Địa chỉ: Xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Đền Ông Hoàng Bảy (hay Đền Bảo Hà) là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nằm trên con đường đến thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai. Ngôi đền là nơi người dân thờ phụng và thể hiện lòng kính trọng với vị thần hộ quốc Hoàng Bảy - người đã chỉ huy quân sĩ cùng nhân dân trấn ải vùng Tây Bắc, đánh đuổi giặc ngoại xâm và giữ trọn bình yên cho quê hương xứ sở.

Theo ghi chép để lại, vào cuối thời Lê (1740 - 1786), khắp nơi tại Quy Hóa nhất là Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn thường xuyên bị giặc cướp vùng Vân Nam quấy phá. Chúng giết người không gớm tay khiến dân cư điêu tàn, lầm than.

Trước tình hình này, triều đình nhà Lê đã cử viên tướng thứ 7 tên Nguyễn Hoàng Bảy lên dẹp loạn và trấn thủ. Đội quân của ông không chỉ đuổi quân địch ra khỏi Châu Văn Bản mà còn xây dựng căn cứ Bảo Hà vô cùng vững chắc.

Trong một trận chiến không cân sức với quân giặc, người anh hùng Hoàng Bảy đã anh dũng hy sinh. Thi thể ông bị tướng giặc ném xuống sông, cứ vậy trôi theo sông Hồng rồi dạt vào bờ Bảo Hà. Nhân dân trong vùng sau đó đã an táng thi thể của ông và lập đền tưởng nhớ.

Viếng Đền Ông Hoàng Bảy nghe truyền thuyết về thần hộ quốc 2

Đền Ông Hoàng Bảy gắn liền với truyền thuyết về vị thần hộ quốc

Ban đầu, Đền Ông Hoàng Bảy chỉ là một am miếu nhỏ thờ phụng vị anh hùng đã có công trấn giữ biên cương, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Sau, hình ảnh thần vệ quốc Hoàng Bảy đã lan tỏa tới toàn thể cộng đồng, biến nơi thờ tự ông thành một ngôi đền khang trang với phong cảnh trên bến, dưới thuyền, uy nghi vững chãi tồn tại qua thời gian.

Đền Ông Hoàng Bảy mang những giá trị to lớn cả về mặt văn hóa và lịch sử. Vì vậy vào năm 1997, nơi đây đã được Bộ Văn Hóa, Thể thao & Du lịch cấp bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia. 

Đền Ông Hoàng Bảy là một khu di tích văn hóa - lịch sử nằm ở chân Đồi Cấm, bên cạnh là dòng sông Hồng và cách Ga Bảo Hà khoảng 800m.

Bạn có thể di chuyển đến Đền Ông Hoàng Bảy bằng nhiều loại phương tiện khác nhau từ cá nhân đến công cộng. Nếu chưa có kinh nghiệm du lịch Lào Cai nói chung, hãy cân nhắc lựa chọn xe khách hoặc tàu hỏa cho chuyến đi.

Để trải nghiệm trọn vẹn hành trình khám phá miền cao, bạn cũng có thể tham khảo qua cách di chuyển bằng một số phương tiện cá nhân như:

Xe máy: Chạy thẳng Quốc lộ 32 đến Thành phố Yên Bái, sau đó lái xe dọc theo ĐT 136 để đến xã Bảo Hà

Ô tô riêng: Đi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai khoảng 240km sẽ có biển chỉ dẫn đến Đền Ông Hoàng Bảy

Viếng Đền Ông Hoàng Bảy nghe truyền thuyết về thần hộ quốc 3

Để trải nghiệm trọn vẹn chuyến du lịch, bạn có thể chọn đi bằng xe máy

Tín đồ trên cả nước thường đến Đền Ông Hoàng Bảy vào các dịp:

- Lễ Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng)

- Lễ tiệc Quan Tuần Tranh (Ngày 25/5  m lịch)

