1Đôi nét giới thiệu về Thành nhà Hồ
Địa chỉ: xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Giữa lòng xứ Thanh tấp nập người qua kẻ lại, Thành nhà Hồ vẫn hiên ngang đứng vững giữa nền trời xanh biếc như một dấu tích thời gian. Đây cũng là công trình thành lũy xây từ đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới đến tận ngày nay.
Với vẻ đẹp cổ kính, rêu phong nhuốm màu thời gian, di tích Thành nhà Hồ là điểm tham quan có giá trị to lớn về mặt văn hóa, kiến trúc lẫn lịch sử. Sẽ chẳng sai khi nói rằng Thành nhà Hồ Thanh Hóa chính là vị chứng nhân lịch sử hay chứng kiến những biến động, thăng trầm của thời cuộc. Để rồi đến tận ngày nay, thành nhà Hồ vẫn hiên ngang đứng vững như một dấu tích để thế hệ con cháu đời sau tìm về để hiểu hơn về cội nguồn quê cha.
Năm 1962, Thành nhà Hồ được công nhận là Di tích cấp Quốc gia. Đến ngày 27 tháng 6 năm 2011, di tích Thành nhà Hồ đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới dựa trên hai tiêu chí về giá trị nhân văn và giá trị của một hay nhiều giai đoạn lịch sử nhân loại.
2Đường đi đến Thành nhà Hồ
Cách trung tâm Thanh Hóa áng chừng 45 km, thế nên nếu có ý định ghé đến tham quan công trình có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử này, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đều được. Đường di chuyển đến di tích này khá dễ đi, bạn có thể tham khảo bản đồ MIA.vn để ngay bên dưới để nắm rõ lộ trình.
Hiện nay, di tích Thành nhà Hồ đã tiến hành bán vé tham quan với mức giá tham khảo được cập nhật đến tháng 4.2023 như sau:
Người lớn: 40.000 VND/ người
Trẻ em từ 8 đến 15 tuổi: 20.000 VND/ người
Trẻ em dưới 8 tuổi: hoàn toàn miễn phí
Lưu ý. Đây là mức giá tính đến tháng 4.2023. Tùy vào các dịp cuối tuần, Lễ tết mà giá vé sẽ có sự chênh lệch. Nếu có ý định tham quan, bạn có thể tham khảo qua website của khu di tích để biết được giá vé chính xác
3 Lịch sử Thành nhà Hồ
Ngược dòng thời gian, tìm về lịch sử Thành nhà Hồ, bạn sẽ thêm yêu hơn công trình độc đáo này.
Di tích Thành nhà Hồ được xây dựng vào năm 1937 thời vua Trần Nhân Tông. Công trình do Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly đốc thúc xây dựng. Thành khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu với mục đích buộc vua Trần Nhân Tông dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa nhằm mục đích lật đổ triều Trần.
Thành nhà Hồ được xây dựng trong thời gian rất ngắn, khoảng ba tháng đến tháng Ba năm Đinh Sửu 1397 là chính thức hoàn thành. Năm 1400, khi Hồ Quý Ly lên ngôi vua, Thành nhà Hồ đã trở thành kinh đô của nước Đại Ngu thời ấy.
Trước khi được đặt tên chính thức là Thành nhà Hồ và lưu truyền cho đến tận ngày nay, công trình thành lũy bằng đá này đã qua nhiều đời tên khác nhau, như thành An Tôn, thành Tây Đô, thành Tây Kinh, Thạch Thành và thành Tây Giai.
4Giải mã kiến trúc độc nhất vô nhị của Thành nhà Hồ
Vốn là kinh đô của nhà nước Đại Ngu, Thành nhà Hồ được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về địa thế, phong thủy. Thành có địa thế tọa lạc độc nhất vô nhị theo hướng tiền án hậu chẩm với hình thế sông núi bao bọc và được làm hoàn toàn từ đá cùng kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.
