Vị trí: Phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Di tích Hồ Tịnh Tâm, hay còn gọi là Tĩnh Tâm, tọa lạc ở phía Đông Bắc khu di sản Hoàng cung Huế, được xếp vào danh sách “top” 20 cảnh đẹp nhất của xứ Huế dưới thời vua Thiệu Trị (1840 - 1847).

Xem thêm: Hồ Truồi - Lạc bước chốn bồng lai tiên cảnh ở xứ Huế mộng mơ

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 2

Ngày trước, hồ vốn được xem là Ngự Uyển của Hoàng Gia, sau đó trải qua bao thăng trầm và biến cố lịch sử nên dần bị trôi vào lãng quên, xuống cấp

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 3

Hồ Tịnh Tâm được xuất hiện trong chùm thơ ca ngợi 20 cảnh đẹp đất kinh kỳ của Vua Thiệu Trị

Ngày nay, Hồ Tịnh Tâm đã được người dân và chính quyền Huế tích cực trùng tu, cải tạo, “hồi sinh” nơi đây trở thành điểm dừng chân mới “toanh” vô cùng lý tưởng nhé!

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 4

Đầu tháng 9/2020, di tích Hồ Tịnh Tâm chính thức “chào làng” du khách đến tham quan

Hồ Tịnh Tâm có dạng hình chữ nhật, rất rộng, với chu vi gần 1500m và trên mặt hồ bạn còn thấy 3 hòn đảo là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu - nơi có nhiều công trình kiến trúc độc đáo của cung đình Huế xưa và cảnh sắc thiên nhiên mê hoặc lòng người. 

Xung quanh hồ là hệ thống tường gạch nhằm ngăn cách với sự ồn ào bên ngoài. Bốn mặt sẽ bao gồm 4 cửa, là cửa Hạ Huân ở phía Nam, cửa Đông Hy ở phía Bắc, cửa Xuân Quang ở phía Đông và cuối cùng là cửa Thu Nguyệt ở phía Tây. Khi đứng trước hồ, nhiều du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tuyệt mỹ và quá đỗi bình yên của khung cảnh nơi đây.

Có thể nói Hồ Tịnh Tâm vừa là danh lam thắng cảnh, vừa là một di tích kiến trúc có từ lâu đời mà các tín đồ “xê dịch” phải đặt chân đến một lần khi đến vùng đất Cố đô.

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 5

Bạn có thể nhìn thấy bốn mặt của Hồ Tịnh Tâm nhờ flycam. Ảnh: @hueoiblog

Nếu du khách đã có ý định khám phá Huế mộng mơ, thì cần biết rõ khí hậu ở đây. Huế thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có 2 mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô sẽ kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 9. Còn mùa mưa sẽ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nếu tín đồ “xê dịch” tự do về thời gian thì nên vi vu xứ Huế vào mùa khô, để thuận lợi cho các hoạt động vui chơi, tham quan. Đặc biệt, với những ai muốn khám phá trọn vẹn cảnh đẹp Hồ Tĩnh Tâm, thì thời gian lý tưởng nhất mà bạn nên đến là tháng 5 và đầu tháng 6. Lúc này, là thời điểm hoa sen nở rộ. Có rất nhiều người hồ hởi, xúng xính váy hoa, đến check-in Hồ Tịnh Tâm để ngắm sen trắng cổ Huế trong không gian cực kỳ nên thơ.

Trước khi di chuyển tới Hồ Tịnh Tâm, các tín đồ “cuồng chân” cần phải “bắt mạch” tọa độ điểm đến để tránh lạc đường. Nằm cách Đại Nội Huế chỉ khoảng 1km, nếu du khách men dọc theo đường Đoàn Thị Điểm là bạn có thể đi thẳng tới hồ Tịnh Tâm rồi. 

Nhờ vị trí tọa lạc ngay trong tâm thành phố Huế, nên du khách có thể di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau, nào là taxi, xe máy hay xích lô đều được cả. Nếu đến điểm dừng chân này bằng xe máy thì bạn nên mang theo “bảo bối” Google Maps nhé! Đặc biệt, Hồ Tịnh Tâm còn nằm rất gần các điểm tham quan đặc sắc khác, nào là Đại Nội Huế, Trường Quốc Học Huế, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế… nên du khách có thể dễ dàng sắp xếp lịch trình, kết hợp du hí khắp xứ Huế mộng mơ.

Chắc bạn đang thắc mắc giá vé tham quan Hồ Tịnh Tâm đúng không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn không hề mất phí nào cả. Du khách có thể tha hồ khám phá, hay tham gia các hoạt động dã ngoại cả ngày trời mà lại hoàn toàn miễn phí nhé! Các nàng đam mê sống ảo chắc đang “nóng lòng” mà rủ rê hội bạn đến Hồ Tịnh Tâm thoải mái “chụp choẹt” rồi đấy!

