Vào giai đoạn 1831-1832, tức vào thời trị vì của vua Minh Mạng, cả nước chỉ bao gồm 31 tỉnh. Dưới đây là danh sách cụ thể theo từng khu vực:

- Miền Bắc (13 tỉnh): Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên.

- Miền Trung (11 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và phủ Thừa Thiên.

- Miền Nam (6 tỉnh): Phiên An (đổi thành Gia Định vào năm 1836), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Bắc Bộ (13 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc Trung ương):

- Bắc Thái (hợp nhất Bắc Kạn và Thái Nguyên)

- Cao Lạng (hợp nhất Cao Bằng và Lạng Sơn)

- Hà Nam Ninh (hợp nhất Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình)

- Hà Bắc (hợp nhất Bắc Giang và Bắc Ninh)

- Hà Sơn Bình (hợp nhất Hà Tây và Hòa Bình)

- Hà Tuyên (hợp nhất Hà Giang và Tuyên Quang)

- Hải Hưng (hợp nhất Hải Dương và Hưng Yên)

- Hoàng Liên Sơn (hợp nhất Yên Bái và Lào Cai)

- Lai Châu

- Quảng Ninh

- Sơn La

- Thái Bình

- Vĩnh Phú (hợp nhất Vĩnh Yên và Phú Thọ)

- Hà Nội (thành phố trực thuộc Trung ương)

- Hải Phòng (thành phố trực thuộc Trung ương)

Trung Bộ (10 tỉnh):

- Thanh Hóa

- Nghệ Tĩnh (hợp nhất Nghệ An và Hà Tĩnh)

- Bình Trị Thiên (hợp nhất Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên)

- Quảng Nam - Đà Nẵng (hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng)

- Nghĩa Bình (hợp nhất Quảng Ngãi và Bình Định)

- Phú Khánh (hợp nhất Phú Yên và Khánh Hòa)

- Thuận Hải (hợp nhất Ninh Thuận và Bình Thuận)

- Gia Lai - Kon Tum (hợp nhất Gia Lai và Kon Tum)

- Đắk Lắk

- Lâm Đồng

Nam Bộ (12 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trung ương):

- Sông Bé (hợp nhất Bình Dương và Bình Phước)

- Tây Ninh

- Đồng Nai (hợp nhất Biên Hòa, Long Khánh và Phước Long)

- Long An

- Đồng Tháp

- An Giang

- Tiền Giang

- Hậu Giang (hợp nhất Cần Thơ và Sóc Trăng)

- Kiên Giang

- Bến Tre

- Cửu Long (hợp nhất Vĩnh Long và Vĩnh Bình)

- Minh Hải (hợp nhất Cà Mau và Bạc Liêu)

- Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài Gòn - Gia Định)

31 tỉnh thành Việt Nam và lần sáp nhập gần đây nhất 2

Bản đồ hành chính Việt Nam năm 1976. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng

31 tỉnh thành Việt Nam và lần sáp nhập gần đây nhất 3

Các tỉnh miền Bắc năm 1976. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng

31 tỉnh thành Việt Nam và lần sáp nhập gần đây nhất 4

Các tỉnh miền Trung năm 1976. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng

31 tỉnh thành Việt Nam và lần sáp nhập gần đây nhất 5

Các tỉnh miền Nam năm 1976. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng

Theo Văn kiện Quốc hội toàn tập, thời điểm trước năm 1976, miền Bắc có 28 tỉnh, thành phố và đặc khu, trong khi miền Nam có 44 tỉnh, thành phố. Việc sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy quản lý và tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các khu vực. Quá trình sáp nhập hành chính đã thay đổi đáng kể bản đồ các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tại miền Bắc:

- Tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành Cao Lạng.

- Tuyên Quang và Hà Giang gộp lại, trở thành tỉnh Hà Tuyên.

- Hòa Bình sát nhập với Hà Tây, hình thành tỉnh Hà Sơn Bình.

- Ninh Bình sáp nhập cùng Nam Hà, tạo nên tỉnh Hà Nam Ninh.

- Yên Bái, Lào Cai và Nghĩa Lộ hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.

 - Ngoài ra, miền Bắc lúc này còn có các tỉnh như Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú, cùng hai thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội và Hải Phòng.

Tại miền Trung:

- Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập, hình thành Nghệ Tĩnh.

- Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất, trở thành tỉnh Bình Trị Thiên.

- Quảng Nam, Quảng Tín và thành phố Đà Nẵng gộp lại thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

- Quảng Ngãi và Bình Định kết hợp, tạo nên tỉnh Nghĩa Bình.

- Phú Yên hợp nhất với Khánh Hòa, hình thành tỉnh Phú Khánh.

- Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy nhập chung, trở thành tỉnh Thuận Hải.

- Kon Tum và Gia Lai hợp thành một, tạo nên tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

- Trong khi đó, các tỉnh Thanh Hóa, Đắk Lắk và Lâm Đồng vẫn giữ nguyên như cũ.

Tại miền Nam:

- Năm 1976, Quốc hội quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành một trong bốn thành phố trực thuộc Trung ương.

- Ba tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long sáp nhập, hình thành tỉnh Sông Bé.

- Biên Hòa, Tân Phú và Bà Rịa - Long Khánh hợp thành tỉnh Đồng Nai.

- Tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.

- Tỉnh An Giang ra đời từ sự hợp nhất của Long Xuyên và Châu Đốc.

- Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho hợp nhất, tạo thành tỉnh Tiền Giang.

- Tỉnh Hậu Giang hình thành từ việc gộp các tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên và Chương Thiện.

- Kiên Giang được tái lập từ diện tích tỉnh Rạch Giá cùng ba huyện Châu Thành A, Hà Tiên và Phú Quốc của tỉnh Long Châu Hà trước đây.

