1Lịch sử lễ thượng Tiêu
Lễ thượng Tiêu là lễ hội truyền thống được tổ chức bắt nguồn từ thời nhà Nguyễn, bên trong Hoàng cung, ngày nay là Cố đô Huế. Lễ hội mang không khí đón Tết với sắc màu truyền thống của người Việt xưa. Lễ hội được tổ chức nào ngày 23 tháng 12 Âm lịch hàng năm, tại điện Thái Hòa tiến về Thế Tổ Miếu (nơi thờ các vị vua triều Nguyễn).
Tục dựng nêu ngày Tết là phong tục của nhiều quốc gia châu Á, là nét văn hóa Á Đông được gìn giữ cho đến ngày nay. Riêng tại Việt Nam, từ thời xa xưa, đến dịp tết là cây nếu lại được dựng lên, đã trở thành một truyền thống không thể thiếu.
Cây nêu được dựng trong hoàng cung treo thêm ấn, tín, văn phòng tư bảo, đây đều là những vật biểu trưng cho việc phong ấn, đóng cửa kinh thành để nghỉ ngơi ngày Tết. Ngày 23 là ngày người dân cúng ông Táo lên chầu trời cũng là ngày cây nêu được dựng lên, đánh dấu thời điểm tết đã đến. Theo quan niệm và niềm tin dân gian thì cây nêu có tác dụng xua đuổi tà mà, xua tan hết những xui rủi của năm cũ để đón năm mới may mắn, an lành.
Lễ thượng Tiêu với cây nêu dựng từ ngày 23 báo hiệu thời gian nghỉ tết đã đến. Ngày mùng 7 tháng chạp thì được gỡ xuống để thông báo kết thúc kỳ nghỉ, tất cả dân chúng bắt đầu lại công việc. Đây đã trở thành tục lệ theo suốt chiều dài lịch sử nhà Nguyễn, đều đặn được thực hiện dịp Tết mỗi năm.
Xem thêm: Lễ tế Xã Tắc - Lễ hội truyền thống của Huế tôn vinh nền nông nghiệp Việt
2Lễ thượng Tiêu được tái hiện
Huế là một trong những thành phố ngày càng phát triển du lịch mạnh mẽ. Với nền tảng là Hoàng thành và Đại nội Huế, những di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống chính là điều kiện tuyệt vời để thu hút khách du lịch. Thế nên trong những năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã không ngừng nỗ lực phục dựng lại những lễ hội truyền thống để giữ gìn bản sắc văn hóa và phục vụ khách du lịch.
Lễ thượng Tiêu được tổ chức định kỳ mỗi dịp tết Nguyên đán. Lúc này lượng du khách đổ về Huế rất đông đúc, ngoài việc tham quan thành phố thì lại càng mong muốn có cơ hội được trải nghiệm những lễ hội truyền thống của Hoàng cung để có cái nhìn trực quan hơn về không khí đón tết của hoàng cung xưa.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội đều do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế thực hiện. Toàn bộ nghi lễ đã được những nhà chuyên môn về lịch sử nghiên cứu kỹ lưỡng, từ những sách sử ghi lại tục lệ ngày Tết của các triều đại nhà Nguyễn. Trang phục cho đến nghi thức đều được thực hiện rất nghiêm trang, mang đúng tinh thần lễ hội cung đình truyền thống. Từ đó tạo nên kịch bản tái hiện nghi thức chốn hoàng cung, tạo nên không khí vui tươi dịp tết đến xuân về.
Lễ hội được bắt đầu từ cửa Hiển Nhơn với nghi thức rước trang trọng. 10 người thanh niên trai tráng mặc trang phục lính thời Nguyễn chỉnh tề, khởi hành trong tiếng nhã nhạc để tiến vào Hoàng cung. Khi đến Triệu Tổ Miếu, cửa chính của khu vực Thế Miếu thì dừng lại tiến hàng dựng nêu.
Cây nêu được dựng lên là những cây tre già cao 15 mét. Nghi thức thượng tiêu được tiến hành tại 3 địa điểm với các bước cử hành nghiêm trang, bao gồm nghinh thần, khánh hạ trong âm nhạc cung đình, sau phần lễ thì 10 người lính mới tiến hàng dựng nêu.
Xem thêm: Khám phá lễ Rước Hến - Lễ hội độc đáo của xứ kinh kỳ
3Ý nghĩa của lễ thượng Tiêu
Tục lệ dựng nêu ngày Tết là hoạt động đã quen thuộc tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên đối với lễ thượng Tiêu được tổ chức tại Hoàng cung thì lại mang ý nghĩa rất lớn, góp phần tạo nên không khí vui tươi mỗi dịp Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới may mắn trên mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nét đặc biệt của lễ thượng Tiêu khi được phục dựng tại Đại nội Huế đó là luôn gắn liền với đại nhạc, tiểu nhạc và những nghi thức trang trọng. Khi du khách tham gia lễ hội sẽ là một cơ hội để mở mang thêm hiểu biết về văn hóa truyền thống nước nhà. Vì thế định kỳ hàng năm, lễ hội đều sẽ được tổ chức vào ngày 23 Âm lịch, là cơ hội phát triển du lịch, mang văn hóa cổ truyền đến gần hơn với du khách.
Đến ngày nay lễ thượng Tiêu đã trở thành một phần bản sắc của xứ Huế mộng mơ. Việc phục dựng lễ hội đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện văn hóa truyền thống, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của mảnh đất Cố đô.
Sau lễ thượng Tiêu, tại Đại nội Huế còn tổ chức rất nhiều lễ hội đặc trưng của ngày tết cung đình. Không gian văn hóa tại đây sẽ cho bạn những trải nghiệm vô cùng mới lạ, hoàn toàn khác biệt với tết cổ truyền mà chúng ta vẫn trải qua. Vì thế nếu có cơ hội đến Huế vào trước tết Nguyên đán, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé Hoàng thành, xem lễ thượng Tiêu và những phong tục cổ truyền khác được phục dựng tại đây nhé. Mia.vn chúc bạn khám phá Huế thật trọn vẹn và có những trải nghiệm tuyệt vời tại mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.