Nhắc đến món Bún tôm Bình Dương thì chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ Bình Dương chính là "cái nôi" của món ăn này. Tuy nhiên trên thực tế, người Châu Trúc, Phù Mỹ, Bình Định mới là những người khai sinh ra món bún tôm và mang đến nhiều địa phương khác. Ban đầu, món bún tôm chỉ ở những xã thuộc cánh bắc của huyện Phù Mỹ như xã Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Đức v.v. Về sau, món ăn này đã được truyền bá đến các địa phương lân cận.

Bún tôm Bình Dương và hương vị đậm đà khó quên 2

Món Bún tôm Bình Dương có nguồn gốc từ Châu Trúc, Bình Định

Cho đến khi người Châu Trúc mang món bún tôm đến thị trấn Bình Dương thì mới là lúc món ăn này trở nên phát triển nhất. Dần dà những quán bún tôm liêu xiêu, với một hai bộ bàn ghế đơn sơ, đã trở thành hình ảnh quen thuộc gắn liền với địa phương này. Sau đó, cùng với sự phát triển kinh tế và du lịch, Bún tôm Bình Dương đã ngày càng trở thành một món ăn quen thuộc, được nhiều người yêu thích hơn.

Xem thêm: Bò nướng ngói Bình Dương thơm ngon hấp dẫn

Bún tôm Bình Dương được làm ra từ loại gạo ngon, kết hợp với những con tôm đất đánh từ dưới đầm lên, đơn giản, mộc mạc mà hương vị thì cứ da diết mãi. 

Đầu tiên, để có một món Bún tôm Bình Dương thơm ngon, trước hết phải có những sợi bún gạo hấp dẫn. Gạo sẽ được ngâm vào nước một đêm cho mềm rồi mang đi xay nhuyễn. Nước bột gạo được lọc bằng túi vải cho ráo nước, sau đó dùng cối để giã nhuyễn. Sau khi giã xong sẽ dùng cái dặn (cái khuôn) để ép bún. Cái dặn này là một cái ống nhôm, một đầu trống, đầu còn lại hàn kín, phần đáy xăm thành nhiều lỗ li ti để bột chảy ra từ đó, thành từng cọng bún. 

Bún tôm Bình Dương và hương vị đậm đà khó quên 3

Hiện nay, sợi bún chủ yếu được làm bằng máy móc công nghiệp, tuy nhanh hơn nhưng cũng ít nhiều làm giảm đi hương vị nguyên bản của món bún tôm

Bước dùng dặn ép thành cọng bún là bước rất tốn sức, đòi hỏi chủ quán phải khéo léo để cho ra những cọng bún đều nhau, đẹp mắt. Bún từ dặn sẽ chạy thẳng vào nồi nước sôi, đến khi bún chuyển thành màu trắng đục là đã chín. Bún được vớt ra, trụng vào nước nguội để giữ độ dai, như vậy là hoàn thành phần làm bún.

Linh hồn của món Bún tôm Bình Dương chính là những con tôm đất được bắt từ dưới đầm. Để bún ngon thì phải dùng tôm thật tươi, còn nhảy tanh tách trong giỏ. Sau đó, người ta mang tôm đi rửa sạch, bóc vỏ, cho vào cối giã nhuyễn với một vài củ hành tươi, để ở đó sẵn sàng phục vụ thực khách. Ngoài ra, nhờ vị ngọt tự nhiên mà tôm đất cũng là nguyên liệu làm nên món gỏi gà măng cụt rất nổi tiếng tại Bình Dương.

Bún tôm Bình Dương và hương vị đậm đà khó quên 4

Nồi nước dùng trụng tôm trụng bún

Khi có khách ăn bún, chủ quá sẽ dùng đũa để gẩy một ít thịt tôm giã nhuyễn vào tô, nêm nếm thêm bột ngọt, bột nêm, nước mắm, rồi múc nước luộc bún sôi sùng sục vào tô, quậy đều. Chính vì bước quậy này mà nhiều người còn gọi đây là món bún quậy. Sau khi quậy đều thịt tôm thì cho bún vào, rắc thêm mấy cọng hành ngò cắt nhỏ, vẩy chút tiêu nữa là hoàn thành. 

Bún tôm Bình Dương và hương vị đậm đà khó quên 5

Bún tôm Bình Dương ăn kèm với bánh tráng, rau sống

Tô Bún tôm Bình Dương bốc khói nghi ngút được mang lên phục vụ thực khách, tùy theo khẩu vị của bạn mà nêm nếm thêm chút nước mắm, tương ớt hoặc tương đen. Cái hương vị ngọt lành, thanh mát của tôm đầm, thêm mùi thơm dân dã của bún gạo hòa quyện vào nhau khiến bạn ăn một lần nhớ mãi. Vì vậy, bún tôm và Bánh bèo bì chính là một trong hai món ăn sáng được yêu thích nhất tại Bình Dương.

Vì thế nếu có dịp du lịch miền Nam, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món Bún tôm Bình Dương thơm ngon này nhé. Cẩm nang du lịch MIA.vn chúc bạn có một chuyến đi thật nhiều niềm vui và thưởng thức hết tất cả tinh hoa ẩm thực của mảnh đất Bình Dương.