1Văn hóa Nhật Bản và những giá trị tồn tại qua ngàn năm
Văn hóa Nhật Bản đã đi qua hành trình lịch sử phong phú, đa dạng để trở thành di sản độc đáo như ngày nay.
Thời kỳ đầu, Nhật là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc với những nét tương đồng trong văn hóa. Tuy nhiên, dưới thời Edo, khi thực hiện chính sách “đóng cửa”, văn hóa của người Nhật chủ yếu phát triển dựa trên những di sản bản địa.
Vào năm 1868, khi Nhật Bản tiến hành cách mạng văn hóa, họ đã dần tiếp nhận và tiếp thu những yếu tố văn hóa từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt về phương Tây trên tất cả lĩnh vực: nghệ thuật, lối sống và ẩm thực. Sự giao thoa giữa các yếu tố truyền thống và tân tiến đã tạo nên nền văn hóa Nhật Bản đa dạng, đặc sắc như ngày nay.
2Văn hóa Nhật Bản thể hiện qua những yếu tố nào?
Phật giáo và Thần đạo là hai trong những tôn giáo lớn nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết người Nhật tự xem mình là người vô thần hoặc không thuộc bất kỳ tôn giáo nào cụ thể. Thế nhưng, một điều thú vị rằng mặc dù họ không có niềm tin vào tôn giáo, nhưng vẫn sẽ tham gia các sự kiện, nghi lễ truyền thống.
Trong văn hóa của người Nhật, tôn giáo là một phần của di sản truyền thống. Cũng như việc tham gia các hoạt động là cách họ duy trì, tôn vinh các giá trị văn hóa quan trọng. Điều này phản ánh sự đa dạng, linh hoạt trong quan niệm tôn giáo của người Nhật.
Phật giáo và Thần đạo là hai trong những tôn giáo lớn nhất tại Nhật Bản
Trong văn hóa truyền thống Nhật Bản, Tết là ngày lễ quan trọng nhất. Bên cạnh đó, quốc gia này còn tổ chức các lễ hội theo bốn mùa để tôn vinh các vị thần đất, biển, gọi là Matsuri.
Trong khi đó, Tết là dịp quan trọng để mọi người quây quần để chào đón năm mới, đến thăm chùa, đền cầu may cũng như dọn dẹp nhà cửa, bắt đầu một khởi đầu mới.
Các lễ hội truyền thống được tổ chức trong suốt mùa xuân, hè với mỗi thành phố, khu vực đều tổ chức riêng biệt. Trong những ngày nay, mọi người sẽ mặc trang phục truyền thống, cùng nhau ăn uống và tham gia các trò chơi dân gian.
Trong văn hóa truyền thống Nhật Bản, Tết là ngày lễ quan trọng nhất
Trong văn hóa của người Nhật, gia đình được gọi là “Kazoku”, bao gồm cha mẹ và con cái. Tuy nhiên về sau, hình thức này đã bị mai một ít nhiều.
Người trẻ Nhật Bản chọn cuộc sống độc lập, tách khỏi cha mẹ, đặc biệt là đối với những người có công việc riêng.
Mô hình gia đình ba thế hệ, trong đó ba, mẹ và con cái sống chung, vẫn còn tồn tại và được một số gia đình duy trì. Tuy nhiên, nó không còn là hình thức phổ biến như trước đây. Sự thay đổi này phản ánh xu hướng hiện đại hóa và sự đa dạng hóa trong cách thức tổ chức gia đình ở Nhật Bản.
Trong văn hóa của người Nhật, gia đình được gọi là “Kazoku”, bao gồm cha mẹ và con cái.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đóng vai trò quan trọng, gắn liền với nhịp sống thường ngày của người dân địa phương. Các món ăn ở đây là sự kết hợp hài hòa giữa tinh tế, tỉ mỉ cũng như đa dạng trong cách chế biến và trình bày món ăn, bao gồm:
Sushi: Sushi được làm từ cơm trắng trộn giấm gạo, kết hợp cùng các loại hải sản tươi sống (cá, tôm, hàu) hoặc thức ăn chín (trứng rán, lươn nướng), ăn cùng rong biển và bày trí bắt mắt
Sashimi: Khác với Sushi, Sashimi là các món ăn sống, bao gồm hải sản tươi ngon, chấm cùng nước tương và wasabi để tăng thêm hương vị
Tempura: Đây là các món chiên giòn, chủ yếu là hải sản, rau củ hoặc thịt tươi. Bột chiên giòn, kết hợp cùng nguyên liệu tươi ngon lại càng hấp dẫn
Mì Udon, Soba: Đây là hai loại mì phổ biến nhất tại Nhật Bản. Udon được làm từ bột mì, ăn cùng nước dùng dashi, thịt, rau và tempura. Sợi mì Soba được làm từ bột mì trộn bột gạo lứt, có thể ăn nóng hoặc lạnh
Nướng Yakitori: Các xiên thịt nướng trên than hồng, ăn cùng sốt tương đặc biệt là món ăn bạn dễ dàng tìm thấy trong các quán bar hoặc quầy hàng di động (yatai) tại Nhật Bản
Nabe: Đây là món lẩu được nấu trong nồi gang với nước dùng dashi, thịt, hải sản, các loại rau củ và đậu phụ, chấm cùng nước tương và các loại sốt
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đóng vai trò quan trọng, gắn liền với nhịp sống thường ngày của người dân địa phương
3Những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản
Văn hóa trà đạo là di sản đặc biệt của xứ sở Phù Tang. Không chỉ tập trung chuẩn bị và thưởng thức trà, đây là hành động gắn liền với trải nghiệm tâm linh và thẩm mỹ.
