Dựa trên số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cộng đồng Khmer có 1.260.640 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau…

Dân tộc Khmer sở hữu truyền thống văn hóa phong phú và lâu đời, cho thấy đặc điểm riêng biệt tạo nên nét độc đáo thông qua đời sống sinh hoạt gắn với chùa chiền, tôn giáo đạo Phật. Do đó, hầu như tất cả các ngày lễ, Tết của người Khmer đều được tổ chức giữa không gian chùa thanh tịnh, linh thiêng.

Theo phong tục, tập quán mang đậm bản sắc, trong năm cộng đồng Khmer sẽ có hơn 30 dịp lễ lớn nhỏ và được chia thành 2 loại. Thứ 1 là những lễ định kỳ hàng năm, gồm 8 lễ lớn. Thứ 2 là các lễ được tổ chức không định kỳ. Dưới đây hãy cùng Blog Du lịch MIA Go khám phá một số các ngày lễ, Tết của người Khmer tức dịp lễ định kỳ được sắp xếp theo thứ tự thời gian cụ thể.

Thời gian: Ngày 15 tháng Meak Phật lịch (15 tháng Giêng Âm lịch)

Đây là dịp để tưởng nhớ 3 sự kiện trọng đại trong truyền thống văn hóa Phật giáo gồm:

- Đức Phật khả hứa với Ma vương 3 tháng nữa sẽ nhập diệt.

- Ngày hội họp 1.250 vị Thánh Tăng mà không có sự triệu tập trước.

- Đức Phật thuyết giảng giáo pháp căn bản về các giới luật.

Các ngày lễ, Tết của người Khmer mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 2

Trong ngày lễ Miakha Bôchia, các sư sãi, Phật sẽ tiến hành nghi lễ tưởng nhớ về những sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hóa Phật giáo. Ảnh: giacngo

Thời gian: Tháng thứ 5 theo Phật lịch (trung tuần tháng 4 Dương lịch)

“Chôl Chnăm Thmây” tiếng Khmer có nghĩa là “Mừng năm mới”. Đây là lễ Tết cổ truyền của người Khmer Nam Bộ, cũng là dịp lễ định kỳ lớn nhất của năm. Trong những ngày này, bà con dù đi đâu xa hay bận công việc làm ăn đều tụ họp về. Họ sẽ trang trí, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắm sửa đầy đủ lễ vật, nhang đen và hoa quả để đội vào chùa làm lễ đón năm mới. Họ cũng ghé thăm nhà nhau trong phum, sóc, khu vực địa phương, trao gửi những lời chúc may mắn và sức khỏe.

Các ngày lễ, Tết của người Khmer mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 3

Danh sách các ngày lễ, Tết của người Khmer không thể thiếu Chôl Chnăm Thmây, dịp Tết cổ truyền có ý nghĩ quan trọng với đồng bào nơi đây. Ảnh: Duy Quang

Lễ Chôl Chnăm Thmây được tổ chức sau mùa thu hoạch, do đó cũng hướng đến ý nghĩa về một thời vụ mới sung túc. Nhìn chung, các hoạt động trong dịp lễ Tết này sẽ diễn ra như sau:

- Ngày thứ 1: Các thành viên trong gia đình quây quần bên bàn thờ tổ tiên cúng vái, tiễn Thần coi sóc cũ và đón Thần coi sóc mới.

- Ngày thứ 2: Thực hiện phong tục “đắp núi cát” với ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và những điều xấu, và nhắc nhở về tâm niệm không ngừng tạo phúc ngày một cao vời như núi.

- Ngày thứ 3: Tiến hành lễ tắm Phật. Lúc này bà con dùng những nhành hoa nhúng vào nước sạch vẩy lên tượng Phật, sau đó tắm cho các vị sư cao niên, các ngôi tháp đựng hài cốt của sư viên tịch… Nghi lễ chứa đựng đức tin rằng sẽ được Đức Phật tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ, đồng thời ban cho sức khỏe, bảo vệ phum, sóc yên ổn.

Các ngày lễ, Tết của người Khmer mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 4

Hình ảnh nghi lễ tắm Phật trong lễ Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer. Ảnh: Kiên Trung

Thời gian: 15 tháng 5 Âm lịch

Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được cộng đồng Phật giáo nói chung và người Khmer nói riêng tổ chức hằng năm nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Giáo chủ của đạo Phật. Thông qua đó cũng tôn vinh những giá trị văn hóa, đạo đức, tư tưởng hòa bình, đoàn kết của Đức Phật và theo đề nghị của 34 quốc gia theo Phật giáo trên khắp thế giới.

Các ngày lễ, Tết của người Khmer mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 5

Đại lễ Phật đản được cộng đồng người Khmer tổ chức hằng năm với quy mô lớn hội tụ nhiều tăng ni, bà con Phật tử. Ảnh: phatgiaotravinh

Thời gian: Từ 15 tháng 6 đến 15 tháng 9 Âm lịch

Lễ Chôl Vôsa hay lễ Nhập hạ có ý nghĩa rất quan trọng trong truyền thống văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Vào ngày này, bà con địa phương sẽ tổ chức lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để họ dâng các vật dụng sinh hoạt cho chư tăng trong chùa.

