Đến vùng đất đầy nắng và gió này, bạn muốn đến chùa Vĩnh Long nào? Chắc hẳn trong danh sách bạn vừa nghĩ đến có chùa cổ Long An ở Vĩnh Long đúng không. Nơi đây có nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá lắm đấy! Cùng theo chân MIA.vn để tìm hiểu thêm về địa điểm này nhé!
1 Sơ lược về chùa cổ Long An ở Vĩnh Long
Địa chỉ: Ấp Mỹ Trung, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long.
Chùa cổ Long An ở Vĩnh Long còn có tên gọi khác là chùa Đồng Đế. Theo người dân sống lâu năm tại đây kể lại thì cách đây hơn 200 năm địa điểm này chỉ là đồng hoang hiu quạnh, ít ai lui tới. Đến những năm 1860, vị tu sĩ từ miền Ngũ Quảng đến đây và chọn nơi này làm chốn dừng chân tu tập. Từ đó, ông khai hoang và lập ra chùa cổ Long An ở Vĩnh Long. Hiện nay, ngôi chùa này đã qua nhiều đời trụ trì và được trùng tu mỗi khi xuống cấp nên giữ được vẻ uy nghiêm, trang trọng.
Tại Vĩnh Long vẫn chưa được các hãng hàng không khai thác nên chưa có sân bay. Nên nếu bạn muốn đến nơi đây có thể chọn đi xe máy tự túc hoặc xe khách. Mỗi phương tiện di chuyển đến Vĩnh Long trên đều giúp bạn có trải nghiệm du lịch tuyệt vời nên cứ thoải mái lựa chọn nhé!
Trường hợp đi bằng xe ô tô, xe máy: Bạn di chuyển tới thị trấn Trà Ôn, đi thêm tầm 3km theo hướng Quốc lộ 54 đến con đường nhỏ. Tại vị trí này, bạn đi thêm 500m nữa sẽ đến chùa cổ Long An ở Vĩnh Long.
Trường hợp đi bằng xe khách: Bạn đặt chuyến xe đi vào thị trấn Trà Ôn. Giá xe giao động khoảng 120.000 VND / lượt.
Xem thêm: Chùa Phước Hậu Vĩnh Long nổi danh với khu vườn kinh tượng Phật bằng đá
2 Vẻ đẹp tâm linh huyền bí của chùa cổ Long An ở Vĩnh Long
Ngôi chùa cổ Long An ở Vĩnh Long sở hữu lối kiến trúc cổ kính nên mặc cho thời gian có tàn phá thì nơi đây vẫn mang vẻ đẹp tuyệt mỹ mà hiếm nơi nào có được. Khi bước vào chùa, bạn sẽ ấn tượng nét cổ kính rêu phong của nó. Thời gian cũng chính là yếu tố khiến ngôi chùa này dù đã trải qua biết bao nhiêu đời hưng thịnh rồi suy tàn vẫn mang nét đẹp khó quên.
Chùa có cấu trúc gồm: Chính điện, hậu liêu, nhà trai với diện tích trên dưới 500m2. Nền được áp gạch đại cao 0.5m. Chính điện nhìn ra Quốc lộ 54 theo hướng Đông Bắc. Khuôn viên chùa cổ Long An ở Vĩnh Long có nhiều cây cổ thụ phủ bóng xuống sân nên đảm bảo mỗi bước chân bạn đi qua đều như có ai đó che chắn. Cũng chính cây cổ thụ nơi đây đã gợi nhớ đến chốn Đức Phật ngồi dưới gốc bồ đề tu tập. Mùi nhang trầm hoà quyện với mùi cỏ lá tỏa ra khắp muôn nơi khiến cho tâm hồn bạn như được gột rửa. Bên ngoài sân chùa còn có tháp trì cốt Hòa thượng Thiện Trang, Thiện Lực,… Ngoài ra, những bờ tre, khóm trúc, vườn cây trái xung quanh chùa càng tạo nên vẻ đẹp miền sông nước Cửu Long yên bình.
Hiện ngôi chùa đã qua 4,5 đời trụ trì khác nhau nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc độc đáo thuở ban đầu. Nơi đây còn lưu giữ những di vật giá trị lịch sử như: Đại hùng bửu điện, Long An tự và các câu liễn đối, có câu với nội dung “Phật tức tâm, tâm tức Phật tế độ hữu duyên siêu vạn kiếp. Sắc thị không, không thị sắc quang minh vô lượng chiếu thập phương.” Tất cả chúng đều được ghi bằng chữ Hán. Cách khắc họa cũng vô cùng tinh tế khi vận dụng kỹ thuật móc chìm sơn son thếp vàng, quả không hổ danh là tuyệt tác cách đây khoảng 100 năm. Ở nhà Hậu Tổ còn có bệ thờ cố Hòa thượng Khánh Anh, Nhựt Liên, Thiện Hoa, Thiện Hòa…
Khi bạn đến đến thăm viếng sẽ được nghe tiếng chuông chùa cổ Long An ở Vĩnh Long âm vang, đâu đây tiếng tụng kinh của các sư. Những hình ảnh thật bình dị làm cho tâm hồn ta như lạc vào một thế giới linh thiêng của đức Phật. Chắc chắn những điều này sẽ giúp cho trải nghiệm ở Vĩnh Long của bạn thêm phần thú vị.
3 Những lưu ý khi đi chùa cổ Long An ở Vĩnh Long
Những chốn linh thiên như chùa cổ Long An ở Vĩnh Long, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chuẩn bị trước lễ vật, nhang đèn, hoa: Điều này nhằm bày tỏ lòng thành được trọn vẹn và tránh mua trước chùa để không bị nói thách.
- Cần lựa chọn trang phục phù hợp: Mặc dù bạn đang đi du lịch và sẽ chọn những bộ đồ xinh đẹp, sặc sỡ để có những bức ảnh xinh lung linh. Nhưng nếu bạn đi đến nơi linh thiêng thì cần quan tâm đến yếu tố tín ngưỡng và những người khác tại chùa.
- Giữ ý thức giữ gìn vệ sinh: Nếu bạn có ăn uống tại chùa thì hãy tìm thùng rác để vứt. Tránh để lung tung sẽ làm mất mỹ quan của chùa và tổn hại công đức của bạn.
- Chụp ảnh có chừng mực: Dẫu biết nơi đây có kiến trúc đẹp và bạn muốn lưu giữ lại nhưng hãy tôn trọng nhà chùa. Mục đích chính khi đến đây là chiêm bái, thành tâm cầu nguyện chứ không phải “sống ảo”, vì thế chỉ nên dành ít thời gian để chụp ảnh. Ngoài ra, bạn tránh chụp tượng Phật và sử dụng flash.
Chùa cổ Long An ở Vĩnh Long được xây dựng nhiều thế kỷ trước nên có ảnh hưởng sâu sắc với những người dân nơi đây nói riêng và các tín đồ đạo Phật nói chung. Hãy lưu địa điểm này vào cẩm nang du lịch để khi có dịp đến Vĩnh Long thì bạn nên ghé thăm nơi đây để cầu phước lành, hạnh phúc cho gia đình.