Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và được biết đến như một trong những chùa lớn nhất thế giới. Khung cảnh thơ mộng và hữu tình của nơi đây được tạo thành từ địa thế tuyệt đẹp “tựa sơn hướng thủy” với hồ nước mênh mông trước mặt cùng dãy núi đá vôi hùng vĩ phía sau. Xung quanh có khu rừng tự nhiên với không gian thiền định, mang đến cho khách hành hương một cảm giác bình yên, bỏ lại những âu lo mượn phiền phía sau. Diện tích chùa Tam Chúc lên đến 144ha trong tổng số diện tích 5.100ha của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc. Quy mô lớn có sự kết hợp giữa tâm linh, sinh thái và nghỉ dưỡng với nhiều dịch vụ và 6 phân khu chức năng. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 2

Chùa Tam Chúc nhìn ra sông

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 3

Không gian rộng lớn trong chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận… Đây đều là những vị quốc sư nổi tiếng và có công phát triển Phật giáo Việt Nam. Trước cửa điện Tam Thế của chùa là cây bồ đề tuổi thọ 2.125 năm được chủ tịch Quốc hội Sri Lanka trao tặng và là báu vật của nước này. 

Chi phí vé tham quan, du lịch chùa Tam Chúc 2023 được cập nhật cụ thể như sau: 

- Vé vào chùa Tam Chúc: Miễn phí

- Vé thuyền từ 8 – 10 khách: 200.000đ

- Vé du thuyền 40 khách: 270.000đ

- Vé thuyền trọn gói: 400.000đ

- Combo đi thuyền và xe điện chùa Ba Sao: 240.000đ

- Combo đi du thuyền và xe điện chùa Ba Sao: 290.000đ

- Vé xe điện Khách xá Tam Chúc – chùa Ba Sao: 50.000đ

- Combo du thuyền và vé buffet: 420.000đ

- Combo du thuyền, vé buffet và xe điện chùa Ba Sao: 450.000đ

- Vé buffet: 200.000đ

- Tour đi Tam Chúc về đêm: 250.000đ

Lưu ý: Trẻ em cao dưới 1m miễn phí vé xe điện và du thuyền. Trẻ em từ 1m – 1.3m tính bằng 50% giá người lớn. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 4

Nơi đây là địa điểm chiêm bái, vãn cảnh được yêu thích hàng đầu của các Phật tử tại miền Bắc. Ảnh: Dương Dương Blog

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 5

Đi thuyền đến tham quan chùa. Ảnh: Phương Anh

Chùa Tam Chúc chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 70km nên chúng ta có thể dễ dàng di chuyển ghé thăm bằng nhiều phương tiện. Nếu bạn chọn đi bằng xe khách thì nên bắt xe đi Hà Nội – Phủ Lý tại bến Giáp Bát, Yên Nghĩa, Nước Ngầm. Còn những bạn thích phượt bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy thì hãy chạy thẳng đường Giải Phóng, qua bến Nước Ngầm thì chạy hướng Thường Tín – Phú Xuyên, tới đoạn giao QL1A thì chạy lên quốc lộ rồi đi về hướng Phủ Lý. Sau đó tiếp tục chạy theo đường QL21 khoảng chừng 10km là sẽ đến chùa. 

Hướng dẫn đường đi đến chùa qua Google Maps

Chùa Tam Chúc cổ được xây từ thời nhà Đinh cách đây khoảng 1.000 năm và có vị trí đặc biệt được hồ Tam Chúc bao bọc, phía sau là dãy núi Thất Tinh và gắn liền với sự tích “Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh”. Theo lời kể, ngày xưa vùng núi Tam Chúc có 7 ngôi sao sáng trên 7 ngọn núi là hiện thân của 7 nàng tiên nữ giáng trần. 

Bởi quá mê đắm cảnh đẹp nơi đây, các nàng mải chơi không trở về khiến nhà trời phải cử người mang binh khí là quả chuông xuống gọi về 6 lần nhưng lần nào cũng không có kết quả. Mọi người có thể thấy 6 hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ ngày nay chính là 6 quả chuông nhà trời để lại, 7 ngọn núi là Thất Tinh. 

Theo lịch sử chùa Tam Chúc, sau này có một số người dân đã lên núi Thất Tinh đục đẽo và đốt lửa vì muốn lấy đi 7 ngôi sao ấy. Tuy nhiên lửa lớn quá đã làm mờ 4 ngôi sao và chỉ còn lại 3 ngôi sao. Cũng từ đó chùa Thất Tinh trong làng Tam Chúc có tên chùa Ba Sao, thị trấn Ba Sao cũng được đặt tên theo sự tích này.

