Có thể nói, làng nghề làm nước mắm gắn liền với rất nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Tận dụng lợi thế gần biển, nguồn tài nguyên cá tươi ngon, dồi dào mà người dân đã tạo ra những loại nước mắm rất riêng, mang hương vị đặc trưng của từng nơi. Qua nhiều năm, mỗi làng nghề nước mắm với khẩu vị khác nhau, dẫn đến bí quyết pha trộn tỷ lệ giữa cá và muối cũng sẽ khác nhau và cho ra đời các thành phẩm nước mắm cũng khác nhau, thể hiện của từng địa phương.

Mặc dù nước mắm là một làng nghề truyền thống đã hình thành và phát triển từ xa xưa nhưng để có thu hoạch được thành phẩm nước mắm thì người nông dân mất khá nhiều thời gian, công sức cũng như của cải. Chính vì vậy, ngày nay, sản xuất nước mắm không còn là công việc ưu tiên của người dân Vũng Tàu, chỉ có một số cơ sở vẫn còn tiếp tục duy trì và phát triển.

Và một trong số những nơi vẫn còn mặn mà với làng nghề làm nước mắm tại Vũng Tàu chính là khu vực phường 5, phường 6, TP. Vũng Tàu, là cái nôi của nghề sản xuất nước mắm lâu đời nhất tại đây. Khi đến với khu vực này, bạn đôi khi có thể ngửi được mùi thơm thoảng thoảng của nước mắm, mặn mòi trong từng cái thở, khiến bạn không thể nào chần chờ mà muốn thử khám phá ngay. Đa số các gia đình tại đây đã có mấy đời làm nước mắm, nhưng đa số đều là các hộ sản xuất nước nắm nhỏ, lẻ với cách làm truyền thống, sử dụng chum, vại bằng đất nung để ủ mắm chứ vẫn chưa có nhiều công nghệ mới, đầu tư quá nhiều để phát triển lâu dài.

Điểm nhấn ấn tượng tạo nên vị ngon đậm đà của nước mắm Vũng Tàu chính là nhờ vào 2 nguyên liệu chính: cá và muối được sản xuất tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mặn mà giọt nước mắm Vũng Tàu thấm đẫm sự vất vả của người nông dân 2

Nước mắm Vũng Tàu chủ yếu được sản xuất theo phương pháp thủ công, chưa mang lại nhiều năng suất cũng như chất lượng

Mặn mà giọt nước mắm Vũng Tàu thấm đẫm sự vất vả của người nông dân 3

Hành trình để nước mắm Vũng Tàu có thể khẳng định được vị thế của mình còn khá khó khăn nhưng với hương vị đậm đà đặc trưng, chắc chắn nếu ai đã từng thử đề sẽ mê

Mặn mà giọt nước mắm Vũng Tàu thấm đẫm sự vất vả của người nông dân 4

Đến với Vũng Tàu, mua ngay món đặc sản này về để làm quà nhé!

Nước mắm Vũng Tàu được làm từ các nguyên liệu đảm bảo chuẩn tươi ngon, cá thì chủ yếu là cá cơm, bởi vì chúng có  chất thịt ngọt, ít xương còn muối thì phải chọn loại muối được khai thác tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Bởi vì đây là loại muối có độ tinh khiết khá cao, dễ tan, sạch, ít chứa cặn bẩn, lại còn ít đắng, hạt to, khô, chắc, mặn mà .

Cá sau khi đã được sơ chế sạch thì sẽ lần lượt cho vào thùng gỗ, nên ưu tiên chọn những loại gỗ có thể chịu được độ mặn của mắm khi ướp ròng rã suốt một năm như gỗ dầu. Thùng gỗ để ướp mắm cũng được thiết kế và sản xuất khá công phu, gỗ được cắt ra, bào sạch, phơi đủ nắng rồi xử lý theo phương pháp riêng và ghép vào nhau sao cho các cạnh phải khít vào nhau để nước mắm trong quá trình ủ không bị thấm ra ngoài. Và để đảm bảo độ khít này thì người dân thường dùng một loại dây đai đai làm từ loại tre già đã được ngâm kỹ, quết dầu diesel với dầu để tránh mối mọt cột siết lại xung quanh.

Sau ít nhất một năm, cá cơm mới đủ độ chín, thấm muối và bắt đầu phân hủy để cho ra những giọt nước mắm mắm nhỉ đầu tiên. Qua nhiều bộ lọc được để trong thùng thì những giọt đầu tiên bắt đầu chảy ra, cực thơm nhưng lại khá mặn.

Mặn mà giọt nước mắm Vũng Tàu thấm đẫm sự vất vả của người nông dân 5

Cá cơm là một trong hai nguyên liệu quan trọng để ủ nước mắm

- Theo chia sẻ của nhiều người dân sống tại Vũng Tàu, với thời gian sản xuất lâu, cần nguồn lực lớn cũng như công sức và chi phí khá nhiều nên dần dần vì cuộc sống mưu sinh mà nhiều người dân nơi đây không còn mặn mà với nghiệp làm mắm.

- Thời gian gần đây, số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, gia đình tại Vũng Tàu đang dần giảm.

- Một số người dân bày tỏ ý kiến rằng:

“ Nghề làm nước mắm truyền thống của gia đình tôi đã có từ rất lâu, trước đây bố, mẹ tôi thường ủ nắm trong các lu, chậu… nung bằng đất sét.Nhưng sau này lớn lên tôi đi học hỏi thêm kinh nghiệm làm nghề từ nhiều nơi, đến khi trở về gia đình tôi bắt tay mở rộng cơ sở, đầu tư làm hơn 20 thùng gỗ, mỗi thùng ủ khoảng 3 tấn cá, ủ trong vòng hơn một năm rồi tiến hành lọc đi lọc lại nhiều lần mới cho ra được những mẻ nước mắm tinh khiết. Khi cho ra sản phẩm có rất nhiều loại và mỗi loại có mỗi giá cả khác nhau”.

- Vậy nên, với cách sản xuất nước mắm thủ công, chưa cập nhật nhiều công nghệ, kỹ thuật mới đều sẽ làm cho làng nghề truyền thống tại đây trở nên ngày càng thiếu thu hút, không được nhiều thế hệ sau này lựa chọn cũng như gây hứng thú.

Mặn mà giọt nước mắm Vũng Tàu thấm đẫm sự vất vả của người nông dân 6

Hiện nay, đa số các hộ gia đình đều sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống

Nước mắm Vũng Tàu mặn mà trong từng giọt, không chỉ thấm đẫm hương vị của cá cơm và muối mà nó còn là kết tinh của những khó khăn, vất vả của người dân nơi đây khi sản xuất ra những chai nước mắm mặn mòi, hấp dẫn để bạn có thể mua về làm quà. Vì vậy, nếu có dịp đến Vũng Tàu, thay vì mua các món quà quá quen thuộc về làm quà như bánh bông lan trứng muối, mắm ruốc thì hãy thử nghe theo MIA.vn thử một lần mua nước mắm, vừa giúp làng nghề này có cơ hội phát triển vừa giúp quảng bá thương hiệu này đến với nhiều người hơn.