Nếu ai đã từng ghé đến thủ phủ gạo trắng nước trong Cần Thơ, mình tin là ắt một lần bạn sẽ nghe đến cái tên Chùa Munir Ansay hoặc Chùa Phật Học - những nơi du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất này. Chùa Phật Học lâu đời này còn có rất nhiều điều diệu kỳ cần bạn tìm hiểu, đồng hành cùng tụi mình trong chuyến hành trình lần này nhé.
1Xác định tọa độ của Chùa Phật Học
Chùa Phật Học nằm trên tuyến đường trung tâm của Thành phố Cần Thơ, tại số 11, đại lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều. Tuy nằm trên cung đường náo nhiệt, tấp nập nhưng không vì thế mà chùa đánh mất đi nét thanh tịnh, uy nghiêm vốn có từ xưa. Bước vào Chùa Phật Học, một không gian linh thiêng, an tĩnh sẽ làm cho bạn rũ bỏ được hết muộn phiền ngoài cuộc sống.
Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00 hàng ngày
Xem thêm: Nhà cổ Bình Thủy nơi giao thoa kiến trúc Đông Tây hoàn hảo
2Hướng dẫn di chuyển
Tọa lạc tại trung tâm Cần Thơ nên việc đi đến Chùa Phật Học khá dễ dàng. Bạn có thể sử dụng Taxi ở Cần Thơ
3Khám phá chi tiết Chùa Phật Học ở Cần Thơ
Chùa Phật Học được xây dựng vào năm 1951 bởi Hội Phật Học Nam Việt ở Cần Thơ. Ban đầu chùa được thiết kế khá đơn giản chỉ có 3 tầng. Mãi đến những năm 2012 - 2014, dự án đại trùng tu được tiến hành và hoàn thành với 5 tầng lầu hoành tráng, nằm uy nghiêm giữa lòng Thành phố Tây Đô.
Kể từ lúc thành lập, chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì, trong đó Hòa thượng Thích Thiện Đức là người có thời gian trụ trì lâu nhất gần 30 năm từ năm 1965 - 1993.
Chùa Phật Học là sự kết hợp giữa đường nét cổ xưa nhưng không kém phần hiện đại của nhiều ngôi chùa của miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, điều làm nên đặc biệt của ngôi chùa này đó là cấu trúc 5 tầng độc đáo của nó. Chùa Phật Học sở hữu Chánh điện lớn cùng hàng cây xanh bao quanh, ngoài ra giống như nhiều ngôi chùa khác, nơi đây cũng có nhiều cửa ra vào và hành lang rộng rãi.
Phía trước Chùa Phật Học là cổng tam quan nhỏ mang dấu ấn đậm nét của kiến trúc ngày xưa. Trước cổng có hai bức tượng Phong thần và Lôi thần bảo vệ chùa. Phía bên phải cổng tam quan là 3 vị Phật A Di Đà, Phật Dược Sư và Phật Thích Ca Mâu Ni, bên cạnh các vị là các tảng đá khắc Chú Đại Bi mong bình an cho những người đi đường.
Trong sân Chùa Phật Học trồng khá nhiều cây cối mát mẻ, trong đó có nhiều loại cổ thụ và được tôn trí bằng nhiều tượng Phật.
Chùa gồm một Chánh điện thờ Phật rộng rãi, một gian thờ Tổ và một giảng đường (Chánh Trí), bên trong có thờ tượng Thiên Thu Thiên Nhãn và một gian đặt tro cốt của những Phật tử quá vãng.
Tầng 1 Chùa Phật Học là khuôn viên đón tiếp khách thập phương để cúng bái và tham quan. Ngoài ra, bên trong tầng 1 còn có không gian bếp và nơi bán Kinh Phật cho quý Phật tử.
Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát được thờ một cách uy nghiêm ở lầu 2 của chùa. Khi đến tham quan, các bạn nên tránh làm ồn ào đến không khí trang nghiêm nơi đây.
Chánh điện ở tầng 3 chỉ được mở cửa vào những dịp đặc biệt như Lễ Tết, Phật Đản,...và là nơi thờ Bồ Tát với họa tiết rồng xung quanh.
Tầng 4 Chùa Phật Học thờ vị Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ - vị Tổ thứ 28 của Đức Phật.
Tầng 5 của chùa thờ Tây Phương Tam Thánh. Đức Phật A Di Đà đứng ở vị trí trung tâm, hai bên là Quán Thế Âm Bồ Tát và Bồ Tát Đại Thế Chí.
Nếu có dịp, bạn có thể đến Chùa Phật Học vào những dịp lễ thường niên của Đạo Phật như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan,...vào những ngày này, chùa được trang trí lộng lẫy và hoành tráng, thu hút khách hành hương từ nhiều nơi đổ về.
Chùa Phật Học là nơi dành cho các thiện nam tín nữ lui tới để tu tập Phật pháp. Nơi đây cũng thường xuyên được chọn để tổ chức nhiều nghị sự về Phật pháp. Ngoài ra, Chùa Phật Học còn là điểm từ thiện uy tín của những người nghèo, bất hạnh,... Vào các kỳ thi đại học, chùa thường làm cơm chay phát cho các thí sinh.
Tìm về chút an yên và lắng đọng hẳn sẽ khiến chuyến khám phá xứ Tây Đô của bạn trở nên thú vị hơn, và Chùa Phật Học chắc chắn sẽ là nơi thỏa mãn điều kiện ấy. Lưu ngay vào Cẩm nang du lịch của bản thân để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé.