Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây Hà Giang, với địa hình chủ yếu là đồi núi trên thượng nguồn sông Chảy. Phần lớn người dân địa phương tại đây đều là người dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất có lẽ chính là người La Chí. Mọi người sống chan hòa, cần mẫn và dung dị. Mỗi ngày họ sẽ lo lắng cấy cày, rồi cuối tuần sẽ đến chợ phiên buôn bán trao đổi những món đồ nhà sản xuất được. 

Bản Phùng – Hoàng Su Phì nên thơ mùa lúa chín 2

Hoàng Su Phì là một vùng đất với những thửa ruộng bậc thang chạy dài ngút ngàn, đan xen màu vàng, xanh nên thơ, lãng mạn

Du lịch đến Hoàng Su Phì, du khách sẽ có thể rảo bước trên những con đường đất, lắng nghe tiếng gió lao xao bên cành lá, thỏa mãn ánh nhìn của mình bằng những thửa ruộng bậc thang xanh ngát, bạt ngàn trải dài khắp các sườn núi. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy sẽ giúp ta an yên trong lòng, hòa mình vào vào vòng tay của mẹ thiên nhiên. Hoàng Su Phì là một vùng đất của những mảnh ruộng bậc thang kéo dài đến tận chân trời, bao gồm 23 xã. Trong đó, Bản Phùng chắc chắn là một trong những xã có vẻ đẹp nên thơ và lôi cuốn nhất mà du khách nên ghé thăm. 


Bên cạnh những cái tên cũng không kém phần nổi bật khác tại Hoàng Su Phì như Bản Luốc, Nậm Tay hay Thông Nguyên thì nhắc đến Hoàng Su Phì, chắc chắn chẳng ai lại bỏ lỡ Bản Phùng. Cái tên Bản Phùng thật ra cũng chẳng tự nhiên mà có. Phùng trong “tương phùng” có nghĩa là gặp gỡ. Chính vì thế, bản Phùng chính là nơi mà đất trời gặp gỡ, và du khách cũng có thể gặp gỡ với thiên nhiên hùng tráng, với những người dân sống tại địa phương này. Đây cũng có thể là nơi bắt đầu cho những mối lương duyên cho người dân địa phương. Chính vì vậy, vùng đất đẹp đẽ này đã có tên là Bản Phùng.

Nơi đây có diện tích khoảng 17,04 km2 phần lớn sẽ là những thửa ruộng bậc thang được canh tác và sắp xếp chẳng có trật tự gì. Ấy vậy mà khi chúng hòa vào với nhau, lại tạo ra những sự kết hợp đẹp tuyệt diệu đặc biệt là vào mùa lúa chín.  

Bản Phùng – Hoàng Su Phì nên thơ mùa lúa chín 3

Cả bản làng lại ngập tràn trong sắc vàng, lại càng thêm sặc sỡ dưới ánh nắng mặt trời vùng cao mùa lúa chín tại Hoàng Su Phì

Thời điểm Bản Phùng nên thơ cũng như rạng rỡ nhất có lẽ chính là khi vào mùa lúa chín. Lúc này, cả bản làng lại ngập tràn trong sắc vàng, lại càng thêm sặc sỡ dưới ánh nắng mặt trời vùng cao. Cả thung lũng trở nên lấp lánh màu của sự no ấm, màu của mùa gặt của người dân địa phương. Tuy nhiên, bạn cũng đừng xem mùa lúa chín ở Hà Giang cũng là mùa lúa ở Bản Phùng nhé! Bởi vì lúa ở Bản Phùng mọi năm sẽ đều chín sớm hơn những nơi khác.

Bạn nên đến đây vào khoảng đầu đến giữa tháng Chín để có thể thấy được cả đồng lúa chín vàng ươm chưa được thu hoạch. Còn nếu đến quá muộn thì người dân đã thu hoạch xong hết lúa, cả cánh đồng sẽ chỉ có mỗi màu xám đen của bùn đất. Chẳng mấy lãng mạn hay mộng mơ đâu. Ngoài ra, bạn cũng tránh đi vào những tháng mùa mưa. Lúc này không những đường trơn trượt, khó đi mà nguy cơ đá lở cũng rất lớn, cực kỳ nguy hiểm để đi phượt đường đèo. 

Bản Phùng – Hoàng Su Phì nên thơ mùa lúa chín 4

Còn đâu những cánh đồng lúa thơ mộng xanh mướt chạy dài. Vì thế, bạn cần lựa chọn thời gian đến đây thật thích hợp nhé

Ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1993. Tuy nhiên, vì còn khá nhiều khó khăn trong đường xá cũng như xa xôi nên du lịch nơi đây không quá phát triển rầm rộ như những khu vực khác. Du khách phải đi qua nhiều con dốc ngoằn ngoèo, những khúc cua hiểm trở mới có thể đến được đây. Chính vì thế, mọi người thường hay kháo nhau rằng: “Nhất Su Phì, nhì Bắc Mê”. 

