Chợ Bình Tây tọa lạc tại 57A Tháp Mười, phường 2, quận 6, TP. HCM, nằm trong khuôn viên rộng 25.000 m² giữa 4 tuyến đường Tháp Mười - Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe - Trần Bình. Chợ có mặt bằng hình chữ nhật với 12 cổng (gồm cả chính lẫn phụ) và được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông.

Thời gian mở cửa:

- Giờ mở cửa: Khoảng 2:00 - 23:00.

- Giờ đóng cửa: Khoảng 23:00 - 2:00 hôm sau.

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 2

Toàn cảnh chợ Bình Tây. Ảnh: tuoitre.vn

Chợ Bình Tây là một trong những ngôi chợ “thọ” nhất Sài Gòn với tuổi đời gần 100 năm. Thuở ban đầu, Sài Gòn có khu Chợ Mới là nơi trao đổi hàng hóa giữa các thương lái. Tuy nhiên theo thời gian, khu vực này dần trở nên chật hẹp. Do đó, một thương gia người Hoa là Quách Đàm (còn gọi là Thông Hiệp) đã bỏ tiền ra xây dựng khu chợ lớn hơn (chính là chợ Bình Tây ngày nay). Chợ được khởi công năm 1928 và khánh thành năm 1930, rồi được Quách Đàm tặng cho chính quyền thành phố lúc bấy giờ, đổi lại ông chỉ xin xây dựng xung quanh chợ các dãy nhà phố và đặt tượng mình giữa chợ sau khi mất.

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 3

Không ảnh chợ Bình Tây và kênh Hàng Bàng ở mặt sau chợ vào khoảng năm 1930

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 4

Chợ Bình Tây trước năm 1975

Khu chợ được trùng tu sửa chữa một lần vào năm 1992. Đến năm 2006, chợ Bình Tây được mở rộng thêm 2 dãy ở phía đường Lê Tấn Kế và Trần Bình. Năm 2015, chợ Lớn Mới (một tên gọi khác của chợ Bình Tây) được Trung tâm Bảo tồn di tích thuộc Sở Văn hóa, thể thao Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.  

Ngày nay, chợ Bình Tây là một trong những đầu mối sỉ và phân phối hàng hóa quan trọng không chỉ của thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh thành trong cả nước mà còn của cả những quốc gia lân cận. Không những thế, chợ còn là một điểm du lịch văn hóa không thể bỏ qua khi du khách đến với Sài Gòn.

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 5

Chợ Bình Tây ngày nay là khu giao thương nhộn nhịp bậc nhất khu vực Chợ Lớn

Chợ Bình Tây được xây dựng mang phong cách kiến trúc Á Đông nhưng ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây lúc bấy giờ và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn.

Chợ được thiết kế và xây dựng theo hình bát quái với khuôn viên khang trang, sạch đẹp, mái ngói xếp tầng, tường sơn vàng nổi bật, không gian thoáng đãng với các lỗ thoát khí được điêu khắc tinh tế, đón được nắng và gió. Cổng chính lớn đối diện với bến xe Chợ Lớn thuận lợi cho việc giao thương. Đặc biệt, chợ có tòa tháp chính với 4 mặt được gắn đồng hồ, mặt trước là bức phù điêu khảm sành hình “lưỡng long chầu châu” vô cùng tinh xảo.

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 6

Chợ có không gian thoáng mát, các ô thoát khí được điêu khắc tinh tế. Ảnh: Nguyễn Kỳ Anh

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 7

Chợ được thiết kế để tận dụng triệt để ánh sáng và gió tự nhiên

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 8

Lối kiến trúc đậm chất Á Đông quen thuộc của người Hoa

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 9

Phần mái được lợp ngói âm dương phổ biến. Ảnh: Nguyễn Kỳ Anh

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 10

Mặt trước tòa tháp chính là bức phù điêu khảm sành hình “lưỡng long chầu châu” vô cùng tinh xảo. Ảnh: Nguyễn Kỳ Anh

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 11

Bốn mặt xung quanh tòa tháp chính đều được gắn đồng hồ.

