Địa chỉ: 193 Bùi Thị Xuân, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ hoạt động: Thứ 3 và Chủ Nhật từ 6h30 - 17h00, các ngày còn lại từ 6h30 - 20h00

Tọa lạc trên đường Bùi Thị Xuân, gần chợ Phạm Văn Hai, chùa Viên Giác theo Phật giáo Bắc tông do Hòa thượng Thích Hồng Tịnh khai sáng vào năm 1955. Nơi đây sở hữu lối kiến trúc và trang trí đậm chất Á Đông với hệ thống kèo cột, rui mè đỡ mái, tường bao lượn sóng, ô cửa tròn… Tất cả phủ lên tông màu vàng, nâu trầm và đỏ gạch. Ngoài ra trong khuôn viên còn có công trình tháp làm hoàn toàn bằng gốm sứ được ghi nhận cao nhất Việt Nam.

Theo cẩm nang du lịch MIA.vn, khi bắt đầu xây dựng, chùa chỉ là một cái am nhỏ dùng để ẩn tu có tên là Độc Giác. Sau nhiều lần mở rộng, chùa đổi tên thành Viên Giác, có nghĩa là sự giác ngộ tròn đầy. Đến năm 1976, nơi đây thỉnh Thượng tọa Thích Minh Phát về điều hành Phật sự. Năm 1996, do sức khỏe của Thượng tọa suy yếu, chùa thỉnh Đại đức Thích Lệ Trang về trụ trì. Đầu xuân năm Tân Tỵ 2001, vị trụ trì này đã cho khởi công trùng tu ngôi Tam Bảo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của bà con Phật tử.

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 2

Chùa Viên Giác tọa lạc tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân Sài Gòn và bà con Phật tử gần xa. Ảnh: Minh Truong

Chùa Viên Giác nằm ngay trong trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, do đó việc di chuyển đến đây khá thuận tiện. Từ nội thành, bạn có thể di chuyển đến đây bằng ô tô riêng hoặc xe máy để dễ dàng tham quan thêm nhiều điểm du lịch Sài Gòn tại khu vực này. 

Lộ trình di chuyển tới chùa Viên Giác Tân Bình phổ biến nhất là lái xe theo hướng đường Trường Chinh → Cộng Hòa → Phan Huy Ích → cầu vượt Hoàng Hoa Thám → Hoàng Văn Thụ → Lê Văn Sỹ → Phạm Văn Hai. Tại ngã tư đầu tiên của đường này, bạn rẽ trái vào Bùi Thị Xuân rồi chạy khoảng 300m là đến được chùa Viên Giác.

Chùa Viên Giác có diện tích không quá lớn, nhưng thu hút tín đồ du lịch với kiểu kiến trúc đặc trưng của Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Hệ thống các tòa nhà nơi đây được thiết kế và liên kết một cách uyển chuyển, tinh tế, tạo thành không gian khép kín cổ kính, uy nghiêm nhưng cũng rất yên bình.

Chùa được xây theo bố cục hình chữ Sơn, với phần mái cong trung hòa nét góc, cung tròn tạo thành những đường lượn mềm mại, lộ rõ nét kiến trúc truyền thống pha lẫn kỹ thuật hiện đại. Từ cấu trúc kèo cột chống đỡ rui mè đỡ mái, lợp ngói và có đường viền cong vút, tường bao lượn sóng với điểm nhấn là các ô cửa tròn… Đến tông màu chủ đạo là vàng, nâu trầm và đỏ gạch của ngôi chùa. Tất cả đều sẽ khiến bạn không khỏi trầm trồ

Bước vào bên trong Phật điện, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng tượng Đức Di Lặc tôn trí đặt trước “bái đường”, khắc họa tư thế Tam Đa (Phước - Lộc - Thọ). Đi vào thêm một lớp cửa là khu vực thờ tự Thập Nhị Thời Thần - Thần chủ 12 con giáp, cung là 12 vị thần Đại Dược Xoa Tướng trong pháp hội Dược Sư. Bức tượng của vị Thần này được chạm trổ rất công phu và tỉ mỉ.

Phía sau Phật điện là tòa Tiếp Dẫn điện. Nơi có tượng Đức Phật A Di Đà được tôn trí trong tư thế tiếp dẫn, xung quanh là các linh vị sắp xếp theo thứ tự toát lên vẻ đẹp uy nghiêm. Ngay phía dưới khu Chánh điện là phòng giảng kinh thuyết pháp, đối xứng hai bên là Đông đường và Tây đường - nơi tiếp khách, nghỉ ngơi của các tăng ni Phật tử.

