Địa chỉ: 120 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 5h - 19h

Nhà thờ Chợ Quán, còn được biết đến với tên gọi khác là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Công trình Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh này là một điểm đến quen thuộc đối với giáo dân khu Chợ Lớn.

Nhà thờ Chợ Quán nổi bật giữa trung tâm Quận 5 với không gian kiến trúc rực rỡ cùng chiều cao bề thế. Kiến trúc của nhà thờ thuộc phong cách Romanesque và đã trải qua nhiều lần trùng tu nên mới sở hữu vẻ đẹp bề thế như hiện nay.

Nhà thờ Chợ Quán từng trải qua các giai đoạn xây dựng vào các năm 1727, 1733, 1793, 1862 và 1882. Nhà thờ với kiến trúc như hiện tại được khánh thành vào năm 1896. Đây cũng là ngôi nhà thờ cổ nhất tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Ghé thăm Nhà thờ Chợ Quán, công trình Roman giữa lòng Sài Gòn 2

Nhà thờ Chợ Quán là nhà thờ có tuổi đời lâu nhất Sài Gòn. Ảnh: Giáo xứ Chợ Quán

Họ đạo Chợ Quán, được thành lập lần đầu tiên vào năm 1722. Đây cũng là họ đạo lâu đời nhất thuộc Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Trương Vĩnh Ký, những người sáng lập họ đạo này chủ yếu là lưu dân từ phường Thợ Đức, Huế. Đến năm 1725, cộng đồng đã có khoảng 300 tín hữu, và Chợ Quán nhanh chóng trở thành nơi tiếp đón lưu dân từ miền Trung.

Trong giai đoạn đầu, Họ Chợ Quán phải đối mặt với nhiều thử thách, dẫn đến sự phân tán của cộng đoàn. Các linh mục đầu tiên như Emmanuel Quitaon (Dòng Tên) từ Đồng Nai, và linh mục José Garcia (Dòng Phan Sinh) đã góp phần xây dựng cộng đồng. Sau đó, việc này được chung tay và tiếp nối bởi những linh mục khác.

Ngôi nhà nguyện đầu tiên thuộc khuôn viên nhà thờ được xây dựng vào năm 1674. Đến năm 1727, linh mục José Garcia đã dựng nhà thờ Chợ Quán đầu tiên. Tuy nhiên, đến năm 1731, công trình này bị đốt cháy gần như hoàn toàn.

Su 2 năm, Nhà thờ Chợ Quán tiếp tục được xây dựng lại với kích thước 55 mét dài và 20 mét rộng. Năm 1766, Giám mục Piguel đã đến dâng lễ tại đây, với 600 người được rửa tội và 7.000 người nhận phép thêm sức.

Đến năm 1793, một nhà thờ mới với cột gỗ lớn lại được dựng lên nhưng lại bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1834. Đến năm 1859, giáo dân tại đây đã phải sử dụng một nhà thờ tạm bợ bằng lá. Năm 1862, linh mục Nguyễn Biểu Đoan đã thay thế bằng cách cho xây dựng một ngôi nhà thờ gạch, lợp ngói với bảy gian.

Năm 1882, linh mục chánh xứ Nicôla Hamm bắt đầu xây dựng nhà thờ mới, nhưng ông qua đời trước khi hoàn thành. Linh mục Errard, người đã xây dựng nhiều nhà thờ khác đã tiếp tục dự án.

Đến đầu năm 1889, phần căn bản đã hoàn tất, nhưng linh mục Errard không thể chứng kiến công trình hoàn thành vì bệnh tật và qua đời năm 1891. Cuối cùng, linh mục Lucien Mossard tiếp tục xây dựng và hoàn tất các công trình trang trí. Sau 14 năm, vào ngày Mùng Bốn Tết Bính Thân năm 1896, nhà thờ mới được khánh thành và làm phép bởi Giám mục Dépierre. Phiên bản nhà thờ được hoàn thiện năm 1896 chính là hình ảnh này nay của Nhà thờ Chợ Quán.