Chính giữa chợ là một khuôn viên rộng lớn và cũng là nơi đặt bức tượng của Quách Đàm đúng theo tâm nguyện của ông. Tuy nhiên bức tượng cũ đã được đem về trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM và được thay thế bằng bức tượng bán thân được các tiểu thương quyên góp dựng nên. Xung quanh có hồ sen nuôi cá và nhiều ghế đá dành cho du khách nghỉ chân. Ngoài ra còn có tượng kỳ lân chầu hoặc tượng rồng phun nước mà bạn có thể tranh thủ check-in để cho ra những bức ảnh cực đẹp.

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 12

Bức tượng Quách Đàm được đặt ở trong sân giữa chợ theo tâm nguyện của ông. Ảnh được chụp trước năm 1975.

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 13

Tượng được đúc bằng đồng tại Pháp, nay đặt ở sân sau Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM. Trên bàn tay phải  tượng là tập giấy,  một mặt ghi tên Ville de Cho Lon (Thành phố Chợ Lớn), mặt kia ghi các chữ tiếng Pháp có nghĩa là “Trường học”, “Chợ”, “Công nhân”, “Trợ giúp” là những lĩnh vực làm từ thiện của Quách Đàm.

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 14

Ngày nay, trên phần tượng đài cũ được đặt bức tượng bán thân của Quách Đàm. Nơi đây hàng ngày vẫn được các tiểu thương, người dân thắp hương tưởng nhớ người có công lập ra ngôi chợ, đồng thời cũng cầu mong lấy vía may mắn, buôn may bán đắt.

Chợ Bình Tây có tổng cộng 1.446 sạp, trong đó có 698 sạp ở tầng trệt và 748 sạp ở tầng lầu, bày bán trên 30 mặt hàng khác nhau và được phân thành 5 khu rõ rệt. Với số lượng sạp hàng này bạn sẽ phải “choáng ngợp” khi bước vào ngôi chợ lớn nhất nhì Sài Thành này. Bạn hãy lưu vào Cẩm nang du lịch thông tin các khu hàng hóa của chợ để không bị “lạc lối” nhé:

- Khu tầng trệt và mặt tiền chợ trên đường Tháp Mười: Đây là nơi đây bày bán các mặt hàng chén dĩa, đồ sành sứ, nhang đèn, đinh kẽm, nón lá, gia vị khô, tranh ảnh... Ngoài ra còn có các loại túi xách, giày dép, trang sức với đa dạng mẫu mã.

- Khu tầng lầu: Gồm các gian hàng bán đồ tạp hóa, bánh kẹo, quần áo may sẵn...

- Khu vực Trần Bình: có các gian hàng gia vị tổng hợp, trà, cà phê, hải sản, trái cây, hoa tươi...

- Khu vực Lê Tấn Kế: Bán các loại đồ khô, dầu mỡ, hải sản khô, trầu cau, rau củ sấy, các loại gia vị...

- Khu vực Phan Văn Khỏe: Bán các thực phẩm sống, tươi ngon thịt bò, cá biển, cá đồng, tôm, cua, ếch, đậu hũ, trứng...

Với số lượng gian hàng khổng lồ và đa dạng như vậy, bạn có thể thoải mái khám phá hết cả ngày mới hết được chợ Bình Tây. Lượng hàng hóa dồi dào này luôn được các chủ shop kinh doanh và các khu chợ nhỏ lẻ nhập về. 

Vì là một trong những chợ đầu mối lớn nên giá cả các mặt hàng ở chợ khá mềm. Team MIA.vn có thể thoải mái thương lượng, trả giá để có được mặt hàng với giá tốt nhất.

Ngoài ra, quy mô và vị trí của khu chợ cũng là một điểm cộng lớn. Khuôn viên và lối đi rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan, mua sắm. Chợ cũng gần bến xe Chợ Lớn nên có thể vận chuyển hàng đi các khu vực xung quanh một cách tiện lợi.