Bản Phùng – Hoàng Su Phì nên thơ mùa lúa chín 5

Du khách phải đi qua nhiều con dốc ngoằn ngoèo, những khúc cua hiểm trở mới có thể đến được Bản Phùng Hoàng Su Phì

Nếu đi từ hướng Tuyên Quang đi lên thì đến quốc lộ 2 thuộc địa phận Hà Giang được khoảng 50km, bạn sẽ thấy ngã 3 Tân Quang thuộc huyện Bắc Quang. Lúc này nếu rẽ trái thì bạn sẽ đi Hoàng Su Phì, còn chạy thẳng các bạn sẽ tới thành phố Hà Giang. Sau khi đã rẽ trái thì lúc này bạn chỉ cần chạy thẳng mãi là sẽ bắt đầu thấy những thửa ruộng bậc thang hiện ra dưới làn sương mờ ảo vào buổi sáng sớm. Đây chính là báo hiệu bạn đã đi đến được khu vực Nậm Ty, Thông Nguyên rồi đấy! Tiếp tục chạy, bạn sẽ đến vực bản Péo với những tấm biển cắm đánh dấu vị trí di tích lịch sử quốc gia, có đánh số hiệu khác nhau. Đoạn đường dù có khá xa nhưng đảm bảo cảnh vật xung quanh sẽ làm cho bạn quên đi cái khó khăn, cực nhọc của chuyến đi luôn đấy! 

Đặc sắc nhất tại Bản Phùng Hà Giang chắc chắn là những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín. Lúc này cả một vùng trời thung lũng đều nhuộm một màu vàng ươm của lúa chín rũ. Nếu may mắn hoặc có tính toán từ trước thì bạn sẽ đến được tay vào lúc lúa chín đẹp nhất về người dân vẫn chưa thu hoạch. Đứng từ trên cao bạn sẽ thấy một bức tranh thiên nhiên sinh động với những thửa ruộng bậc thang lắp ló sau màn mây nhàn nhạt, thấp thoáng là những mái nhà gỗ. Quả không hổ danh là một trong những Di sản quốc gia về ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì. Tất cả đều do một tay người dân La Chí ở đây tạo nên đó nha. Đặc biệt hơn, trên những đoạn đường có tầm nhìn ra ruộng bậc thang đẹp như Bản Péo, bản Luốc, Tả Sử Choong, bản Nhùng, người dân sẽ dựng một chiếc chòi nhỏ để bạn có thể ra đó ngắm cảnh và hoàn toàn miễn phí. Cực kỳ đáng yêu phải không nào? 

Bản Phùng – Hoàng Su Phì nên thơ mùa lúa chín 6

Đi men theo con đường mòn của những người dân để được dẫn ra cánh đồng lúa bát ngát

Khác với nét mềm mại, lãng mạn như ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, Y Tý… thì ở Bản Phùng lại xưa cũ, và hùng vĩ hơn nhờ nằm trên ngọn núi cao, điểm chấm xung quanh là những ngôi nhà sàn độc đáo của người dân.

Nếu đến Bản Phùng để săn mây thì không phải là một sự lựa chọn lý tưởng bởi vì mây ở đây không dày như ở Tà Xùa hay Y Tý mà chỉ mỏng như tấm khăn voan huyền ảo. Ấy vậy mà khi chúng bao phủ trùm lên những ngọn núi lại làm cho bản Phùng trở nên có nét đẹp huyền bí, đặc biệt là vào sáng sớm tinh mơ, những tia nắng vẫn chưa chiếu rọi gay gắt. 

Bản Phùng – Hoàng Su Phì nên thơ mùa lúa chín 7

Bản Phùng khi nhìn từ trên cao đẹp như một bức tranh họa tiên cảnh

Đến với Bản Phùng thì bạn cũng đừng mải chơi hay ngắm cảnh mà quên cả ăn uống nhé. Vì nơi đây cũng có những món ngon tuyệt vời cho bạn thưởng thức và nhớ nhung đó. Trong đó, có thể kể đến như cơm lam muối vừng, cá chép ruộng, cốm nếp Hoàng Su Phì hay thịt chuột. Một số món nghe có thể hơi đáng sợ một chút tuy nhiên với kỹ thuật chế biến món ăn của người dân Đông Bắc thì bạn cũng không cần quá lo lắng đâu nhé! Ngoài ra, đến đây cũng đừng quên thưởng thức cả trà Shan Tuyết – Vốn đặc biệt nổi tiếng tại vùng đất Hoàng Su Phì. 

Thế là MIA.vn đã giới thiệu đến bạn chi tiết nhất về Bản Phùng Hoàng Su Phì – Một điểm đến đặc biệt chất lượng mà bạn nên đến cùng với chuyến tham quan Hà Giang. Chắc chắn nét yên bình lại nên thơ của những thửa ruộng bậc thang sẽ chẳng làm bạn thất vọng đâu.