Xem thêm: 14 địa điểm du lịch Hà Nam in dấu ấn văn hóa dân tộc bao đời

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 6

Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh


Cổng Tam Quan có kiến trúc đồ sộ, ấn tượng dẫn lối vào khuôn viên chùa bên trong. Cổng được chia thành Tam Quan Nội và Tam Quan Ngoại. Tam Quan Ngoại là điểm đón khách đầu tiên, sau đó tới Tam Quan Nội đón khách đi thuyền qua hồ Lục Ngạn để tới khu Tâm Linh. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 7

Cổng tam quan đồ sộ dẫn lối vào bên trong chùa

Tại đây bạn có thể mua vé đi thuyền, nhìn ngắm nội thất, xem tranh ảnh và khám phá những địa điểm tham quan bên trong. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 8

Thủy đình nơi đón khách hành hương từ phương xa đến

Đến đây bạn sẽ được ngắm nhìn 32 cột kinh khổng lồ với mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, cao 14m được làm từ đá xanh và xếp trang nghiêm, ngay ngắn gần nhau. Dưới chân cột có đài sen, thân mang hình lục giác, đỉnh búp sen và được khắc hoa văn vô cùng độc đáo. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 9

Vườn cột kinh khổng lồ, choáng ngợp ánh mắt du khách

Cầm trên tay bản đồ chùa Tam Chúc bạn sẽ thấy có 3 chính điện là Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm. Mỗi điện thờ phụng một đức Phật mang ý nghĩa thiêng liêng, điểm chung là đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công từ đá thu thập từ miệng núi lửa của Indonesia. 

Điểm ấn tượng nhất có lẽ chính là pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối có cân nặng hơn 150 tấn lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Điện được thiết kế 2 tầng mái cong, cao 31m với diện tích mặt sàn rộng đến 3000m2. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 10

Điện Pháp Chủ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni

Điện có kiến trúc ấn tượng có chiều cao 39m với không gian sàn rộng đến 5000m2. Điểm gây bất ngờ lớn nhất với du khách khi đến đây chính là 3 pho tượng lớn bằng đồng đen ở giữa chính điện, mang ý nghĩa quá khứ, hiện tại và vị lai cùng 12.000 phù điêu làm từ đá núi lửa tại Indonesia. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 11

Điện Tam Thế với 3 pho tượng lớn bằng đồng đặt ở chính điện


Thời điểm tham quan chùa Tam Chúc đẹp nhất được nhiều người yêu thích là khoảng mùa xuân và mùa thu. Vào lúc này thời tiết rất mát mẻ, nắng nóng không quá gắt. Đặc biệt đẹp nhất là từ tháng 9 – tháng 11 và tháng 1 – tháng 3. Bên cạnh đó vào những dịp lễ Phật giáo quan trọng như lễ Phật Đản 15/04 ÂL, lễ Vu Lan 15/07 ÂL và lễ Phật thành đạo vào 08/12 ÂL. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 12

Du khách nên ăn mặc lịch sự khi đến chùa check-in

Khách xá Tam Chúc

Giá phòng: 810.000đ/phòng/đêm

Địa chỉ: Khuôn viên chùa Tam Chúc, Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam 

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc bạn nên lưu trú tại khách xá này bởi nó nằm ngay trong khuôn viên nên rất tiện lợi để thăm thú danh thắng. Khách xá có tiêu chuẩn 3 sao cùng hơn 160 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi, đảm bảo nhu cầu thư giãn trong không gian thanh bình. 

Melia Vinpearl Phủ Lý

Giá phòng: 1.100.000đ/phòng/đêm

Địa chỉ: 60 Biên Hoà, phường Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam

Địa chỉ nghỉ dưỡng lý tưởng chỉ cách chùa Tam Chúc khoảng chừng 15km và mất tầm 25 phút di chuyển. Khách sạn chuẩn 5 sao với nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng tuyệt vời. 

Bình Minh Hotel

Giá phòng: 610.000đ/phòng/đêm

Địa chỉ: Khu đô thị Vực Vòng - Nguyễn Hữu Tiến, xã Duy Tiên, Hà Nam

Lưu ý: Cập nhật bảng giá mới nhất tháng 07/2023

Điểm đặc biệt của khách sạn này là có dịch vụ spa chất lượng, giúp bạn có được những phút giây thư giãn chất lượng sau một ngày khám phá chùa. 

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 13

Khách xá Tam Chúc

Quần thể chùa Tam Chúc cổ kính uốn lượn quanh sông xanh 14

Đường đến hành hương chiêm bái tháp Ngọc. Ảnh: Giang Huy

Hy vọng với những thông tin chi tiết trên đây chúng ta sẽ có được một chuyến hành trình ý nghĩa tại chùa Tam Chúc. Đừng quên tham khảo cẩm nang du lịch của MIA.vn trước khi đi nhé.