- Lễ hội Đền Bảo Hà (Từ 15 - 17/7  m lịch)

- Giỗ Tướng Nguyễn Hoàng Bảy (Ngày 27/7  m lịch)

- Lễ tất niên (Cuối năm)

Vào những ngày này, tại đền sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như thả đèn hoa đăng, tế thần, tổ chức lễ cầu an, v.v. Ngoài ra, trong lễ hội chính của đền còn có các chương trình nghệ thuật đầy thú vị. Do đó, nếu chưa biết đến viếng Đền Ông Hoàng Bảy vào thời điểm nào, MIA.vn mách bạn đừng bỏ lỡ các dịp đặc biệt trên đây nhé. 

Đền Ông Hoàng Bảy được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của những ngôi đền, chùa Việt Nam. Cấu trúc nơi đây gồm cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị và cung cộng đồng.

Mỗi công trình không chỉ mang chức năng riêng mà còn có câu chuyện gắn liền với nhân vật được thờ tự. Đi sâu vào bên trong gian thờ, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn các pho tượng uy nghi biểu trưng cho Ông Hoàng Bảy, Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Tranh, v.v.

Viếng Đền Ông Hoàng Bảy nghe truyền thuyết về thần hộ quốc 4

Đền Ông Hoàng Bảy sở hữu lối kiến trúc truyền thống

Ôm ấp lối kiến trúc cổ kính của ngôi đền bên cạnh khuôn viên rợp bóng cây còn có tiểu cảnh “trên bến, dưới thuyền” vô cùng uy nghi, đẹp mặt. Cảnh vật xung quanh Đền Ông Hoàng Bảy tạo cảm giác như mang con người ta tạm tách biệt với những xô bồ, ồn ào bên ngoài, để lại đây bầu không khí trong lành, an yên và nhẹ nhõm.

Viếng Đền Ông Hoàng Bảy nghe truyền thuyết về thần hộ quốc 5

Bao quanh ngôi đền là cây xanh rợp bóng mát

“Cầu tài Ông Bảy, cầu quan Ông Mười” là câu nói được người dân truyền miệng nhau về độ linh thiêng của những ngôi đền trong việc cầu công danh, tài lộc.

Hàng năm, người dân địa phương và tín đồ du lịch thường đến Đền Ông Hoàng Bảy để cầu mong làm ăn thuận lợi, thành công. Những người làm kinh doanh, bất động sản cũng thường dâng lễ cúng Ông Hoàng Bảy để cầu gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc.

Hàng năm từ ngày 15 - 17/7 âm lịch, Lễ hội Đền Ông Hoàng Bảy được tổ chức ngay tại điểm tâm linh này, thu hút đông đảo người dân địa phương và tín đồ du lịch đến dâng hương. Đây là lễ hội được tổ chức vào đúng ngày giỗ của Tướng Hoàng Bảy.

Sự kiện này gồm các phần chính là lễ rước kiệu, tế thần, dâng hương, ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc. Lịch trình thông thường sẽ là:

- 15/7 Âm lịch: Tổ chức lễ cầu an, thả đèn hoa đăng, tế thần

- Đêm 16/7 Âm lịch: Các chương trình nghệ thuật

- Sáng 17/7 Âm lịch: Rước kiệu, lễ hội đường phố

Viếng Đền Ông Hoàng Bảy nghe truyền thuyết về thần hộ quốc 6

Lễ hội Đền Ông Hoàng Bảy diễn ra vào ngày 17/7 Âm lịch hàng năm

Đền Ông Hoàng Bảy là nơi mà người dân thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người anh hùng đã hy sinh vì quê hương xứ sở. Đây cũng là điểm du lịch tâm linh mang đến bạn cái nhìn toàn diện về văn hóa - lịch sử của tỉnh miền núi Lào Cai. Thêm ngay điểm đến này vào cẩm nang du lịch cá nhân để không quên ghé thăm khi có dịp bạn nhé!