1 Tên gọi và thủ phủ 34 tỉnh thành sau khi sáp nhập
Chính phủ cũng vừa công bố danh sách dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau khi sáp nhập, kèm theo Nghị quyết 60 được ban hành ngày 12/4 tại Hội nghị Trung ương 11, khóa XIII.
Các tỉnh, thành không thay đổi bao gồm: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Cao Bằng. 52 địa phương còn lại sẽ sáp nhập, hình thành 23 tỉnh, thành phố mới.
STT | TỈNH/ TP SAU SÁP NHẬP | CÁC TỈNH, TP SÁP NHẬP | TT CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH MỚI |
1 | An Giang | An Giang + Kiên Giang | Kiên Giang |
2 | Bắc Ninh | Bắc Ninh + Bắc Giang | Bắc Giang |
3 | Lâm Đồng | Lâm Đồng + Đăk Nông + Bình Thuận | Lâm Đồng |
4 | Cà Mau | Bạc Liêu + Cà Mau | Cà Mau |
5 | Cần Thơ | Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang | Cần Thơ |
6 | Cao Bằng | Cao Bằng | Cao Bằng |
7 | Đà Nẵng | Quảng Nam + Đà Nẵng | Đà Nẵng |
8 | Đắk Lắk | Đăk Lăk + Phú Yên | Đắk Lắk |
9 | Điện Biên | Điện Biên | Điện Biên |
10 | Đồng Nai | Đồng Nai + Bình Phước | Đồng Nai |
11 | Đồng Tháp | Tiền Giang + Đồng Tháp | Tiền Giang |
12 | Gia Lai | Gia Lai + Bình Định | Bình Định |
13 | TP Hà Nội | TP Hà Nội | TP Hà Nội |
14 | Hà Tĩnh | Hà Tĩnh | Hà Tĩnh |
15 | Hải Phòng | Hải Dương + Hải Phòng | Hải Phòng |
16 | Hưng Yên | Hưng Yên + Thái Bình | Hưng Yên |
17 | Khánh Hòa | Ninh Thuận + Khánh Hòa | Khánh Hòa |
18 | Lai Châu | Lai Châu | Lai Châu |
19 | Lạng Sơn | Lạng Sơn | Lạng Sơn |
20 | Lào Cai | Lào Cai + Yên Bái | Yên Bái |
21 | Nghệ An | Nghệ An | Nghệ An |
22 | Ninh Bình | Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định | Ninh Bình |
23 | Phú Thọ | Vĩnh Phúc + Phú Thọ + Hòa Bình | Phú Thọ |
24 | Quảng Ngãi | Kon Tum + Quảng Ngãi | Quảng Ngãi |
25 | Quảng Ninh | Quảng Ninh | Quảng Ninh |
26 | Quảng Trị | Quảng Bình + Quảng Trị | Quảng Bình |
27 | Sơn La | Sơn La | Sơn La |
28 | Tây Ninh | Tây Ninh + Long An | Long An |
29 | Thái Nguyên | Bắc Kạn + Thái Nguyên | Thái Nguyên |
30 | Thanh Hóa | Thanh Hóa | Thanh Hóa |
31 | TP Huế | TP Huế | TP Huế |
32 | TP.HCM | Bà Rịa - Vũng Tàu + Bình Dương + TP.HCM | TP.HCM |
33 | Tuyên Quang | Tuyên Quang + Hà Giang | Tuyên Quang |
34 | Vĩnh Long | Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh | Vĩnh Long |

Danh sách các tỉnh thành và trung tâm chính trị - hành chính mới. Ảnh: Khánh Hoàng - Vũ Tuân | VNExpress

Số tỉnh thành sẽ giảm từ 63 xuống 34 sau khi sáp nhập. Ảnh: VNExpress
2 Sự thay đổi của các cấp bộ hành chính
Theo định hướng mới đã được Trung ương thống nhất, hệ thống chính quyền địa phương sẽ rút gọn còn hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Những hình thức như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, huyện và thị trấn... sẽ không còn tồn tại trong cơ cấu hành chính tương lai.
Cùng với đó, các tổ chức đảng ở cấp huyện sẽ giải thể. Hệ thống tổ chức đảng sẽ được tái cấu trúc để tương thích với mô hình hành chính hai cấp.
Ở mô hình mới, cấp tỉnh đóng vai trò trung gian: vừa tiếp nhận chỉ đạo từ Trung ương, vừa ban hành chính sách phù hợp với thực tiễn địa phương, và quản lý trực tiếp các hoạt động cấp xã.
Trong khi đó, cấp xã sẽ là nơi trực tiếp thi hành chính sách từ trên xuống, đồng thời được tăng cường quyền hạn nhằm chủ động xử lý các vấn đề trong phạm vi quản lý.
3 Huyện đảo và thành phố đảo chuyển thành đặc khu hành chính cấp xã
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, sau sáp nhập, cấp xã phải đảm bảo gần dân, thuận tiện quản lý và phục vụ tốt nhất cho người dân. Các xã, thị trấn sau khi hợp nhất sẽ được quy về một đơn vị chung là xã; còn các phường sau sáp nhập vẫn giữ tên là phường.
Riêng các huyện đảo và thành phố đảo sẽ được chuyển đổi thành cấp xã với tên gọi mới là "đặc khu". Danh sách 11 đặc khu cấp xã gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn và Côn Đảo. Phú Quốc hiện là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang, chia thành hai đặc khu riêng biệt: Phú Quốc và Thổ Châu, vì cấp thẩm quyền đã chấp thuận tách xã Thổ Châu ra thành một đơn vị hành chính riêng.
Việc sáp nhập các xã, dù có thay đổi ranh giới huyện, sẽ không cần đáp ứng các tiêu chuẩn cũ. Những xã có vị trí biệt lập, hạ tầng giao thông yếu hoặc mang tính chất đặc biệt về an ninh, quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ sẽ được giữ nguyên. Sau đợt sắp xếp, số xã trên toàn quốc dự kiến giảm 60-70%, nhưng vẫn bảo đảm hài hòa về quy mô dân cư và diện tích.

Thành phố Phú Quốc chia thành hai đặc khu riêng biệt: Phú Quốc và Thổ Châu. Ảnh: Sun World
Trên đây là những thông tin về đợt sáp nhập tỉnh thành mới nhất mà MIA.vn đã tổng hợp, đồng thời sẽ cập nhật thêm nếu có bất kỳ thông tin mới. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu chiếc vali cho chuyến du lịch sắp tới, đừng quên ghé MIA nhé!