lễ, dân làng và kiệu, bàn thờ bài trí trầu cau, hoa quả, rượu trà, ngũ sự, cờ ngũ hành, chiêng trống và đoàn múa lân… di chuyển ra miếu Hòn Bà rồi về lại miếu Ngũ Hành để cúng lễ.

Lễ nghinh Bà có một điểm đặc biệt chính là đám rước sẽ đi bộ trên đất liền mà không sử dụng ghe. Từ hòn Bà, đám rước sẽ đi theo đường Thùy Vân đến Phan Chu Trinh và đi tiếp ra đường Hoàng Hoa Thám rồi về khu đình Thắng Tam. Sau khi nghinh Bà về miếu, nghi lễ cúng giỗ tiền hiền - hậu hiền sẽ được diễn ra vào khoảng thời gian từ 8 giờ đến 8 giờ 30 phút.

Sau lễ này là nghi lễ cúng ngũ hành bắt đầu vào đúng 12 giờ trưa. Đây cũng là nghi lễ chính và quan trọng nhất của Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành. Khi bắt đầu vào lễ, người ta sẽ đánh ba hồi chiêng trống, 8 học trò lễ và 6 đào thài sẽ tiến hành thực hiện những nghi thức truyền thống. Trước bàn thờ ngũ hành sẽ có đến 4 người phụ nữ quỳ chuẩn bị tế lễ, tế lễ sẽ bao gồm 1 chánh tế, 1 bồi tế, hai bên là đông hiếu và tây hiếu.

Lúc này chủ lễ cúng thần dâng một tuần hương, ba tuần rượu, một tuần trà để khấn vái. Sau khi cúng vái xong, chủ lễ hóa văn tế. Khi này, những người tham dự cúng lễ sẽ lần lượt lạy tạ và khấn nguyện mong ước của mình, cầu mong cho sự bình an, hạnh phúc và may mắn.

Ngoài tổ chức nghi lễ nghiêm trang, tâm linh, thì tại Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành còn tổ chức hoạt động văn hóa giải trí như hát bội. Thông thường các vở nổi tiếng và quen thuộc sẽ được diễn như Sở Văn cứu giá, Phan Thế Ngọc đả lôi đài, lễ tôn soái Dương Kim Huệ… Ngoài ra, trong buổi chiều ngày lễ đầu tiên cũng sẽ tổ chức lễ đại bội và diễn lễ trình tuồng vào lúc 3 giờ chiều.

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành và vẻ đẹp văn hóa lịch sử lâu đời 4

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được diễn ra một cách trang trọng

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành và vẻ đẹp văn hóa lịch sử lâu đời 5

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành không chỉ thu hút dân địa phương mà còn đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước

Du lịch Vũng Tàu sao có thể bỏ qua Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành cực kỳ ý nghĩa và đặc sắc đúng không nào? MIA.vn mời bạn cùng theo dõi một video ngắn về lễ cúng được BRTgo chia sẻ nhé.

Toàn cảnh Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành. Nguồn video: Kênh Youtube BRTgo

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành không chỉ có sức hút mạnh mẽ đối với cư dân thành phố Vũng Tàu mà còn thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi ghé thăm. Lễ hội còn gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng cũng như phong tục tập quán truyền thống của dân Vũng Tàu. Lễ hội còn mang trong mình nét đẹp, nét văn hóa lịch sử lâu đời. Tham gia lễ hội đừng quên khoe “chiến tích” bạn nhé.