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 15

Số lượng gian hàng cực nhiều cộng thêm không khí tấp nập nhộn nhịp sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm khó quên

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 16

Các gian hàng quần áo, quà lưu niệm luôn ngập tràn màu sắc

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 17

Khu vực lối đi luôn rộng rãi, dễ dàng cho việc di chuyển

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 18

Số lượng hàng hóa đủ chủng loại ở chợ Bình Tây sẽ làm bạn "choáng ngợp". Ảnh: @birdeatbird

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 19

Mặt hàng hải sản tươi sống không thiếu gì

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 20

Tất nhiên là không thể không "sống ảo" cùng hội bạn thân rồi

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 21

Phong cách kiến trúc rất phù hợp với những bức ảnh cổ điển truyền thống

Với khung giờ mở cửa gần như cả ngày, bạn có thể ghé thăm chợ Bình Tây bất cứ lúc nào. Đặc biệt vào buổi tối, khu chợ có sự chuyển mình với một sự đa dạng của ẩm thực Sài Gòn. Bạn có thể phá đảo từ những món ăn dân dã, đại trà như bún măng, bún riêu, bánh ướt, cháo nóng… cho đến các món đậm chất Hoa như phá lấu, vịt tiềm, sủi cảo… Các món ăn ở đây luôn thu hút một lượng lớn du khách không chỉ bởi giá cả phải chăng, mà còn ở chất lượng cực ngon với hương vị truyền thống của người Hoa nhưng vẫn hợp khẩu vị người Việt.

Ngoài ra xung quanh khu chợ cũng có rất nhiều quán ăn nổi tiếng như Hủ tíu xào, Món Ngon Hong Kong, Bánh mỳ chả cá,  Bún đậu mắm tôm, Chè Uyên Ương, Hủ tíu nam vang, trà chanh…

Vi vu chợ Bình Tây: ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Thành 22

Đến với chợ Bình Tây bạn đừng quên càn quét khu chợ ẩm thực đêm nhé!

Có nhiều cách và phương tiện khác nhau để bạn có thể di chuyển đến chợ Bình Tây một cách tiện lợi nhất. 

Nếu muốn tiết kiệm chi phí và tranh thủ ngắm nhìn đường phố Sài Gòn, bạn có thể lựa chọn Một số tuyến xe buýt như số 01, 07, 10, 25, 39 và 101 sẽ đưa bạn đến ngay chợ Bình Tây sau một chuyến vãn cảnh đường phố Sài Gòn. 

Để chủ động hơn trong việc di chuyển, bạn có thể tự lái xe máy tự lái đến và gửi xe ở khu vực cổng chợ theo lịch trình gợi ý sau:

- Từ quận 1, quận 2, quận 4 bạn có thể đến chợ theo lộ trình: Phố đi bộ Nguyễn Huệ -> đường Võ Văn Kiệt -> Cao Văn Lầu -> Phạm Đình Hổ -> Tháp Mười.

- Từ quận 10, quận 3 bạn đi theo lộ trình theo đường Ba tháng Hai -> Lê Hồng Phong -> Ngô Gia Tự -> Ngô Quyền -> Võ Văn Kiệt -> Cao Văn Lầu - > Phạm Đình Hổ -> Tháp Mười.

- Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc chợ Bình Tây có bán lẻ không, khi mà chính khu chợ này là chợ đầu mối? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, các mặt hàng bán lẻ hầu hết là hàng tạp hóa, đồ ăn... Còn lại các gian hàng khác đều bán theo lô theo kiện. Bạn chỉ có thể mua lẻ ở một số ít gian hàng này với giá khá cao, mẫu mã ít và phải mua số lượng nhiều.

- Bạn có thể thoải mái mặc cả vì giá ở chợ không thống nhất. Sẽ rất tốt nếu bạn là người có thể tự tin mặc cả hoặc đi cùng một người có thể sành sỏi việc này.

- Nên đi tham khảo vài gian hàng bán cùng loại mặt hàng mà bạn muốn mua để chọn chỗ có mức giá hợp lý nhất. Ngoài ra có nhiều gian hàng bán chung một mặt hàng nên bạn có thể tham khảo, dò giá để có được giá tốt nhất nhé.

- Lưu ý bảo quản tư trang cần thận vì chợ tương đối đông người.

- Bạn không phải gửi xe đâu xa vì khu vực gửi xe nằm ngay phía trước cổng chợ.

- Mặc quần áo thoải mái để đi chợ vì chợ rất rộng và bạn phải đi khá nhiều.

Kết thúc chuyến tham quan chợ Bình Tây, MIA.vn hy vọng bạn có được những trải nghiệm hãy đừng ngần ngại gì mà không mua một món quà nhỏ làm kỷ niệm hay thưởng thức những đặc sản của miền đất Nam Bộ tại chợ Bình Tây.