Lễ Chôl Vôsa gồm 2 ngày chính, mỗi ngày có các hoạt động, nghi thức và phong tục cụ thể sau đây.

- Ngày thứ 1: Bắt đầu từ buổi chiều, người Khmer sẽ đem lễ vật đến chùa để thực hiện các nghi lễ. Lúc này trong chùa thắp những cây nến rất lớn tạo nên không gian văn hóa lung linh, huyền ảo.

- Ngày thứ 2: Bà con dâng lên sư sãi các lễ vật cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình, phum, sóc.

Lễ Nhập hạ như đã được MIA.vn thông tin chi tiết về thời gian bên trên sẽ kéo dài trong 3 tháng. Đây là thời điểm trùng vào mùa mưa, thuận lợi cho việc cày cấy, gieo trồng, do đó cũng được coi như lễ thuần nông gắn với tư tưởng Phật giáo.

Thời gian: 29 tháng 8 đến 1 tháng 9 Âm lịch

Tiếp theo trong danh sách các ngày lễ, Tết của người Khmer là lễ Cúng ông bà Sen Đôn-Ta. Theo phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc này, ngày lễ nhằm tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của đấng sinh thành, những người trong thân tộc quá cố, tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hợp phum, sóc bình an.

Các ngày lễ, Tết của người Khmer mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 6

Lễ Cúng ông bà Sen Đôn-Ta là dịp mà người Khmer tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của người thân đã khuất. Ảnh: mytour

Thời gian: Từ ngày 14 đến 15 tháng 9 m lịch

Lễ Chanh Vôsa còn được gọi là lễ Nhập hạ. Đây là dịp lễ chấm dứt 3 tháng nhập hạ từ lễ Chôl Vôsa của các vị sư sãi.

Thời gian: Từ 16 tháng 9 đến 15 tháng 10 Âm lịch

Theo quy định của Phật giáo Nam tông, các chùa sẽ tổ chức lễ Dâng y Kathina mỗi năm một lần. Trong những ngày này, Phật tử sẽ dâng cà sa đến các vị sư sãi. Cà sa Kathina là y phục màu vàng được sư sãi sử dụng trong quá trình tu hành.

Thời gian: Đúng vào ngày rằm tháng 10 m lịch

“Óoc-om-bok” trong tiếng Khmer có nghĩa là lễ hội đút cốm dẹp. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, Mặt trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng. Do đó lễ Óoc-om-bok là dịp để ghi nhớ và tạ ơn vị thần này.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, cộng đồng sẽ tổ chức nghi lễ cúng tại phum, sóc, tại chùa, cùng với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mang đậm bản sắc dân tộc thu hút đông đảo khách du lịch. Song song đó, các gia đình Khmer Nam Bộ cũng thực hiện lễ cúng trăng tại nhà theo nghi thức đơn giản riêng.

Các ngày lễ, Tết của người Khmer mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 7

Óoc-om-bok không chỉ có những nghi lễ đặc sắc mà còn là thu hút khách du lịch với nhiều hoạt động vui, giải trí mang đậm bản sắc dân tộc Khmer. Ảnh: dulichtravinh

Lễ An vị tượng Phật: Lễ tôn trí Đức Phật vào một nơi cố định, hợp quy cách để các vị sư sãi, bà con đến đốt nhang đọc kinh.

Lễ khánh thành Chính điện: Lễ khánh thành ngôi chùa Khmer vừa xây xong hoặc có cuộc đại trùng tu ngôi Chính điện.

Lễ Ngàn núi: Nghi lễ làm phước với mục đích cầu nguyện sự tha thứ từ các loài thú vật.

Lễ Chúc thọ: Ngày lễ nhằm báo ơn, đáp nghĩa những người có công lao nuôi dưỡng, dạy dỗ.

Lễ Dâng bông: Lễ Dâng lộc còn gọi là Lễ làm phước vì được dịp này được tổng chức nhằm quyên góp tiền xây dựng các công trình như đường xá, trường học, chùa…

Lễ Cầu an: Đây là dịp lễ được tổ chức sau mùa vụ để ăn mừng thành quả lao động và cầu cho phum, sóc vui khỏe, có mùa vụ sau bội thu.

Còn gì thú vị bằng hòa mình vào không khí nhộn nhịp của các ngày lễ, Tết của người Khmer, khám phá nét đẹp văn hóa tín ngưỡng độc đáo được hun đúc, gìn giữ qua những phong tục, tập quán đã truyền thừa bao đời. Hành trình du lịch Trà Vinh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ thêm phần trọn vẹn với hoạt động trải nghiệm đặc sắc này.