Địa chỉ: 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, Bạc Liêu

Giờ mở cửa: 7h00 - 18h30 từ Thứ 3 đến Chủ Nhật

Giá vé cập nhật vào tháng 10/2023:

- Người lớn: 30.000 VNĐ/vé

- Trẻ em: 20.000 VNĐ/vé

Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, nhà Công tử Bạc Liêu gây ấn tượng giữa trung tâm thành phố với lối kiến trúc phương Tây sang trọng, bề thế. Ngôi nhà đặc biệt này được khởi công xây dựng từ năm 1919, đến khi “Công tử Bạc Liêu” Trần Huy Trinh tròn 19 tuổi là năm 1919 thì hoàn thành.

Dưới bàn tay tài hoa của kỹ sư người Pháp cùng nguồn vật liệu chất lượng nhập từ phương Tây, nơi đây có kiến trúc nguy nga và quy mô đồ sộ bậc nhất bấy giờ và được dân cư trong vùng gọi là “nhà Lớn”. Đây cũng là địa điểm văn hóa gắn liền với nhiều giai thoại về cuộc sống xa hoa của vị đại thiếu gia Nam kỳ lục tỉnh vào những năm 1900.

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 2

Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, ngay giữa trung tâm thành phố

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 3

Nơi đây khiến bao người không khỏi trầm trồ bởi quy mô đồ sộ và kiến trúc sang trọng

Ngôi nhà đồ sộ này nằm ngay tại trung tâm Thành phố Bạc Liêu, cách Cần Thơ khoảng 100km và Cà Mau khoảng 70km. Tùy vào điểm xuất phát mà bạn có thể đến đây tham quan bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.

Nếu đi từ các tỉnh thành miền Bắc, bạn nên đặt vé máy bay đến Cần Thơ hoặc Cà Mau, sau đó bắt xe khách tới Thành phố Bạc Liêu để tham quan ngôi nhà của vị công tử nổi tiếng. Giá vé máy bay từ miền Bắc đến Cần Thơ hoặc Cà Mau sẽ dao động từ 1.000.000 - 1.500.000 VNĐ tùy vào nơi xuất phát và thời điểm đặt.

Với những bạn di chuyển từ miền Nam thì có thể đón xe khách đến thẳng Bạc Liêu, vừa thuận tiện, nhanh chóng lại tiết kiệm chi phí. Giá vé cho một chuyến xe khách sẽ rơi vào khoảng 100.000 - 300.000 VNĐ.

Nhờ được bảo tồn và trùng tu cẩn thận mà ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu đến nay vẫn giữ vẹn nguyên nét kiến trúc độc đáo, ấn tượng dù cho đã trăm năm tuổi. Nhà được thiết kế và xây dựng bởi đội ngũ người Pháp. Do đó, vẻ đẹp nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách phương Tây sang trọng và nét kiến trúc phương Đông đặc trưng. Ở thời điểm hiện tại, với quy mô đồ sộ của mình, ngôi nhà có giá trị ước tính lên tới 400 tỷ đồng.

Nhìn chung, ngôi nhà có màu sắc chủ đạo là trắng - vàng với thiết kế gồm 2 tầng và một sân thượng. Tầng trệt nơi đây có 2 phòng ngủ và khu vực đại sảnh khá rộng. Dẫn lên lầu là cầu thang uốn lượn được làm bằng đá cẩm thạch và chia làm 3 đoạn chính, mỗi đoạn có 9 bậc tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn. Tầng trên sẽ gồm 3 phòng và 2 đại sảnh khác được thiết kế tiện nghi, sang trọng.

Bước vào trong ngôi nhà, bạn sẽ không khỏi ấn tượng bởi diện tích rộng lớn cùng lối bài trí, sắp xếp nội thất đầy nghệ thuật. Vẻ đẹp hào nhoáng của ngôi nhà có thể nhìn thấy qua từng cây cột được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ, các loại đèn chùm, đèn hành lang với thiết kế đầy ấn tượng.