Có thể nói, Thành nhà Hồ là công trình có ý nghĩa về chiến lược phòng thủ quân sự, đồng thời vẫn đảm bảo phát huy tối đa ưu thế giao thông đường thủy
Theo sử sách ghi lại, ngày trước, Thành nhà Hồ được xây dựng nguy nga chẳng kém cạnh gì nếu đặt lên bàn cân so sánh với Hoàng thành Thăng Long. Đáng tiếc rằng, theo dòng thời gian thoi đưa và sự tàn phá khốc liệt của những năm tháng chiến tranh, các công tình như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ, Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng đã bị phá hủy, vùi lấp hết.
Tuy nhiên, hiện nay, bên trong lòng khu di tích Thành nhà Hồ vẫn còn các công trình khá nguyên vẹn, bao gồm:
Cổng tiền là cổng chính dẫn vào trung tâm Thành nhà Hồ. Công trình gồm ba cửa, với phần cửa giữa rộng 5,82 mét, cao 5,75 mét, hai cửa hông rộng 5,45 mét, cao 5,35 mét. Chung quanh là bờ tường có độ cao trung bình từ 5 đến 6 mét, điểm cao nhất là 10 mét.
Nối liền với cổng tiền chính là đường Hoa Nhai, còn gọi là đường Hoàng Gia. Toàn bộ đường được lát đá với chiều dài 2,5 km hướng về phía đàn tế Nam Giao.
Bên cạnh cổng tiền phía Nam, chung quanh Thành nhà Hồ còn có ba cổng khác là Bắc - Tây - Đông, tức tiền - hậu - tả - hữu. Tương tự cổng tiền, ba cổng này đều được xây theo kiến trúc vòm cuốn, đá xếp múi với phiến đá khổng lồ, nặng hàng chục tấn cùng khả năng kết dính ấn tượng, bền bỉ lên đến hơn 600 năm vẫn không hư hoại.
Công trình tại di tích Thành nhà Hồ được xây dựng rộng hơn 90 mét, đáy rộng 52 mét và sâu hơn 6.5 mét. Nhằm đảm bảo độ chắc chắn cho công trình này, các vị tiền nhân đã sử dụng toàn bộ đá hộc và đá dăm lót ở phía dưới. Vì vậy, sau hơn 600 năm lịch sử, công trình này vẫn còn nguyên vẹn.
La thành là công trình phía trước Hào thành, bên trong lòng Thành nhà Hồ. Thành được xây dựng trên một tòa thánh đất cao khoảng 6 mét và rộng chừng 9.2 mét. Công trình này được xây dựng theo kiểu mặt ngoài dốc đứng, bên trong thoai thoải và có một số chỗ được lát sỏi để đảm bảo chắc chắn. Ngoài ra, thành còn được xây dựng bằng kết cấu đắp đất, trồng tre gai nhằm mục đích nối liền các ngọn núi cùng lưu vực sông Bưởi và sông Mã.
Công trình này được xây dựng dựa trên địa thế đất tự nhiên nên sở hữu vẻ đẹp ấn tượng. Ngày trước, La thành được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ toàn bộ Thành nhà Hồ cũng như hạn chế lũ lụt.
Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, Đàn tế Nam Giao tại Thành nhà Hồ còn giữ được mặt bằng tương đối nguyên vẹn và lâu đời nhất trong suốt chiều dài lịch sử nước ta.
Đàn tế được xây dựng ở phía Nam, ngay trong La thành với tổng diện tích lên đến 35.000 mét vuông. Công trình này được chia làm nhiều tầng bậc với một tầng đàn trung tâm cao 21.7 mét. Phần chân đàn cao tầm 10.5 mét và chung quanh đàn tế trung tâm là ba vòng tường tạo thế bao bọc.
Ngày trước, đàn tế Nam Giao là nơi tổ chức các nghi lễ mang tính chất cung đình, bày tỏ lòng biết ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều. Đây còn là nơi để cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, vương triều trường tồn, thịnh vượng cũng như tế bái linh vị tiên hoàng đế, sao trời và các tướng lĩnh có công.