1Giới thiệu về Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Địa chỉ: Số 225A Đường Nguyễn Huệ, Phường 4, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Nai.
Giờ mở cửa: 08:30 - 17:30 tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé tham khảo: 30.000 VNĐ/người. Nếu bạn muốn dùng bữa trưa hoặc bữa tối ngay tại nhà cổ thì giá vé sẽ là 100.000 VNĐ/người. Bên cạnh đó, nếu muốn nghỉ qua đêm tại nhà cổ thì giá phòng khoảng từ 550.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ/đêm (Bao gồm một bữa ăn trưa và một bữa ăn sáng).
Ngôi nhà cổ Huỳnh Phủ này được ông Huỳnh Cẩm Thuận xây dựng vào năm 1895 - một trong những hào phú nổi tiếng là rất giàu có. Ban đầu, biệt phủ Huỳnh Gia này được xây dựng theo kiến trúc nhà ba gian Nam Bộ. Đến năm 1917 thì được tu sửa lại toàn bộ kiến trúc bên trong giúp ngôi nhà khoác lên mình sự kết hợp hài hòa giữa các nước Việt, Hoa và Pháp. Sau này, ngôi nhà được ông Huỳnh Thủy Lê là con trai của ông Huỳnh Cẩm Thuận sở hữ và từ đó đến nay được bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn toàn bộ kiến trúc.
Năm 2008, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được công nhận là Di tích Lịch sử cấp tỉnh và 2009 được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay ngôi nhà này thuộc quyền quản lý của công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp. Mỗi năm ở đây tiếp đón hơn hàng ngàn người trong và ngoài nước đến tham quan và trở thành một trong những địa điểm được yêu thích nhất tại tỉnh Đồng Tháp.
2Hướng dẫn cách di chuyển đến đây
Để đến được Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, bạn có thể mua vé xe khách đi Đồng Tháp tại Bến xe Miền Đông hoặc là Bến xe khách An Sương nếu xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng Tháp là khoảng 3 tiếng. Sau khi xe khách dừng tại Bến xe Sa Đéc thì bạn tiếp tục bắt taxi hoặc xe ôm để di chuyển. Đừng quên mang theo cẩm nang du lịch MIA.vn để xem hướng dẫn nhé.
Ngoài ra, xe máy và ô tô cũng là các phương tiện di chuyển cá nhân được nhiều người lựa chọn. Khi xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đi theo chỉ dẫn sau: Chạy từ quốc lộ 1A hướng về thành phố Sa Đéc (Lưu ý là không chạy lên cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương). Tuyến đường đi dài khoảng 140km, dài hơn khi đi trên cao tốc khoảng 5km. Khi đi qua cầu Bắc Mỹ Thuận, bạn chạy dọc theo hướng Quốc lộ 80 thêm khoảng 5km nữa là đến nhà cổ.
3 Khám phá kiến trúc và những bí ẩn xoay quanh ngôi nhà cổ
3.1 Kiến trúc độc đáo của ngôi Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Tổng diện tích của ngôi nhà cổ này là khoảng 258m2, nguyên vật liệu dùng để xây dựng chủ yếu là gỗ quý và mái ngói hình thuyền được lợp theo kiểu âm dương. Sau lần trùng tu từ năm 1917, các vách gỗ trong ngôi đều được thay thế bằng tường dày từ 30 - 40cm kết hợp với phong cách kiến trúc Pháp xưa. Vì lối kiến trúc độc đáo này nên khi nhìn từ bên ngoài vào, ngôi nhà trông khá giống với nét kiến trúc phương Tây.
Phần trần nhà, khung cửa sổ, mặt tiền... tất cả đều được trang trí phù điêu thời La Mã, Phục Hưng. Tuy nhiên, các cột gỗ, mái ngói vẫn được giữ lại nguyên vẹn theo kiểu ba gian truyền thống của người Việt Nam. Với thiết kế mái ngói theo kiểu đình chùa Bắc Bộ, lợp ngói âm dương và hai bên đầu mái cong vút đã giúp cho ngôi nhà có thêm điểm nhấn. Từ đó tạo nên một tổng thể đặc trưng, hài hòa.