Ghé thăm Nhà thờ Chợ Quán, công trình Roman giữa lòng Sài Gòn 3

Nhà thờ Chợ Quán đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động lịch sử. Ảnh: Giáo xứ Chợ Quán

Nhà thờ Chợ Quán cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3 km. Vì thế, bạn có thể thoải mái di chuyển đến đây chỉ trong vòng 10 đến 20 phút từ khu vực trung tâm (tùy vào mật độ giao thông).

Để di chuyển từ Chợ Bến Thành đến Nhà thờ Chợ Quán, bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Maps hoặc đi theo cung đường MIA.vn gợi ý như sau: Chợ Bến Thành - đường Lê Lai - đường Nguyễn Trãi - đường Trần Bình Trọng - Nhà thờ Chợ Quán.

Theo thông tin Cẩm nang du lịch MIA.vn cập nhật, nhà thờ Chợ Quán được xây dựng theo phong cách kiến trúc Romanesque với những cánh cửa vòm cong đặc trưng. Ngoài ra, nơi đây còn có các cột đá lớn được chạm khắc tinh xảo và mái ngói đỏ nổi bật.

Tháp chuông của nhà thờ có ba tầng bao gồm tầng kéo chuông, tầng chứa chuông và tầng mái ở trên cùng với kiến trúc bề thế. Bên trong nhà thờ Chợ Quán có tổng cộng năm quả chuông được khắc tên người dâng cúng. Trong đó, hai quả chuông được rung trong những ngày thường, hai quả cho các dịp lễ trọng đại, và một quả dùng để thông báo tang lễ. Chỉ trong các dịp lễ đặc biệt, tất cả năm quả chuông mới được kéo cùng lúc.

Mặt bên của nhà thờ mang nét đơn giản với dãy cửa sổ vòm và những gờ chỉ tinh tế, tạo nên vẻ bề ngoài đồng nhất với sắc vàng nhạt. Mặt bằng bố trí theo kiểu kiến trúc nhà thờ cổ điển, kéo dài từ lối vào chính - tháp chuông đến Cung thánh.

Qua sảnh, không gian chính của lễ bái tại Nhà thờ Chợ Quán xuất hiện với hai bức tượng thánh ở hai bên. Tiếp theo là dãy sáu vòm lớn liên tiếp, gắn kết qua các phần đầu cột, chia không gian chính có trần cao ở giữa và các không gian phụ.

Hành lang hai bên của Nhà thờ Chợ Quán có trần thấp hơn, với thiết kế trần hình múi đan chéo, tạo nên những đường gân trang trí tinh xảo. Bên cạnh đó, khu vực Cung thánh được bố trí trên một mặt bằng cong với trần hình cầu.

Ghé thăm Nhà thờ Chợ Quán, công trình Roman giữa lòng Sài Gòn 4

Nhà thờ Chợ Quán được xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman. Ảnh: Vietnamnet

Ghé thăm Nhà thờ Chợ Quán, công trình Roman giữa lòng Sài Gòn 5

Không gian nhà thờ bề thế, nổi bật giữa lòng khu Chợ Lớn. Ảnh: Tổng giáo phận Việt Nam

Ghé thăm Nhà thờ Chợ Quán, công trình Roman giữa lòng Sài Gòn 6

Nhà thờ có không gian bên trong rạng rỡ, ấm áp. Ảnh: Giáo xứ Chợ Quán

Nhà thờ Chợ Quán mang phong cách kiến trúc ấn tượng cùng lịch sử lâu đời sẽ là một địa điểm mà bạn nên ghé qua nếu có dịp du lịch Sài Gòn. Nếu yêu mến địa điểm này và muốn tìm hiểu thêm về nơi đây, còn ngần ngại gì mà không xách balo lên và đến với Sài Gòn bạn nhé!