Địa chỉ: Ngã ba sông Đạm Thủy và Cơ Long, Đài Bắc, Đài Loan

Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, từ 06:30 đến 21:00

Giá vé vào cổng: hoàn toàn miễn phí

Chùa Bảo An, hay Dalongdong Baoan, là ngôi chùa theo trường phái tôn giáo dân gian tại Đài Bắc. Đây là công trình có niên đại lâu đời tại vùng đất này, với tuổi đời ngót nghét trăm năm tuổi, khởi công xây dựng từ những năm 1700.

Trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, ngày nay, chùa Bảo An là công trình tôn giáo có kiến trúc đặc sắc và phức tạp bậc nhất Đài Loan. Đây là điểm tựa tâm linh của bao thế hệ người dân Đài Bắc, đồng thời là tọa độ du lịch tín ngưỡng thu hút đông đảo người ghé đến hằng năm.

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 2

Chùa Bảo An, hay Dalongdong Baoan, là ngôi chùa theo trường phái tôn giáo dân gian tại Đài Bắc

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 3

Trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, ngày nay, chùa Bảo An là công trình tôn giáo có kiến trúc đặc sắc và phức tạp bậc nhất Đài Loan

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 4

Đây là ngôi chúa giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Đài Loan.

Chùa Bảo An xây dựng vào năm 1742, khi những người nhập cư đầu tiên đặt chân đến Đài Loan. Ban đầu, nơi đây có quy mô tương đối khiêm tốn, chỉ là một đền nhỏ thờ Hoàng đế Bao - Sheng (Baosheng Dadi). Khi càng ngày lượng người dân đến đây càng đông, quy mô đền không còn đủ đáp ứng, mọi người đã lên kế hoạch và gây quỹ để xây một ngôi chùa mới.

Đến năm 1804, công trình xây dựng ngôi chùa bằng gỗ trên nền đất cũ chính thức khởi công. Toàn bộ chi phí xây chùa do nhóm người dân Tong An gần Hạ Môn, Phúc Kiến gom góp lại.

Đây là nơi được xây dựng nhằm ‘bảo vệ những người dân Tong An’ trong giai đoạn đầu đến Đài Loan lập nghiệp. Điều này cũng thể hiện sự khéo léo trong việc chơi chữ của người dân xưa, khi Bảo An có nghĩa là kính trọng Baosheng, và cũng có nghĩa là bảo vệ người dân địa phương.

Đến năm 1830, chùa trải qua thêm ột lần trùng tu để mở rộng khuôn viên. Tuy nhiên, trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng, ngôi chùa đã bị trưng dụng làm văn phòng và trường học. Khi tình hình chính trị tại Đai Bắc dần yên ổn, người dân địa phương đã quyên góp để sữa chữa trùng tu ngôi chùa, mở rộng thêm khu vực điện thờ ở hai phía đông, tây.

Tuy nhiên, lúc này, chùa Bảo An lại bị hư hoại nặng nề do những đợt ném bom trong Thế chiến Hai. Đến năm 1966, chùa đã trải qua một lần tôn tạo và đại trùng tu, kéo dài đến năm 1974 bắt buộc tạm dựng do thiếu chi phí.

Tiếp đó, đến năm 1988, quá trình tôn tạo chùa Bảo An lại khởi công, kéo dài đến năm 1991 thì hoàn thành. Trong lần trùng tu và tôn tạo này, chùa được cơi nới thêm không gian, xây thêm các điện thờ, đền chỉnh, các sảnh, văn phòng và thư viện. Năm 2003, chùa Bảo An được UNESCO công nhận là Di sản Châu Á - Thái Bình Dương về Bảo tồn Di sản văn hóa.

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 5

Chùa Bảo An xây dựng vào năm 1742, khi những người nhập cư đầu tiên đặt chân đến Đài Loan

Trái ngược với những ngôi chùa khác tại Đài Loan, chùa Bảo An là nơi thờ Baosheng Dadi, vị thần giữ vai trò quan trọng trong Đạo giáo, đồng thời là một anh hùng của cộng đồng người Phúc Kiến. Theo Đạo giáo, mỗi vị thần có một vai trò và nhiệm vụ, ban phước lành riêng. Trong khi đó, Baosheng là vị thần của sức khỏe, người dóng vai trò quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng Đạo giáo, cùng hơn ba trăm ngôi chùa, đền thờ cúng ông tại Đài Loan.

Baosheng là người có kiến thức y học cổ truyền uyên thâm và có thể thực hiện các phép lạ y học. Người dân thời bấy giờ tin rằng, ông chính là Wu Tao, người đã ở lại trần gian giúp đỡ mọi người vượt qua bệnh tật thay vị nhập niết bàn sau khi giác ngộ. Trong Đạo giáo, ông là một vị thần với vai trò bảo vệ sử sống.

Để tưởng nhớ công lao của ông, người dân Phúc Kiến đã xây dựng những ngôi chùa, đền thờ ông tại những nơi mà họ cư trú. Hằng năm, vào ngày sinh của ông, họ sẽ cùng nhau tổ chức lễ hội, diễu hành cùng nhiều nghi thức tôn giáo quan trọng.

Nếu muốn hòa cùng bầu không khí lễ hội, bạn có thể đến chùa Bảo An vào ngày 15 tháng 3 Âm lịch, thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 6 hằng năm. Đây là dịp Lễ hội văn hóa Baosheng và kéo dài cả tháng.