Điểm ấn tượng đầu tiên khi các tín đồ “cuồng chân” đến Hồ Tịnh Tâm chính là lối vào. Tại đây, bạn sẽ phải ngỡ ngàng với khung cảnh vô cùng thơ mộng và bình yên. Dọc theo hai lối đi vào là hàng tre thẳng tăm tắp, xanh um cả một góc trời, tạo nên không gian siêu mát mẻ, và thư giãn ngay khi vừa đặt chân đến Hồ Tình Tâm.

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 6

Lối vào Hồ Tịnh Tâm. Ảnh: @hueoiblog

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 7

Đây là một trong góc check-in được nhiều tín đồ “chụp choẹt” yêu thích

Một trong những điểm check-in mà du khách không thể ngó lơ khi đến Hồ Tịnh Tâm chính là cầu Hồng Cừ. Với chiều dài vô cùng ấn tượng, cùng lối kiến trúc giản dị, nhưng không kém phần đặc sắc, tinh tế, cầu Hồng Cừ nằm vươn mình bắc ngang một đoạn hồ dẫn du khách đến với đảo Bồng Lai. Đặc biệt hơn, bên dưới cầu được bao phủ bởi màu xanh của lá sen, tạo điểm nhấn cho Hồ Tịnh Tâm trở nên muôn phần lung linh.

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 8

Cầu Hồng Cừ bắc qua đảo Bồng Lai trên Hồ Tịnh Tâm

Bên cạnh những sắc sen trắng, sen hồng thi đua nhau khoe sắc khắp trên mặt Hồ Tịnh Tâm, thì xung quanh đảo Bồng lai còn được trồng nhiều cây cổ thụ, hoa, giả sơn. Những cây này có gốc khá to, mà lại kết hợp vô cùng hài hòa với không gian tiểu cảnh ở đảo Bồng Lai nữa chứ. Tại đây, các tín đồ sống ảo tha hồ “thả dáng” bên vườn hoa dừa cạn hay hướng dương bạt ngàn vàng rực kiêu hãnh.

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 9

Vườn hoa hướng dương đẹp hút mắt. Ảnh: @hueoiblog

Ngoài ra, một điểm sống ảo đẹp “thần sầu” ở Hồ Tịnh Tâm chính là chiếc cầu tre gỗ bắc qua đảo Phương Trượng. Đây là chiếc cầu được làm bằng những khúc tre già vàng óng, trông vô cùng đẹp mắt. Thêm nữa, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thành cầu được tạo ra từ những khung tre uốn cong hình vành lược. Nhờ vào sự mềm mại và giản dị của chiếc cầu, cùng với vẻ đẹp hoa sen dưới mặt hồ, đã tạo nên một khung cảnh làng quê mộc mạc, yên bình ngay giữa thành phố Huế.

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 10

Cảnh vật Hồ Tịnh Tâm thật nên thơ và trữ tình. Ảnh: @hueoiblog

Sau một thời gian bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh ác liệt, chính quyền thành phố Huế đã tích cực nâng cấp, thay đổi diện mạo mới cho Hồ Tịnh Tâm. Việc đầu tiên là trồng lại giống sen trắng vốn đã từng có xưa kia. “Hồi sinh” sen trắng như giữ gìn tính cách và tâm hồn của Huế, cảm thấy nơi đây thật gần gũi với thiên nhiên.

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 11

Sen trắng hồi sinh ở Hồ Tịnh Tâm

Sen trắng không chỉ tô điểm cho cảnh đẹp Hồ Tịnh Tâm, còn là phong vị tạo nên “đệ nhất danh trà” xứ Huế. Khi đến mùa hoa nở, nhiều du khách phải ngỡ ngàng trước sự “bừng giấc” của ngàn vạn búp sen trắng cổ Huế.

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 12

Trải qua những thăng trầm dâu bể, sen trắng vẫn giữ được thương hiệu “đệ nhất Cố đô”

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 13

Hạt sen Tịnh Tâm mà làm quà biếu là được nhiều người thích lắm đó

Hồ Tịnh Tâm từng trở thành vườn thượng uyển của Hoàng gia. Cùng ngược dòng thời gian lịch sử một chút, hồ được xây dựng từ thời triều đình nhà Nguyễn. Lúc ban đầu, nơi đây là một đoạn sông Kim Long, sau đó được cải tạo lại với tên ban đầu là ao Ký Tế. Mãi cho đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều đình nhà Nguyễn mới huy động lực lượng tới 8000 binh lính nhằm mục đích cải tạo hồ, biến nơi đây trở thành một Ngự uyển bên ngoài Đại nội của Hoàng Gia và đặt tên là Tịnh Tâm. Nơi đây được xem là một thành tựu nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan tiêu biểu của Việt Nam vào thế kỷ 19.

May túi ba gang, mang đi mà đựng hàng tá shoot hình ở Hồ Tịnh Tâm trong lòng thành phố Huế 14

Vua Khải Định đi săn ở Hồ Tịnh Tâm

Nếu chuyến hành trình sắp tới của bạn là Huế, thì hãy nhớ ghé đến Hồ Tịnh Tâm, quá đỗi bình yên, khiêm tốn nép vào lòng nàng Huế kiêu sa.