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 3

Cổng vào chùa Viên Giác Tân Bình trang trí câu đối phía trước cùng hai bức tượng uy nghiêm, bên trên là phần mái che lợp ngói. Ảnh: Lâm Hoài

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 4

Chùa có diện tích không quá rộng nhưng được thiết kế rất cân đối, hài hòa, ở giữa là một khoảng sân lớn thường dùng cho các hoạt động trong dịp lễ Phật. Ảnh: Cường Nguyễn Ngọc

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 5

Chùa được xây theo bố cục hình chữ Sơn với phần mái cong vút, có cầu thang dẫn lên trên và được bao quanh bởi hành lang làm bằng đá. Ảnh: Kyle Ha

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 6

Không gian thờ tự linh thiêng của chùa Viên Giác cũng là nơi các tăng ni thường đọc kinh, niệm Phật. Ảnh: Hồng Phú Quí Nguyễn

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 7

Trong khuôn viên chùa Viên Giác Tân Bình bố trí nhiều tượng Phật được chạm khắc kỳ công, tỉ mỉ. Ảnh: n doduc

Đặc sắc nhất trong khuôn viên chùa là ngôi tháp Đẳng Quang được xây vào năm 1996 và hoàn thành sau 3 năm liền. Công trình tháp có chiều cao lên đến 22m, gồm 3 tầng cẩn vách bằng gạch lưu ly với nét điêu khắc hình Phật và Bồ Tát. 7 mái lợp ngói lưu ly màu xanh vàng, thiết kế theo hình cá chép hóa rồng. Ngay phía trước là đỉnh hương làm bằng đồng, chạm khắc bài minh với nội dung cô đọng, sử dụng nét chữ lệ uyển chuyển.

3 tầng của tháp được gọi theo thứ tự từ trên xuống dưới là Thượng, Trung và Hạ, mỗi tầng như vậy lại chia thành các các (lầu) với không gian thờ riêng. Thượng tầng là Từ Ý Các thờ Xá Lợi Phật. Trung tầng là Pháp Bằng Các thờ tự kim thân của Phật Thích Ca, Đa Bảo cùng kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa. Hạ tầng còn được gọi là Phước Nghiêm Các thờ phụng chân tướng và linh Cố Thượng tọa Thích Minh Phát.

4 cửa xung quanh tháp Đẳng Quang trạm trổ 8 vị thần Kim Cang trên nền gỗ. Những viên gạch ốp bên ngoài công trình kiến trúc này đều làm bằng gốm, khắc họa hình tượng thập bát la hán với đường nét sắc sảo. Chính vẻ đẹp từ chất liệu cùng quy mô đã giúp Đẳng Quang trở thành ngôi thác gốm cao nhất Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục công nhận. 

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 8

Tháp Đẳng Quang được xây dựng trong 3 năm liền với chiều cao lên đến 22m đầy ấn tượng, là công trình tạo nên điểm nhấn cho chùa Viên Giác

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 9

Mỗi tầng của tháp Đẳng Quang là một không gian thờ tự riêng biệt, được chia thành Thượng, Trung và Hạ tầng

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 10

4 cửa gỗ xung quanh tòa tháp được trạm trổ 8 vị thần Kim Cang với đường nét sắc sảo, trong khi gạch ốp hoàn toàn làm bằng gốm, khắc họa hình tượng thập bát la hán

- Chùa Viên Giác là nơi linh thiêng, do đó khi đến đây, bạn nên mặc trang phục dài tay, kín đáo và lịch sự.

- Bà con Phật tử đến dâng hương nên sắm lễ chay, không mua đồ mặn.

- Nếu muốn quay phim, chụp ảnh, hãy chú ý xin phép trước với ban quản lý chùa.

- Hạn chế đốt vàng mã để giữ bầu không khí trong lành, thoáng đãng và tránh gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

- Tuyệt đối không đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi chưa có sự cho phép.

- Chú ý không giẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế của chùa, không xả ra bừa bãi trong khuôn viên.

- Không bỏ tiền vào tượng Phật, không tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.

Chùa Viên Giác với ngôi tháp làm bằng gốm sứ cao nhất Việt Nam 11

Chùa Viên Giác là chốn linh thiêng, do đó khi đến đây tham quan, bạn nên chú ý về tác phong và trang phục. Ảnh: Hồng Phú Quí Nguyễn

Chùa Viên Giác sẽ là địa điểm lý tưởng để bắt đầu hành trình xách balo du lịch tâm linh xuyên Việt. Với nét kiến trúc là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách truyền thống và hiện đại, ngôi chùa mang đến một không gian uy nghiêm, yên bình nhưng không kém phần ấn tượng. Đừng quên tham quan ngôi bảo tháp làm bằng sứ cao nhất Việt Nam của chùa Viên Giác khi có dịp đến đây bạn nhé!