Không chỉ có nhiều sản vật thiên nhiên, xứ Mũi còn được biết đến như cái nôi văn hóa của khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với vô số lễ hội đặc sắc cùng làng nghề truyền thống - nơi kế thừa và phát huy những công việc đã gắn bó lâu đời với miền quê sông nước này như Nghề muối Tân Thuận, gác kèo ong ở rừng U Minh, đóng đáy...

Chế biến đa dạng các loại mắm cũng là một trong những nghề truyền thống tại đây đã góp phần lưu giữ công thức của món ăn đặc sản được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu cá, tôm, ba khía không lúc nào vơi ở vùng sông nước. Có thể nói, chính Nghề làm mắm ở Cà Mau đã mang đến món ngon kéo gần hơn khoảng cách ẩm thực giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Xem thêm: Khám phá Nghề đặt nò ở Cà Mau để khai thác cá tôm tự nhiên

Nghề làm mắm ở Cà Mau và món ngon đặc sản vạn người mê 2

Nghề làm mắm ở Cà Mau đã gắn bó với người dân nơi đây qua bao thế hệ

Các làng nghề làm mắm truyền thống tại Cà mau thường tập trung chủ yếu ở xã Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển hoặc khu vực Thới Bình, U Minh. Nếu muốn tìm hiểu tường tận về công việc này, MIA.vn mách bạn nên đến các địa điểm tham quan thuộc khu vực kể trên, nhất là ở huyện U Minh - nơi không chỉ có làng nghề mà còn nổi bật với ngư trường khai thác rộng hơn 71.000 km2 sở hữu hệ sinh thái rừng ngập mặn là môi trường sinh sôi, nảy nở lý tưởng của các loại cá đồng thơm ngon, chắc thịt.

Thông thường để tới huyện U Minh nói chung, các bạn gần xa sẽ dừng chân tại trung tâm thành phố bằng cách sử dụng đa dạng loại hình phương tiện di chuyển đến Cà Mau như máy bay, xe khách, limousine... trước. Sau khi nghỉ ngơi, thư giãn và tham quan một số địa điểm du lịch trong nội thành, mọi người mới thuê xe máy hoặc đón taxi bắt đầu hành trình khám phá các ngôi làng sở hữu công việc truyền thống mang đậm nét đẹp văn hóa nơi đây, trong đó có Nghề làm mắm ở Cà Mau.

Nghề làm mắm ở Cà Mau và món ngon đặc sản vạn người mê 3

Bạn có thể đến các làng nghề truyền thống tại Cà Mau để ngắm nhìn tận mắt quy trình làm mắm

Để cho ra đời món ăn đặc sản vạn người mê, các làng Nghề làm mắm ở Cà Mau phải chủ động khai thác thủy sản theo mùa, sau đó xử lý sạch sẽ rồi mới tiến hành chế biến. Nếu làm mắm cá đồng mang đậm hương vị ẩm thực Tây Nam Bộ, cư dân phải đánh bắt thủy sản vào mùa đìa tức trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Bởi vì mùa này cá mập, có thịt dai và béo hơn những thời điểm khác nên khi thưởng thức, bạn cũng sẽ cảm nhận ngay được vị ngon khác biệt của mắm.

Bước qua phần sơ chế, nếu loại cá nước ngọt thu được chủ yếu là cá rô, cá sặc... người làm mắm phải dọt bằng chài cho đến khi phần thân mềm và sạch vảy. Không giống như công thức chế biến mà mọi người thường thấy trên các diễn đàn hoặc trang mạng xã hội, để ướp cá làm mắm đúng chuẩn, người dân nơi đây phải sử dụng loại muối đen chỉ có thể tìm thấy ở ruộng miệt Gành Hào, Tân Thuận hoặc huyện Đầm Dơi. Đây là tinh hoa được tạo nên từ dòng nước tinh khiết của biển Đông có độ mặn cực kì phù hợp để làm mắm.

Nghề làm mắm ở Cà Mau và món ngon đặc sản vạn người mê 4

Cá đồng vào mùa khô có kích thước rất lớn, thịt chắc và béo

Cuối cùng ở bước chế biến, theo công thức lưu truyền tại các làng Nghề làm mắm ở Cà Mau, cá sau khi xử lý vảy, làm sạch và xát muối hột sẽ chao với nước đường rồi ướp thêm lớp thính. Công đoạn này mang đến món mắm mùi đặc trưng, thịt cũng đỏ và săn chắc hơn đồng thời tạo nên sự cân bằng giữa nhiều hương vị. Xong xuôi đâu đó, người thợ làm mắm sẽ đem chúng đi ủ trong khạp, hủ và dùng mo cau đậy kín lại không cho cá nổi lên.

Người dân sống bằng nghề này chia sẻ rằng cách bỏ cá đã qua chế biến, tẩm ướp vào hũ và ấn thật chặt tay theo dân gian gọi là nhận hoặc ém mắm. Đây là bước đòi hỏi tay nghề khéo léo nhưng cũng không kém phần dứt khoát của người thợ để cá hạn chế bị nổi lên khỏi nước muối đã được thêm xâm xấp vào khạp hoặc hũ và giữ được hương vị hấp dẫn của mình. Cứ để ủ như vậy từ 5 đến 6 tháng là món đặc sản đã có thể ăn được.

Nghề làm mắm ở Cà Mau và món ngon đặc sản vạn người mê 5

Thành phẩm mang lại sau quy trình chế biến là món mắm cá đỏ au đẹp mắt, dậy mùi thơm lừng

Thành quả mang lại sau quy trình chế biến đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người thợ theo Nghề làm mắm ở Cà Mau đó là đa dạng món ăn đặc sản thơm ngon, khó cưỡng. Từ mắm cá lóc, cá rô, cá trắm cỏ đến mắm mực, ong, tôm... tất cả đều có thể kết hợp cùng nhiều món ngon khác và mang đến bạn trải nghiệm khám phá ẩm thực vô cùng đặc sắc.

Bởi vì Cà Mau có món mắm mặn bảo quản được rất lâu để sử dụng dần từ năm này sang năm khác mà không lo bị hư nên người dân thường chế biến loại này để mang đi bán. Đây hiện là nguồn thu nhập của nhiều hộ gia đình sinh sống tại khu vực các huyện có làng nghề truyền thống. Đặc sản mắm Cà Mau từ món ăn địa phương dân dã đã có mặt ở thị trường trong và ngoài tỉnh đồng thời làm nên tên tuổi ẩm thực miền Tây. Nghề truyền thống ở Cà Mau này không chỉ kế thừa và phát huy công việc lâu đời tại đây mà còn cho thấy được nét đẹp văn hóa vùng sông nước Việt Nam đặc biệt độc đáo và thú vị.

Nghề làm mắm ở Cà Mau và món ngon đặc sản vạn người mê 6

Mắm Cà Mau được chế biến từ đa dạng các loại nguyên liệu như cá, tôm, ba khía

Vậy là MIA.vn vừa giới thiệu đến bạn Nghề làm mắm ở Cà Mau. Có dịp du lịch tỉnh thuộc miền Tây sông nước này, mọi người đừng quên ghé thăm các khu làng nghề truyền thống để khám phá nhiều hơn về công việc đã lưu truyền qua bao thế hệ này nhé. Nhanh tay thêm ngay bài viết vào cẩm nang du lịch cá nhân để có tham khảo khi cần thôi bạn ơi!