Bên trong ngôi Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê có nhiều chạm khắc hoa văn vô cùng sắc sảo cùng với các sơn son thếp vàng đậm chất người Trung Hoa. Một nét đặc trưng khác đó chính là bàn thờ Quan Công được đặt ngay chính giữa ngôi nhà. Đây là một tín ngưỡng truyền thống thể hiện được sự uy quyền cũng như sự phồn thịnh của một gia tộc. Nền nhà thì được thiết kế xây dựng trũng xuống theo quan niệm “nước chảy về chỗ trũng”, như vậy thì tiền bạc sẽ đổ vào nhà.
3.2 Câu chuyện tình yêu buồn đằng sau nhà cổ
Khi đi tham quan Nhfa cổ Huỳnh Thủy Lê, bạn chắc chắn sẽ được nghe qua câu chuyện tình buồn đằng sau ngôi nhà này. Thiếu gia Huỳnh Thủy Lê, thiếu gia của ngôi nhà cổ Huỳnh Phủ chính là nam chính trong cuốn tiểu thuyết “Người Tình” rất nổi tiếng của Marguerite Duras - một văn sĩ người Pháp. Năm 1929, Marguerite Duras và Huỳnh Thủy Lê gặp gỡ và đã yêu ngay từ lần gặp đầu tiên. Tuy nhiên sau 18 tháng yêu nhau, vì sự phản đối kịch liệt của ông Huỳnh Cẩm Thuận mà mối tình này phải kết thúc và Marguerite Duras phải quyết định buông bỏ trở về Pháp.
Sau này Huỳnh Thủy Lê phải thuận theo gia tộc để kết duyên với một cô gái gốc Hoa. Năm 1984, tiểu thuyết “Người Tình” ra đời và gây ra tiếng vang lớn, thậm chí là được dựng thành phim cùng tên và nhận về nhiều iải thưởng danh giá. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê mặc dù không phải là nơi ở của cặp đôi này trong khoảng thời gian yêu nhau, ngôi nhà mà hai người ở nằm tại Chợ Lớn - Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên người ra vẫn muốn tìm đến ngôi nhà cổ này, nơi mà người tình của bà Marguerite Duras từng sống để tìm hiểu và tham quan.
4Lưu ý khi tham quan nhà cổ Huỳnh Phủ
Để chuyến tham quan nhà cổ được trọn vẹn và thuận tiện, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chọn thời điểm phù hợp: Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê thường đông khách vào các dịp lễ, Tết, cuối tuần. Vì thế bạn nên đến tham quan vào các ngày thường trong tuần để có không gian thoải mái hơn.
- Tuân thủ quy định của nhà cổ: Khi tham quan bên trong nhà cổ Huỳnh Phủ, tuyệt đối không sờ, chạm mạnh vào các hiện vật, không xả rác, phóng uế, giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ hiện vật.
- Tham quan với tâm thế trang nghiêm, tránh làm ồn, không đùa giỡn, cười nói lớn tiếng trong khuôn viên của nhà cổ để thể hiện sự kính trọng đồng thời không làm ảnh hưởng đến người khác.
- Nếu muốn quay phim, chụp hình với hiện vật, bạn cần xin phép Ban quản lý nhà cổ.
5 Kết
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê với bề dày lịch sử hơn trăm năm đang là một điểm đến tuyệt vời, đặc biệt là những ai yêu thích và muốn tìm hiểu sâu về lịch sử. Nếu có dịp đến với Đồng Tháp, đừng quên đến tham quan ngôi nhà cổ này để trải nghiệm những điều thú vị bên trong nó nhé. MIA.vn Chúc bạn có một chuyến đi du lịch thật vui vẻ và an toàn.