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 4

Đến nay, ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu đã được hơn trăm năm tuổi

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 5

Từng vật liệu xây dựng hay đồ nội thất, trang trí trong nhà đều được nhập từ Pháp

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 6

Thiết kế cầu thang xoắn mang đậm phong cách kiến trúc phương Tây

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 7

Không gian phòng ngủ với những món đồ nội thất xa xỉ nhất bấy giờ

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 8

Chiếc cầu thang gỗ dẫn lên khu vực sân thượng tương truyền từng là nơi dùng để phơi tiền

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 9

Ban công lầu 2 là góc check-in rất được ưa chuộng tại điểm tham quan

Không gian rộng lớn của ngôi nhà là nơi lưu giữ hàng loạt các kỷ vật phản ánh cuộc sống xa hoa của vị Công tử Bạc Liêu. Khi tham quan nhà, bạn sẽ có cơ hội nhìn ngắm chiếc ô tô được ông Trần Trinh Trạch mua từ năm 1930 để đón con trai là công tử Trần Trinh Huy đi du học Pháp trở về. 

Ngoài ra, điểm du lịch Bạc Liêu này còn trưng bày những hiện vật quý như 2 chiếc giường nóng và lạnh, bộ trường kỷ được làm từ một tấm gỗ nguyên, bộ bàn xoay Tam lân, bộ Tượng bành, sạp Tam Thành là nơi ngủ của ông Trần Trinh Khương - em trai cậu Trần Trinh Huy, giường ngủ của ông bà Hội đồng Trạch, bàn đánh bài, bình hoa, v.v. Tuy đã trải qua khoảng thời gian nhiều mất mát nhưng những gì còn sót lại nơi đây cũng đủ để chứng minh cho cuộc sống vương giả của chủ nhà.

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 10

Chiếc xe hơi được ông Hội đồng Trạch mua để rước con trai du học Pháp về

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 11

Bộ bàn xoay có chân quỳ hình tam giác chạm khắc 3 con lân 

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 12

Không gian phòng khách với bộ bàn ghế xa hoa dùng để tiếp khách cùng những món đồ nội thất như lục bình, đồng hồ, tủ gỗ...

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 13

Từng món đồ còn sót lại tại nhà Công tử Bạc Liêu đều được lưu giữ cẩn thận

Ngôi nhà gắn liền với cuộc đời của vị công tử nổi tiếng khắp lục tỉnh Nam kỳ hơn 10 thập kỷ về trước. Do đó, khi đến tham quan, bạn có thể chọn đi theo đoàn để lắng nghe giới thiệu về nét kiến trúc, sự ra đời của ngôi nhà, các vật dụng, đồ dùng liên quan và những giai thoại xoay quanh chủ nhân của nó. Hành trình khám phá nhà Công tử Bạc Liêu sẽ giúp bạn vén bức màn lịch sử và tìm hiểu thêm về cuộc sống xa hoa của giới quý tộc Việt.

Ghé nhà Công tử Bạc Liêu vén màn lối sống đốt tiền như giấy 14

Dừng chân tại đây, bạn còn có cơ hội lắng nghe những giai thoại xoay quanh dinh thự này và chủ nhân của nó

- Giá vé tham quan nhà Công tử Bạc Liêu không bao gồm thuyết minh. Do đó, nếu muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, nét kiến trúc hay những câu chuyện xoay quanh ngôi nhà, MIA.vn mách bạn nên đến đây theo đoàn du lịch.

- Ở đây có dịch vụ trải nghiệm nghỉ ngơi tại căn phòng của Công tử Bạc Liêu. Tuy nhiên, bạn cần đặt phòng trước khi đến khoảng 1 tháng bởi vì đây là dịch vụ rất hot tại điểm du lịch.

- Trong quá trình tham quan, bạn không nên cầm, nắm hay sờ tay vào hiện vật để tránh làm hỏng hoặc trầy, xước.

- Cuối cùng, đừng quên diện đồ thật đẹp để chụp ảnh cùng lối kiến trúc cổ điển, sang trọng tại điểm du lịch.

Tuy đã trải qua nhiều mất mát nhưng những gì còn sót lại cũng đủ để chứng minh cho cuộc sống xa hoa lúc bấy giờ của vị công tử nổi tiếng khắp lục tỉnh Nam kỳ. Để tìm hiểu thêm về lối kiến trúc sang trọng, bề thế cùng những giai thoại xoay quanh, đừng quên thêm ngay nhà Công tử Bạc Liêu vào danh sách điểm du lịch mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp về với miền đất Tây Nam Bộ.