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 6

Chùa Bảo An là nơi thờ Baosheng Dadi, vị thần giữ vai trò quan trọng trong Đạo giáo, đồng thời là một anh hùng của cộng đồng người Phúc Kiến

Từ tháng 2 đến tháng 4, và từ tháng 10 đến tháng 12 là thời điểm lý tưởng trong năm để bạn lên kế hoạch du lịch Đài Loan và đến chùa Bảo An. Đây là thời điểm Đài Bắc sở hữu khí hậu mát mẻ, trời trong, nắng ráo và không mưa, phù hợp cho những hoạt động vui chơi, tham quan, khám phá.

Lưu ý rằng chùa Bảo An thường đông người cúng bái vào những dịp cuối tuần. Nếu muốn hiểu hơn về văn hóa, đời sống tâm linh của người dân địa phương, bạn có thể đến vào những ngày này. Còn nếu muốn có được sự riêng tư, yên tĩnh trong khi vãn cảnh chùa, bạn có thể thu xếp đến đây vào những ngày trong tuần nhé.

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 7

Chùa Bảo An thường đông người cúng bái vào những dịp cuối tuần

Bạn có thể đón MRT đến ga Yuanshan. Từ ga, bạn đón xe bus tuyến 33 màu đỏ đến trạm Dalongdong Baoan là sẽ đến chùa.

Hoặc không, bạn có thể đi MRT đến ga Daqiaotou. Từ đây, bạn đón xe bus thành phố tuyến số 2, 9, 41, 215, 288, sau đó xuống tại trạm Dalongdong Baoan.

    • Ăn mặc lịch sự, kín đáo, phù hợp với chốn thờ tự

    • Không đùa giỡn, lớn tiếng, nói tục

    • Không rờ, chạm tay vào hiện vật hoặc làm hư hoại

    • Không hái hoa, bẻ cành

    • Không xả rác bừa bãi ở nơi công cộng

Chùa Bảo An được xây dựng theo kiến trrúc truyền thống Đài Loan với địa thế tọa lạc ở hướng Bắc, mặt hướng về phương Nam. Điểm nhấn chính là thiết kế hoành tráng, phù điêu, hoa văn chạm khắc đá tinh xảo trên toàn bộ hệ thống cột trụ.

Các hoa văn chủ yếu tại chùa là hình sư tử, rông, hoa và chim. Đây là chi tiết thường xuất hiện ở các ngôi chùa Đài Loan. Các cây cột có hình chim, hoa lá đã tạo nên điểm nhấn cho tổng thể không gian ngôi chùa, biến nơi đây trở thành một tác phẩm nghệ thuật thật sự.

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 8

Chùa Bảo An được xây dựng theo kiến trrúc truyền thống Đài Loan với địa thế tọa lạc ở hướng Bắc, mặt hướng về phương Nam

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 9

Phần mái vút cong và chạm khắc phù điêu tinh xảo

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 10

Ngay sau lưng chùa có một hồ nước tạo cảnh quan mát mẻ

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 11

Chùa sở hữu hệ thống cột trụ được làm từ gạch

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 12

Điểm nhấn chính là thiết kế hoành tráng, phù điêu, hoa văn chạm khắc đá tinh xảo trên toàn bộ hệ thống cột trụ

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 13

Bức tranh trang trí trên bờ tường chùa Bảo An

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 14

Không gian yên bình phía sau chánh điện của chùa

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 15

Chùa là nơi đông đảo người dân Đài Loan lui tới cúng bái, cầu nguyện

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 16

Không gian chùa Bảo An lung linh ánh đèn khi màn đêm buông xuống

Hệ thống gian điện thờ tại chùa Bảo An lần lượt là:

• Chính điện: thờ Hoàng đế Baosheng và ba mươi sáu vị tướng

• Sảnh đông: Là nơi thờ Matsu (Thiên Thánh Mẫu) và Thổ thần

• Sảnh tây: Nữ thần tượng trưng cho sinh sản và 12 bà mụ

• Hậu sảnh: Hoàng đế Baosheng, Hoàng đế Xiantian, Khổng Tử, Hoàng đế Thần Nông, Quan Vũ, Bài vị thần Sáng lập Kaishan

• Tầng ba phia sau: Tam thần Phật, Manjusri, Phổ Hiền, Quan Âm, Sudhanakumara, Skanda, Samgharama (Bồ Tát Jialan)

• Tả điện: Gia tộc Tinh Quân: Thánh mẫu Bắc Đẩu, Chúa tể Đông Đẩu, Chúa tể Tây Đẩu, Chúa tể Bắc Đẩu, Hoàng đế Đông Hoa

• Chánh điện: Ngọc Hoàng, Thần Mặt Trời, Hoàng đế tam quan - Đất, Trời và Nước, Chúa tể Mặt Trăng

• Hữu điện: Lu Dongbin, Quan Vũ, Táo Quân, Tây Vương Mẫu, Thiên Quân Phổ Hoa, Lôi Thần, Phong Thần, Vũ Thần, Lôi Thần

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 17

Khu vực chánh điện lộng lẫy tại chùa Bảo An

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 18

Tượng thờ 12 bà mụ theo văn hóa Đạo giáo

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 19

Chánh điện là nơi thờ Hoàng đế Baosheng cùng hệ thống các thần linh khác trong văn hóa Đạo giáo

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 20

Khu vực điện thờ được trang hoàng lộng lẫy

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 21

Những tượng thờ tại chùa Bảo An được điêu khắc tinh xảo, có hồn sống động

Chùa Bảo An, điểm tựa tâm linh của người dân Đài bắc 22

Hệ thống tượng Phật tại chùa Bảo An

Chùa Bảo An là công trình tín ngưỡng tâm linh đặc biệt tại Đài Bắc. Nếu muốn hiểu hơn về đời sống tinh thần của người dân địa phương, MIA.vn tin rằng đây là điểm tham quan dành cho bạn trong chuyến du lịch Đài Loan sắp tới.