Địa chỉ: 141 đường Trần Cao Vân, làng Cẩm Thượng, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, Bình Định

Tọa lạc giữa trung tâm thành phố, chùa Long Khánh là một trong số những ngôi cổ tự có niên đại lâu nhất của đất Bình Định, đồng thời có quy mô lớn nhất ở khu vực này. Về với chùa Long Khánh, bạn sẽ có cơ hội chìm đắm trong không gian nhuốm màu thời gian với những công trình cổ kính, trang nghiêm.

Vì tọa lạc ở vị trí đắc địa dễ di chuyển, thế nên, chùa Long Khánh là điểm dừng chân hoàn hảo dành cho những ai muốn hiểu hơn về nét đẹp đất và người nơi đây. Nếu có ý định đến vãn cảnh chùa Long Khánh, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô, taxi đều phù hợp.

Nếu có ý định ghé thăm đất võ Bình Định và chiêm bái Phật tại chùa Long Khánh, bạn nên sắp xếp lịch trình vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 8. Đây là thời điểm Quy Nhơn bước vào mùa khô, trời trong, nắng ráo và ít mưa, rất phù hợp để tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá.

Tìm về chùa Long Khánh, khám phá ngôi cổ tự thiêng của đất Bình Định 2

Chùa Long Khánh là một trong số những ngôi cổ tự có niên đại lâu nhất của đất Bình Định

Bản đồ hướng dẫn đến Chùa Long Khánh

Theo Đại Nam nhất thống chí, chùa Long Khánh được chính thức khởi công xây dựng vào những năm thuộc thế kỷ XVIII, tức dưới thời vua Lê Dụ Tông. Chùa do thiền sư Đức Sơn chấp quản nhằm mục đích phục vụ cộng đồng người Hoa sinh sống tại đất Bình Định.

Trải qua bao biến động, thăng trầm của thời gian cũng như chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, giờ đây, đáng tiếc một vài công trình của chùa đã không còn nguyên vẹn. Ngôi cổ tự linh thiêng nơi đất võ đã trải qua nhiều lần trùng tu dưới thời thiền sự Tịch Thiên Chánh, Chính Nguyên, Chánh Sơn, thậm chí là cuộc đại trùng tu vào năm 1956 kéo dài suốt 6 năm.

Giờ đây, chùa Long Khánh là một trong những ngôi cổ tự có niên đại lâu đời nhất đất Bình Định, đồng thời sở hữu nét đẹp cổ kính, trang nghiêm, in dậm dấu ấn Phật giáo. Đây đồng thời là địa điểm du lịch mà các tín đồ Phật giáo cũng như những ai yêu thích kiến trúc cổ xưa không nên bỏ qua.

Tìm về chùa Long Khánh, khám phá ngôi cổ tự thiêng của đất Bình Định 3

Chùa Long Khánh sở hữu nét đẹp in dậm dấu ấn phong cách kiến trúc Trung Hoa

Được xây dựng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thờ phượng, tâm linh của cộng đồng người Hoa sinh sống, lập nghiệp tại đất võ Bình Định, thế nên, chùa Long Khánh sở hữu kiến trúc in đậm dấu ấn phong cách Trung Hoa nhưng đồng thời vẫn có những bản sắc Việt rất riêng.

Chùa Long Khánh được xây dựng theo kiến trúc chữ Khẩu với hai khu vực chính, bao gồm Thượng điện và Hậu điện. Nơi đây trưng bày nhiều bức tượng Phật cùng hồ sen lăn tăn sóng gợn với hương thơm quẩn quanh khắp không gian. Vì thế, chùa là điểm dừng chân hoàn hảo dành cho những ai muốn tìm về sự an yên, tránh xa khỏi nhịp sống thị thành xô bồ.

Bạn sẽ bước qua một cổng tam quan xây từ đá xanh chắc chắn và lợp ngói âm dương trước khi vào được khuôn viên chùa Long Khánh. Giữa sân là cổ lầu có tượng Bạch y Quan Thế Âm với các phù điêu tinh xảo trên nóc.

Bước qua cổng tam quan, bạn sẽ nhìn thấy khoảnh sân rộng với tượng A Di Đà cao 17m được điêu khắc tinh xảo. Tượng được đặt trên tòa sen hồng nở rộ, phía dưới là bệ đá xanh hình bát giát và hồ sen, cây cối xanh rì.

Chánh điện là công trình lớn nhất tại chùa Long Khánh, được xây dựng theo kiến trúc tiền đường hậu tẩm với điểm nhấn là mái đỏ cong vút được xây liền kề nhau. Tiền đường chính giữa dài 7m, chia thành nhiều tầng tạo nên vẻ ngoài như tòa tháp vươn thẳng lên nền trời xanh thẳm.

Bên trong chánh điện là nơi thờ phượng Đức Phật Thích Ca. Tượng tạc từ đồng, cao 2m với hai bên là Đức Phật A Di Dà cùng Quan Âm Chuẩn. Phía sau là hậu điện, nơi đặt bức tượng Đức Thế Tôn đúc từ đồng cao 1.5 mét, nặng hơn 1.200kg. 

Ngoài ra, nơi chùa Long Khánh còn sở hữu một quả chuông đồng cao 1.7 mét, nặng hơn 700kg được đúc vào năm 1805 thời vua Gia Long thứ 4. Bên cạnh đó, chùa Long Khánh còn sở hữu nhiều hiện vật có giá trị, ví như Tấm dấu biểu trưng cho “Long Khánh Tự” được vua Gia Long ngự ban vào năm 1813. 

Bên cạnh đó, chùa Long Khánh còn xây dựng khu vực Đông và Tây phòng cũng như Tổ đình. Đông và Tây phòng là nơi ở của tăng ni, và Tổ đình là nơi thờ phượng các vị trụ trì đầu tiên của chùa và các vị khai sơn phá thạch.

Tìm về chùa Long Khánh, khám phá ngôi cổ tự thiêng của đất Bình Định 4

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ 'Khẩu'

Tìm về chùa Long Khánh, khám phá ngôi cổ tự thiêng của đất Bình Định 5

Khuôn viên chùa Long Khánh rất yên bình, đem lại cảm giác an yên cho bất kỳ ai dừng chân ghé đến

Tìm về chùa Long Khánh, khám phá ngôi cổ tự thiêng của đất Bình Định 6

Khu vực chánh điện lợp mái ngói âm dương truyền thống

Tìm về chùa Long Khánh, khám phá ngôi cổ tự thiêng của đất Bình Định 7

Một góc phía sau chùa

Tìm về chùa Long Khánh, khám phá ngôi cổ tự thiêng của đất Bình Định 8

Tượng Phật uy nghi tọa trên đài sen nở rộ

Tìm về chùa Long Khánh, khám phá ngôi cổ tự thiêng của đất Bình Định 9

Chùa Long Khánh là điểm dừng chân hoàn hảo dành cho những ai tìm kiếm sự an yên trong tâm hồn

Trải qua bao thăng trầm, chùa Long Khánh vẫn tồn tại giữa lòng đất võ như một minh chứng của thời gian. Bạn ơi, cùng MIA.vn bắt đầu hành trình du ngoạn đất Bình Định và vãn cảnh chùa Long Khánh vào một ngày đẹp trời nhé.