Từ việc chọn trà, chuẩn bị và trình bày chén trà, cách cầm chén và uống trà, mọi chi tiết đều được quan tâm tỉ mỉ và tinh tế. Nghệ thuật này đòi hỏi sự tập trung và nhạy bén để tạo ra một không gian yên bình và thanh tịnh, nơi mà ta có thể thả hồn vào thiên nhiên và cảm nhận sự tinh túy của từng giọt trà.
Văn hóa trà đạo là di sản đặc biệt của xứ sở Phù Tang
Từ "kimono" trong tiếng Nhật có nghĩa đơn giản là "đồ để mặc", nhưng ý nghĩa của nó đối với con người Nhật lại mang tính đặc biệt - nó là biểu tượng của bộ quốc phục truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm và vẫn được giữ gìn.
Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng trong các dịp đặc biệt như lễ tết, các buổi tiệc hoặc lễ hội. Phụ nữ thường mặc kimono với các màu sắc và hoa văn tươi sáng, trong khi nam giới thường mặc kimono không có hoa văn và có màu sắc tối hơn.
Kimono không chỉ là một trang phục, mà nó còn mang trong mình sự tôn trọng và sự gắn kết với truyền thống và văn hóa Nhật Bản. Được làm thủ công tỉ mỉ và sử dụng những chất liệu cao cấp, kimono thể hiện sự tôn trọng đối với công việc và sự cống hiến của người thợ may. Nó cũng thể hiện sự tự hào và lòng biết ơn về quá khứ và di sản văn hóa của đất nước.
Kimono không chỉ là một trang phục, mà nó còn mang trong mình sự tôn trọng và sự gắn kết với truyền thống và văn hóa Nhật Bản
Sake là loại rượu truyền thống của Nhật Bản và nó có mặt trong hầu hết các dịp tiệc tùng và lễ hội tại đất nước này. Sake cũng được bày bán rộng rãi ở khắp mọi nơi tại Nhật Bản.
Trong văn hóa Nhật Bản, việc uống sake không chỉ là việc thưởng thức một loại đồ uống, mà còn là một trải nghiệm đậm chất truyền thống và tình cảm.
Sake không chỉ có mặt trong các nhà hàng và quán bar, mà còn được bày bán trong các cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc tại Nhật Bản. Bất kể bạn ở đâu, bạn đều có thể tìm thấy sake và khám phá hương vị độc đáo của nó, đồng thời trải nghiệm một phần trong văn hóa uống rượu của người Nhật.
Sake là loại rượu truyền thống của Nhật Bản và nó có mặt trong hầu hết các dịp tiệc tùng và lễ hội tại đất nước này
Với người Nhật, võ sĩ Samurai đại diện cho tinh thần dũng mãnh, không nao núng trước khó khăn. Đây là kim chỉ nam quan trọng, đồng thời là giá trị truyền thống và khắc sâu trong văn hóa Nhật Bản. Người dân đã truyền đạt tinh thần này cho trẻ em từ nhỏ với các hoạt động được tổ chức nhằm nuôi dưỡng lòng can đảm, kiên nhẫn và ý chí quyết tâm.
Với người Nhật, võ sĩ Samurai đại diện cho tinh thần dũng mãnh, không nao núng trước khó khăn
Những bộ truyện tranh Manga gắn liền với bao thế người dân bản địa. Manga rất đa dạng, lại sở hữu cốt truyện độc đáo, ngụ ý giáo dục về văn hóa, tinh thần của quốc gia này.
Trong khi đó, Anime là một biến thể của Manga, bao gồm nhiều tập và có nhiều tình tiết khác nhau dựa trên chính tác giả.
Những bộ truyện tranh Manga gắn liền với bao thế người dân bản địa
Nhắc đến văn hóa Nhật Bản, sẽ không thể không nhắc đến những đấu sĩ Sumo với thân hình cao to, vạm vỡ. Các buổi vật Sumo được xem là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản, đồng thời là cách cầu mùa vụ bội thu của người dân địa phương trong thế kỷ 8.
Các buổi vật Sumo được xem là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản, đồng thời là cách cầu mùa vụ bội thu của người dân địa phương
Xuất hiện lần đầu tại Nhật Bản vào thế kỷ 17. Geisha thời điểm ấy vốn là nam giới hóa trang, tuy nhiên sau này có cả phái nữ tham dự. Những nàng Geisha sẽ tái hiện văn hóa bản địa thông qua các buổi biểu diễn cuốn hút.
Những nàng Geisha sẽ tái hiện văn hóa bản địa thông qua các buổi biểu diễn cuốn hút
Văn hóa Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, vẽ nên bức tranh đa sắc màu, biến quốc gia này trở thành điểm dừng chân lý tưởng trong mắt bao người. Nếu có cơ hội vi vu Nhật Bản, bạn đừng quên chia sẻ cùng MIA.vn những trải nghiệm văn hóa thú vị nhé!