- Tỉnh Cửu Long được tạo thành từ sự sáp nhập Vĩnh Long và Trà Vinh.

- Bạc Liêu và Cà Mau hợp nhất, hình thành tỉnh Minh Hải.

- Ngoài ra, tỉnh Kiến Hòa được đổi tên thành Bến Tre.

- Hai tỉnh Tây Ninh và Long An vẫn giữ nguyên.

Như vậy, năm 1975, Việt Nam có tổng cộng 72 tỉnh, thành phố. Sau đợt sáp nhập năm 1976, con số này giảm xuống còn 38 tỉnh thành. Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh tiếp tục diễn ra trong các thập kỷ sau đó. Đến năm 2008, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh được mở rộng lên 63, và con số này vẫn được duy trì đến nay.

Căn cứ Điều 110 Hiến pháp 2013, Việt Nam được phân chia như sau:

- Cả nước gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

- Tỉnh bao gồm huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thành phố trực thuộc trung ương có quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương.

- Huyện gồm xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh có phường, xã; quận chia thành phường.

31 tỉnh thành Việt Nam và lần sáp nhập gần đây nhất 6

Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2025. Ảnh: Maison Office

Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 63 tỉnh, thành (tính đến tháng 3/2025), bao gồm 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

STT

TÊN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC

Thành phố trực thuộc trung ương

1

Thành phố Hà Nội

2

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Thủ Đức

3

Thành phố Hải Phòng

TP. Thủy Nguyên

4

Thành phố Đà Nẵng

5

Thành phố Cần Thơ

6

Thành phố Huế

Tỉnh

7

Vĩnh Phúc

TP. Phúc Yên

TP. Vĩnh Yên

8

Bắc Ninh

TP. Bắc Ninh

9

Quảng Ninh

TP. Hạ Long

TP. Uông Bí

TP. Cẩm Phả

TP. Móng Cái

TP. Đông Triều

10

Hải Dương

TP. Hải Dương

TP. Chí Linh

11

Hưng Yên

TP. Hưng yên

12

Thái Bình

TP. Thái Bình

13

Hà Nam

TP. Phủ Lý

14

Nam Định

TP. Nam Định

15

Ninh Bình

TP. Hoa Lư

TP. Tam Điệp

16

Hà Giang

TP. Hà Giang

17

Cao Bằng

TP. Cao Bằng

18

Bắc Kạn

TP. Bắc Kạn

19

Tuyên Quang

TP. Tuyên Quang

20

Lào Cai

TP. Lào Cai

21

Yên Bái

TP. Yên Bái

22

Thái Nguyên

TP. Thái Nguyên

TP. Sông Công

23

Lạng Sơn

TP. Lạng Sơn

24

Bắc Giang

TP. Bắc Giang

25

Phú Thọ

TP. Việt Trì

26

Điện Biên

TP. Điện Biên Phủ

27

Lai Châu

TP. Lai Châu

28

Sơn La

TP. Sơn La

29

Hoà Bình

TP. Hòa Bình

30

Thanh Hoá

TP. Thanh Hóa

TP. Sầm Sơn

31

Nghệ An

TP. Vinh

32

Hà Tĩnh

TP. Hà Tĩnh

33

Quảng Bình

TP. Đồng Hới

34

Quảng Trị

TP. Đông Hà

35

Quảng Nam

TP. Tam Kỳ

TP. Hội An

36

Quảng Ngãi

TP. Quảng Ngãi

37

Bình Định

TP. Quy Nhơn

38

Phú Yên

TP. Tuy Hòa

39

Khánh Hoà

TP. Nha Trang

TP. Cam Ranh

40

Ninh Thuận

TP. Phan Rang – Tháp Chàm

41

Bình Thuận

TP. Phan Thiết

42

Kon Tum

TP. Kon Tum

43

Gia Lai

TP. Pleiku

44

Đắk Lắk

TP. Buôn Ma Thuột

45

Đắk Nông

TP. Gia Nghĩa

46

Lâm Đồng

TP. Đà Lạt

TP. Bảo Lộc

47

Bình Phước

TP. Đồng Xoài

48

Tây Ninh

TP. Tây Ninh

49

Bình Dương

TP. Thủ Dầu Một

TP. Dĩ An

TP. Thuận An

TP. Tân Uyên

TP. Bến Cát

50

Đồng Nai

TP. Biên Hòa

TP. Long Khánh

51

Bà Rịa – Vũng Tàu

TP. Vũng Tàu

TP. Bà Rịa

TP. Phú Mỹ (từ ngày 01/03/2025)

52

Long An

TP. Tân An

53

Tiền Giang

TP. Mỹ Tho

TP. Gò Công

54

Bến Tre

TP. Bến Tre

55

Trà Vinh

TP. Trà Vinh

56

Vĩnh Long

TP. Vĩnh Long

57

Đồng Tháp

TP. Cao Lãnh

TP. Sa Đéc

TP. Hồng Ngự

58

An Giang

TP. Long Xuyên

TP. Châu Đốc

59

Kiên Giang

TP. Rạch Giá

TP. Phú Quốc

60

Hậu Giang

TP. Vị Thanh

TP. Ngã Bảy

61

Sóc Trăng

TP. Sóc Trăng

62

Bạc Liêu

TP. Bạc Liêu

63

Cà Mau

TP. Cà Mau


Trên đây là danh sách 31 tỉnh thành của Việt Nam năm 1831-1832 và quá trình sáp nhập còn 38 tỉnh thành năm 1976. Hi vọng bài viết của MIA Go sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về các tỉnh thành, cũng như biết được tên các tỉnh cũ của Việt Nam tại hai giai đoạn này